Những lỗi bị giữ giấy tờ xe máy

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn xử lý các lỗi liên quan đến việc tạm giữ giấy tờ xe, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định mới nhất hiện hành.

[Giấy tờ xe bao gồm: giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe; bằng [hoặc chứng chỉ] điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường]

* Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- Nếu bạn [người điều khiển xe] nói có giấy tờ nhưng không mang theo: bạn sẽ bị lập biên bản về hành vi không có giấy tờ và bị tạm giữ phương tiện. Trong thời hạn hẹn giải quyết, bạn đến và xuất trình được các giấy tờ xe và nếu người có thẩm quyền chưa ra quyết định xử phạt thì CSGT tạm giữ giấy tờ của bạn, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính [bản lưu] về thời gian xuất trình giấy tờ; báo cáo làm thủ tục trả lại xe cho bạn; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.

- Trường hợp bạn đến nộp giấy tờ xe theo thời hạn hẹn giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt thì CSGT cũng tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản VPHC [bản lưu] về thời gian xuất trình được giấy tờ; báo cáo với người có thẩm quyền để hủy quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ, trả lại xe bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ [tức là xử phạt với mức phạt tiền nhẹ hơn].

- Trường hợp hết thời hạn hẹn giải quyết mới xuất trình được giấy tờ xe thì người vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản.

* Cách xử lý: Khi bị CSGT chặn lại kiểm tra mà mình không mang theo giấy tờ thì nhớ ký biên bản vi phạm hành chính [đừng có mà bỏ đi luôn] rồi sau đó đến nơi hẹn giải quyết để nộp phạt về lỗi không mang theo giấy tờ xe. Nếu đến quá thời hạn sẽ bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe. 

Tham khảo các mức phạt tại đây: Các mức phạt về lỗi liên quan đến giấy tờ xe

Nếu bạn vi phạm lỗi nào đó mà bị CSGT tạm giữ giấy tờ xe thì bạn được tiếp tục chạy xe. Tuy nhiên, nếu trong quá trình bạn điều khiển xe mà bị CSGT tiếp tục chặn xe để kiểm tra thì căn cứ vào thời hạn hẹn giải quyết vi phạm để xác định lỗi của bạn.

- Nếu đang trong thời gian hẹn giải quyết ghi trong biên bản và đã bị tạm giữ một loại hoặc hết các giấy tờ xe, bạn chỉ bị lập biên bản về hành vi vi phạm mới [nếu có] và bị tạm giữ xe.

- Nếu quá thời hạn hẹn mà chưa đến cơ quan công an để giải quyết, bạn tiếp tục điều khiển xe sẽ bị xử phạt hành vi không có giấy tờ.

- Trường hợp tiếp tục vi phạm hành vi mới thì bị lập biên bản về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới, bị tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ xe.

3. Trường hợp bị tạm giữ xe:

Khi bạn đi trên đường bị vi phạm và bị CSGT quyết định tạm giữ xe thì sẽ theo trình tự quy định như sau:

1. CSGT thông báo cho bạn và những người có mặt tại đó biết. 

2. CSGT có trách nhiệm đưa xe của bạn về nơi tạm giữ để bảo quản hoặc bàn giao phương tiện bị tạm giữ theo quy định.

3. Nếu bạn không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành yêu cầu của CSGT về việc đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ, thì sẽ bị lập biên bản vụ việc có chữ ký xác nhận của người chứng kiến [nếu có]; CSGT sẽ sử dụng máy ảnh, camera ghi lại; trực tiếp điều khiển hoặc cẩu kéo... đưa xe của bạn về nơi tạm giữ

4. CSGT ra thông báo yêu cầu bạn đến giải quyết và bạn phải chịu mọi chi phí cho việc đưa xe của bạn về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật.

- Nếu chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, CSGT có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Nếu còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì bị tạm giữ các giấy tờ này. Trường hợp không có các giấy tờ này thì bị tạm giữ xe.

- Chủ sở hữu xe là cá nhân, tổ chức đứng tên trong giấy đăng ký xe. Nếu đã chuyển nhượng hoặc chuyển quyền thừa kế xe thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, tặng hoặc thừa kế xe sẽ là chủ xe.

- Theo quy định hiện hành đối với những trường hợp vi phạm giao thông bị CSGT phát hiện thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật [ghi lại hình ảnh và biển số đăng ký xe], chủ sở hữu xe phải hợp tác với CSGT để xác định đối tượng đã điều khiển xe vi phạm.- Khi nhận được thông báo của CSGT về việc xe có vi phạm, chủ xe phải yêu cầu người điều khiển xe đã thực hiện hành vi vi phạm đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Nếu không xác định được người điều khiển phương tiện hoặc người này không chịu đến thì chủ xe phải trực tiếp đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết.

- Chủ xe phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và chấp hành quyết định xử phạt thay cho người điều khiển xe.

Minh Hùng [Tổng hợp]

Nghị định 100 NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nhiều điểm mới, trong đó bổ sung thêm các lỗi và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Do vậy, người tham gia giao thông cần nắm vững những thay đổi và cập nhật tin tức pháp luật mới nhất để tránh bị vi phạm. 

Sau đây là các lỗi vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX theo Nghị định 100 NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Đối với xe ô tô

Cảnh sát giao thông kiểm tra GPLX người vi phạm. [Ảnh minh họa]

Những hành vi sau tài xế có thể bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng:

  • Vượt đèn đỏ, đèn vàng.

  • Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h.

  • Đi vào đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều".

  • Vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  •  Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Các hành vi sau bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng: 

  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

  • Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km. 

  • Người điều khiển phương tiện đón, trả khách trên đường cao tốc. 

Tước quyền sử dụng GPLX từ 3 - 5 tháng với hành vi sau: 

  • Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tước quyền sử dụng GPLX từ 4 - 6 tháng với các hành vi sau đây: 

  • Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma tuý của người thi hành công vụ.

  • Lùi xe, chạy ngược chiều trên cao tốc

Mức phạt nặng nhất là tước quyền sử dụng GPLX từ 22 - 24 tháng đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn. 

  • Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở ở mức cao nhất [trong đó phạt tiền từ 30-40 triệu đồng].

Có thể bạn quan tâm: 

Đối với xe gắn máy

Tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng đối với những hành vi sau: 

  • Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”.

  • Gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

  • Sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh [trừ thiết bị trợ thính].

Những trường hợp dưới đây người điều khiển phương tiện có thể bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng: 

  •  Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

  • Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

  • Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

Xem thêm: Ô tô giá rẻ năm 2020

Tước quyền sử dụng GPLX từ 10 - 12 tháng với các hành vi sau: 

  •  Vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Các trường hợp dưới đây tài xế bị áp dụng tước quyền sử dụng GPLX từ 22 - 24 tháng: 

  • Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở ở mức cao nhất.

  • Trong cơ thể người điều khiển có chất ma túy.

  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma tuý của đơn vị thi hành công vụ.

Kết luận: Các lỗi vi phạm bị tước quyền sử dụng GPLX năm 2020 là các lỗi nặng, việc tước quyền sử dụng GPLX sẽ ngăn chặn những hành vi vi phạm tiếp theo cho xã hội và đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

[Nguồn ảnh: Internet]

Video liên quan

Chủ Đề