Những giấy to cần thiết khi đi xe máy

2020-09-18 06:20:51

Trả lời

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [thường gọi là bảo hiểm xe máy].

Nếu không có hoặc không mang theo một trong các loại giấy tờ trên đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

Giấy đăng ký xe

           Đối với ô tô và các xe tương tự xe ô tô

           - Không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng [điểm a khoản 4 Điều 16]. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng [điểm a khoản 6 Điều 16]. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt [điểm e khoản 1 Điều 82]. Trường hợp nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện [không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp] thì bị tịch thu phương tiện [điểm đ khoản 6 Điều 16].

           - Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng [điểm b khoản 3 Điều 21].

           Đối với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

           - Không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng [điểm a khoản 2 Điều 17]. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt [điểm g khoản 1 Điều 82]. Ngoài ra nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện [không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp] thì bị tịch thu phương tiện [điểm đ khoản 4 Điều 17].

         - Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm b khoản 2 Điều 21].

         Đối với xe thô sơ không có đăng ký, không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số]: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [khoản 1 Điều 18].

   Đối với xe máy kéo [kể cả rơ moóc được kéo theo], xe máy chuyên dùng

         - Không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng [điểm d khoản 2 Điều 19]. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng [điểm b khoản 3 Điều 19] và tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Ngoài ra nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện [không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp] thì bị tịch thu phương tiện [điểm d khoản 3 Điều 19].

             - Không mang Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng [điểm a khoản 3 Điều 21].

Giấy phép lái xe

             Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

             - Không có Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng [điểm b khoản 8 Điều 21]. Ngoài ra bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết đinh xử phạt.  

             - Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng [điểm a khoản 3 Điều 21]. Trừ trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng [điểm c khoản 8 Điều 21]. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

             Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

             - Không có Giấy phép lái xe:

             + Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng [điểm a khoản 5 Điều 21]. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

             + Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng [điểm b khoản 7 Điều 21]. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

             - Không mang Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm c khoản 2 Điều 21] trừ trường hợp:

             +Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng [điểm b khoản 5 Điều 21] và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

             + Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng [điểm c khoản 7 Điều 21] và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

              Đối với xe máy chuyên dùng

            - Không có bằng [hoặc chứng chỉ] điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng [khoản 2 Điều 22].

            - Không mang theo bằng [hoặc chứng chỉ] điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm b khoản 1 Điều 22].

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

             Xe ô tô [bao gầm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô

            - Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời] hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc]: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng [điểm e khoản 5 Điều 16].

            - Không mang Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng [điểm c khoản 3 Điều 21].

            Xe máy kéo [đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc]

            - Không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời] hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên [kể cả rơ moóc]: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng [điểm c khoản 2 Điều 19] và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

            - Không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [đối với loại xe có quy định phải kiểm định]: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng [điểm c khoản 3 Điều 21].

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

            Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

            - Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng [điểm b khoản 4 Điều 21].

            Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

            - Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm a khoản 2 Điều 21].

BBT

Ngày nay, những phương tiện tham gia giao thông trên đường đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê của các cửa hàng, đại lý kinh doanh các phương tiện xe cộ thì doanh thu hàng quý, hàng năm tăng lên đáng kể so với cùng kỳ những năm trước.

Khi đi đường có nhiều người do những yếu tố chủ quan và khách quan mà vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, nhiều người không chú ý mang theo giấy tờ khi đi xe máy trên đường. Nếu gặp các cơ quan chức năng chỉ thị kiểm tra đột xuất thì bạn cần đưa ra giấy tờ để không gặp những phiền phức xảy ra. Sau đây sẽ đưa ra những thông tin cho người dùng về những loại giấy tờ xe máy cần thiết khi tham gia giao thông.

|| Đọc thêm: Khi mất bằng lái xe máy có phải thi lại không?

Những giấy tờ bắt buộc mang theo khi tham gia giao thông

Dựa theo các văn bản pháp luật của năm 2008 theo Khoản 2 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông. Người điều khiển các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường cần mang theo các loại giấy tờ cần thiết sau:

Mang theo đầy đủ giấy phép lái xe chính là chấp hành luật giao thông

– Giấy Đăng ký xe.

– Giấy phép Lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới.

– Giấy Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới [Áp dụng đối với xe ô tô, xe chuyên dùng].

Đối với người đi xe máy cần mang theo những loại giấy tờ nào?

Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân

Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất đối với mỗi người và không thể thiếu khi bạn bước ra khỏi nhà. Kể cả khi bạn tham gia giao thông như đi bộ, xe máy hay ô tô đều cần thiết.

Đăng ký xe

Khi đi xe máy trên đường, giấy đăng ký xe là bằng chứng để bạn chứng minh xe chính chủ hoặc không phải xe trộm cắp. Đối với những lỗi phạt không mang đăng ký xe ở mức 80 – 120.000đ.

Loại giấy đăng ký xe được cấp khi bạn mới mua xe. Những thủ tục cần đăng kí xe máy gồm:

– Xe máy mới xuất xưởng, được mua từ đại lý ủy quyền

+ Chứng minh nhân dân.

+ Hộ khẩu đăng ký thường trú.

+ Phiếu xuất xưởng xe máy.

+ Hóa đơn giá trị gia tăng.

giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ xe quan trọng

. Bạn cần photo sẵn các loại giấy tờ sau đó đến chi cục thuế nơi đăng ký xe để đóng lệ phí trước bạ. 

. Tiếp đó, bạn cần hoàn tất các thủ tục theo hướng dẫn kê khai. 

. Sau đó, bạn đến trụ sở công an giao thông để làm các thủ tục hành chính để làm biển số và đăng ký xe. Các cán bộ kiểm tra xe các giấy tờ hợp lệ thì sẽ điền những thông tin cần thiết vào tờ khai của bạn. Tiếp đó, bạn đem tờ khai đã được ký đóng dấu để đóng lệ phí cấp biển số xe máy trong phòng đăng ký. Khi đã đóng lệ phí cấp biển xong thì cán bộ cơ quan công an giao thông sẽ cho bạn bấm chọn biển số. Cuối cùng, cán bộ giao biển số cho bạn rồi hẹn ngày đến lấy giấy tờ đăng ký xe.

– Đăng ký xe máy đã qua sử dụng

+ Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết của bên mua và bên bán.

+ Công chứng các loại giấy tờ mua bán xe.

+ Đóng thuế trước bạ cho xe đã qua sử dụng lần tiếp theo

+ Đi xét xe.

Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy

Loại giấy tờ bắt buộc đối với mỗi người sử dụng xe máy để tham gia giao thông đó là bảo hiểm xe máy.

Giấy phép lái xe hạng A1

Đối với người điều khiển xe mô tô [ hay xe máy] có dung tích xi lanh dưới 150 phân khối thì cần có giấy phép lái xe hạng A1. Nếu bạn thiếu loại giấy phép này khi tham gia trên đường thì mức phạt sẽ từ 80.000 đến 120.000đ.

Trên đây là những loại giấy tờ xe máy mà bạn cần mang theo bên mình để khi tham gia giao thông trên đường thuận tiện. Nếu bạn không muốn gặp phiền phức khi gặp cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất thì hãy chuẩn bị đủ giấy tờ trước khi ra khỏi nhà. 

Video liên quan

Chủ Đề