Bài hát mà lý tự trọng hát khi lên máy chém

Nhận thấy Lý Tự Trọng  mới 10 tuổi nhưng thông minh, ham học hỏi, cho nên bà con Việt kiều ở bản Lạc Khon bàn với cha, mẹ cho anh vào lớp đào tạo cán bộ cách mạng để chuẩn bị cho lực lượng về nước hoạt động. Tại lớp học này, các đồng chí cán bộ chủ chốt Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái...  giảng  về những vấn đề chủ chốt của cách mạng. Lớp học chọn lựa những thanh, thiếu niên ưu tú đưa sang Quảng Châu, Trung Quốc học tập, rèn luyện theo chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tại đây chính Người đã trực tiếp đặt tên anh là Lý Tự Trọng, để sau này bí mật  đưa về nước. Lúc đó Lý Tự Trọng mới 15 tuổi. Ðầu năm 1929, dù chưa học xong Trường Tôn Trung Sơn do Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội gửi học, song do bọn phản động trong Quốc dân Ðảng Tưởng Giới Thạch bắt đầu trở mặt, phản bội lại tư tưởng Tôn Trung Sơn, cho nên bọn mật vụ Pháp bắt đầu lùng bắt những người yêu nước Việt Nam ở tại Quảng Châu.

Một số chiến sĩ cán bộ của Hội tạm lánh về nước, trong đó có Lý Tự Trọng. Qua quá trình học tập và sau nhiều thử thách trong công tác liên lạc bí mật và bảo vệ của tổ chức, anh được Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội cử về nước chuẩn bị cho vận động để thành lập Ðoàn Thanh niên Cộng sản yêu nước tại Sài Gòn. Ngày 9-2-1931, tại Nhà thi đấu Sài Gòn có cuộc mít-tinh kỷ niệm Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái với sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tổ chức Ðảng dự tính trước, đã cử một số cán bộ đi tuyên truyền chớp nhoáng và  là để bảo vệ an toàn cho nhân dân tại cuộc mít-tinh, diễn thuyết nói trên. Ðúng 8 giờ 15 phút,  lúc sau trận bóng đá đã tan trên sân vận động Trường Mayer [nay là Trường THPT Võ Thị Sáu], cuộc diễn thuyết chớp nhoáng của cán bộ Ðảng cử ra vừa kết thúc, thì bọn mật thám thực dân Pháp tràn tới. Tên cò Pháp Lơ Grăng nhảy vào bắt đồng chí Phan Bôi, là người tổ chức Ðảng ta cử ra vừa diễn thuyết xong. Ngay lập tức người thanh niên trẻ tuổi Lý Tự Trọng - được tổ chức ta cử làm bảo vệ cho buổi diễn thuyết - rút súng ngắn bắn gục ngay tại chỗ tên mật thám thực dân Pháp Lơ Grăng.  Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp bắt  ngay sau đó. Chúng thay nhau tra tấn, hòng tìm ra tên tuổi những người chỉ huy cuộc diễn thuyết. Song càng tra hỏi, thì anh càng im lặng, cho tới khi chúng đánh anh ngất xỉu. Chúng nhốt anh vào hầm riêng, chờ ngày xét xử và cuối cùng kết án tử hình anh. Cuối năm đó, ngày 21-11-1931 tại Khám lớn Sài Gòn, đứng trước bàn máy chém, anh vẫn bình thản, hiên ngang như đã làm xong nhiệm vụ vinh quang mà Tổ quốc giao cho mình.

Trước khi lên máy chém, mấy lần anh gọi tên: Tổ quốc Việt Nam thân yêu và hát vang bài Quốc tế ca: "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!". Lời hát ấy vang mãi nơi anh bị giam giữ. Người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng đã ra đi khi mới bước sang tuổi 17, song lý tưởng của anh còn sống mãi trong câu nói nổi tiếng trước khi bị xử tử: "Con đường của thanh niên, chỉ có thể là con đường cách mạng".

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh [Hà Nội], hiện còn lưu giữ bốn bài viết của Bác Hồ khi còn sống về anh Lý Tự Trọng, như một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa và tinh thần yêu nước, bất khuất của tuổi trẻ Việt Nam.

Lòng yêu nước của Lý Tự Trọng thời niên thiếu

Mảnh đất Hà Tĩnh là nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài, nhiều doanh nhân văn hóa, nhiều nhà cách mạng… Đây cũng chính là quê hương của người thanh niên cách mạng xuất sắc Lý Tự Trọng.

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con trai cụ Lê Khoan [tức Lê Hữu Đạt, quê ở làng Việt Xuyên, xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh]. Lý Tự Trọng được sinh và lớn lên trên đất nước Thái Lan. Cụ Khoan đã cùng một số bà con sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước vì không chịu được áp bức bóc lột, muốn tìm một con đường cách mạng để giải cứu dân tộc. 

Trong một lần đánh đồn lính Pháp tại biên giới Lào Thái Lan, cụ Khoan bị nhà cầm quyền Xiêm bắt giam. Lúc ra tù, cụ cùng một số đồng hương đến bản Mạy tỉnh Na Khon Pha Nom thuộc Đông Bắc Thái Lan sinh sống. Lý Tự Trọng được sinh ra tại đây ngày 20/10/1914 . Lớn lên, Lý Tự Trọng được gia đình cho đi học trường học do cụ Đặng Thúc Hứa - một sỹ phu yêu nước - dạy văn hoá. 

Từ nhỏ đã có tố chất thông minh, Lý Tự Trọng tiếp thu nhanh, đặc biệt là anh thuộc và say mê thơ văn yêu nước của cụ Phan Bội Châu. Sau đó, Trọng cùng một số thanh niên yêu nước khác được gia đình và bà con Việt kiều cho vào học tại Hoa Anh học hiệu của Hoa kiều mở. Đây là ngôi trường chuyên dạy tiếng Trung [Quảng Đông] và tiếng Anh. Trọng là một học sinh giỏi của trường, sử dụng rất tốt tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Thái. 

Đầu mùa hè năm 1926, thực hiện ý kiến của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Hồ Tùng Mậu, thành viên của Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên sang Thái Lan gặp cụ Đặng Thúc Hứa. Sau khi truyền đạt yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc về việc chọn một số con em trong các gia đình Việt kiều yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo lâu dài, với chủ định chuẩn bị xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam. Thầy Đặng Thúc Hứa đã chọn  người học trò của mình là Lê Hữu Trọng. 

Sau khi chuẩn bị mọi thứ, Trọng cùng nhóm thiếu niên sang Quảng Châu gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc [lúc này Người tên là Lý Thụy]. Sau này để đảm bảo bí mật, những thanh niên được chọn đi học này đều được mang họ chung là họ Lý. Ngay sau khi nắm vững những quy tắc chung và tinh thần, những thanh niên này được bồi dưỡng một số kiến thức về chính trị cơ bản, sau đó Lý Tự Trọng và các thiếu niên trong nhóm được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học tại Trường Trung học Trung Sơn ở Quảng Châu. 

 Tượng đài Lý Tự Trọng

Từ năm 1927, tình hình ở Quảng Châu ngày càng diễn biến phức tạp do các thế lực phản bội tôn chỉ, mục đích cách mạng của Tôn Trung Sơn gây nên. Năm 1929, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn đảm nhận việc liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam kỳ và Trung ương Đảng, đồng thời được giao một nhiệm vụ đặc biệt là vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập đoàn thanh niên cộng sản trong nước. Mặc dù công việc hết sức khó khăn, nguy hiểm, bọn mật thám Pháp suốt ngày lùng sục nhưng nhờ trí thông minh, cách ứng xử linh hoạt, dũng cảm nên Lý Tự Trọng đã hoàn thành các nhiệm vụ.  

Người thanh niên bất tử với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam kỳ quyết định tổ chức một buổi tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh.

Ngày 09/02/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, cờ đỏ búa liềm giương cao, một đồng chí đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy, tên thanh tra mật thám Pháp Lơ-Gơ-Răng và bọn cảnh sát đi cùng đã ập tới. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết. Sau đó anh bị địch vây hãm và bắt, tuy nhiên anh vẫn biết rằng hai người cán bộ diễn thuyết đó đã an toàn trong vòng bảo vệ của nhân dân. 

Tại nhà tù, chúng dùng nhiều hình thức tra tấn nhục hình để uy hiếp cũng như nhiều kế sách để dụ dỗ Lý Tự Trong khai ra những bí mật của cách mạng. Nhưng chúng chỉ nhận được lời khai từ Lý Tự Trong rằng: tên tôi là Nguyễn Huy, việc bắn chết mật thám là do được một người thuê trả tiền. Sau đó, những người bị địch bắt được đưa lên xếp hàng để Lý Tự Trọng nhận dạng, nhưng anh nhìn qua một lượt rồi lắc đầu “người ấy không có ở đây”. 

Trong số những người bị bắt đã phản bội và khai tên thật của Trọng,  khai Trọng hoạt động trong một tổ chức quan trọng. Lệnh của tên chánh mật thám Sài Gòn là: “Cho dùng mọi cực hình, nhưng không để nó chết, bắt nó khai bằng được”. Để khai thác được thông tin quý giá từ Trọng, Chánh mật thám Nam kỳ tên là Nađô [được cho là người hỏi cung giỏi nhất của địch] được điều đến để tra khảo. 

Chúng còn dã man khi sử dụng chiếc mũ sắt đội lên đầu anh, trong mũ sắt có bắt đinh ốc đặc biệt, cứ xoáy đinh ốc là mũ kẹp chặt thái dương. Những lần bị chúng kẹp, Trọng bị đau đớn đến mức mắt anh từ từ lồi ra mà anh vẫn thản nhiên chịu đựng. Tất cả các bài tra tấn, hành hung, đánh đập và cả dụ dỗ ngon ngọt đều được đưa ra để thực hành nhưng đều không nhận được bất cứ thông tin nào từ Trọng. 

Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng 

Sau nhiều nỗ lực của địch không thể khai thác được thêm thông tin gì, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương mở một phiên toà đại hình để xử  án. Một chiến sỹ Cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi được đưa ra xét xử với bản án tử hình. Dù nhận bản án tử mà địch tuyên bố nhưng Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh đã chủ động biến phiên toà của bọn đế quốc trở thành một diễn đàn của người chiến sỹ cộng sản. 

Trong phiên tòa, luật sư bào chữa có đề nghị xin bọn thực dân mở lượng khoan hồng vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành, lại có hành động thiếu suy nghĩ, tuy nhiên  anh gạt lời đề nghị đó và tuyên bố: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, ngoài ra không thể là con đường nào khác”. 

Khi bộ trưởng thuộc địa Pháp trực tiếp gặp Lý Tự Trọng và thốt ra những giọng điệu nhân đạo sặc mùi thực dân “Tuổi thanh niên ngông cuồng, nước Pháp sẵn sàng tha thứ cho anh. Đối với những người thông minh chính phủ bao giờ cũng có nâng đỡ chỉ cần anh thật thà hối cải. Nếu anh muốn có thể sang Pháp học để trở về giúp đất nước, tha hồ quyền cao, chức trọng, vợ đẹp, con khôn, ăn mặc sung sướng…”. 

Lý Tự Trọng đã cắt lời của tên thực dân bằng câu nói “Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy, ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”. Tên Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử Lý Tự Trọng đã đến hỏi “anh có ăn năn gì không”; Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: “Không ăn năn gì cả!”. 

Với hành động anh hùng của Lý Tự Trọng, ngày 21/2/1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết thư cho Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản báo tin này và đề nghị Bộ Phương Đông yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp tổ chức biểu tình đòi thả tự do cho Lý Tự Trọng. Trong những ngày cuối cùng ở xà lim án chém, Lý Tự Trọng vẫn lạc quan yêu đời và một lòng một dạ tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng. Mặc dù bị xiềng xích nhưng tinh thần của người thanh niên ưu tú này vẫn không hề nao núng, sáng sáng vẫn tập thể dục, đọc Truyện Kiều, động viên các bạn trẻ nêu cao ý chí cách mạng. 

Dư luận đã lên án mạnh mẽ và đòi thả tự do cho Lý Tự Trọng, vì sợ xử tử hình công khai sẽ không thành công chúng đã hèn hạ ra tay với Trọng lúc rạng sáng ngày 21/11/1931. Thực dân Pháp đã dựng ngay máy chém ở khám lớn Sài Gòn để giết người thanh niên cách mạng trong im lặng. 

“Đả đảo thực dân Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm, Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” là những câu nói mà Lý Tự Trọng đã hô vang trước khi bước lên máy chém. Những câu nói này đã có tác động cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp đối với tù nhân trong khám lớn Sài Gòn. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, anh đã hát vang bài “Quốc tế ca” với những lời hát “vùng lên hỡi các nô lệ khắp thế gian…”.

Ngày nay, giữa thành phố Hồ Chí Minh, con đường mang tên Lý Tự Trọng chạy qua nơi anh từng bắn chết tên mật thám Lơ Gơrăng. Anh vẫn như còn đó ở tuổi 17 hiên ngang, với tâm hồn trong sáng tràn ngập lòng yêu đời... 

Tên anh được đặt cho nhiều tên đường trên nhiều thành phố trên cả nước, nhiều trường học tại nhiều tỉnh, thành… Tại Hà Tĩnh học bổng mang tên Lý Tự Trọng là học bổng cao quý, là động lực để thanh niên, học sinh cố gắng phấn đấu, rèn luyện để đạt được, được trao ngay tại khu tưởng niệm… 

Video liên quan

Chủ Đề