Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phổi là bệnh nguy hiểm ở trẻ, có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Điều đặc biệt là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh mờ nhạt, đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác dẫn đến trẻ đến bệnh viện điều trị khi bệnh đã trở nặng. Vì vậy nhận biết đúng về bệnh viêm phổi và phòng ngừa bệnh là điều cha mẹ cần lưu ý.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị viêm phổi?

Theo thống kê trên thế giới có 1 triệu trẻ em chết vì viêm phổi. Viêm phổi biến chứng có thể suy hô hấp cần thở oxy. Trong trường hợp viêm phổi không được phát hiện sớm thì diễn biến phức tạp, kéo dài thời gian điều trị của trẻ và trường hợp nặng sẽ phải thở máy.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại vi khuẩn chiếm 60% trường hợp. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Trẻ cũng có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ. Ngoài ra, ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào khí quản, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh.

Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Phát hiện sớm và đưa trẻ đến bệnh viện là điều đầu tiên cha mẹ cần chú ý.

Theo bác sĩ khoa nhi, cha mẹ thường không phát hiện sớm các triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện sớm, sau đẻ từ 12 giờ đến vài ngày, diễn tiến nhanh và nặng. Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng “rít”. Với trẻ sơ sinh do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng dễ bị bỏ qua.

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường có các dấu hiệu như: Bú kém hoặc bỏ bú; Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt; Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở. Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái... Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt bỏ bú, thở nhanh... phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng viêm phổi nặng.

Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu điển hình của viêm phổi là ho, sốt nhẹ và thở nhanh.

Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong quá trình mang thai các thai phụ phải đi kiểm tra thai định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời khi xảy ra những bất thường của thai nhi; Sinh con tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Cần chăm sóc tốt cho bà mẹ và trẻ sau khi sinh. Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, đúng cách để tăng sức đề kháng cho trẻ. Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn. Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh...

Ngoài ra không nên cho trẻ nằm ở nhiệt độ quá lạnh, tắm ở những nơi có gió lùa. Ngay khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, nhịp thở nhanh... cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa nhi để được khám và điều trị đúng bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, nhỏ mũi thường xuyên, tiêm chủng đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ và đặc biệt không nên tự mua thuốc ở nhà thuốc tây để điều trị cho trẻ.

  • Nhi khoa sơ sinh: tầm soát dị tật bẩm sinh, kiểm tra trước khi xuất viện, theo dõi và tái khám theo lịch và chủng ngừa theo định kỳ.
  • Nhi khoa tổng quát: khám tổng quát và tiêm chủng, điều trị các bệnh lý thông thường ở trẻ em.
  • Nhi khoa chuyên sâu về: nội tiết, tiêu hóa, thận niệu, thần kinh, tim, phổi.
    Cấp cứu, hồi sức nhi chuyên sâu: hồi sức hô hấp, tuần hoàn, thần kinh...
  • Các hoạt động kỹ thuật cao hỗ trợ điều trị: lọc máu liên tục, nội soi tiêu hoá, siêu âm màu, X-quang tại giường, điện não đồ, điện tâm đồ nhi, vật lý trị liệu nhi.…
  • Điều trị nội, ngoại khoa các bệnh bẩm sinh hay mắc phải ở trẻ em.
  • Tư vấn tiền sản những vấn đề liên quan đến dị tật bẩm sinh của thai nhi, đặc biệt hệ thống tiết niệu sinh dục và đường tiêu hóa nhi. Bà Mẹ được hướng dẫn sẽ làm gì khi phát hiện con mình có một bất thường ngay trong thời kỳ còn trong bụng mẹ.
  • Điều trị phẫu thuật những dị tật tắc nghẽn đường tiêu hóa ngay sau sinh như teo ruột, tắc ruột, không có hậu môn.
  • Điều trị phẫu thuật những dị tật không cấp cứu thuộc đường tiêu hóa, gan mật như bệnh Hirschsprung, teo đường mật, nang ống mật chủ....
  • Khám, tư vấn và điều trị tất cả những bệnh và dị tật đường tiết niệu, sinh dục trẻ em như hẹp bao quy đầu, thoát vị bẹn , tràn dịch tinh mạc, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu thấp, thận ứ nước và các dị tật sinh dục khác ở nam và nữ, các trường hợp mơ hồ giới tính.

Phí khám bệnh: 200,000Đ - 300,000Đ/ 1 lần khám, tư vấn.

Thời gian khám ngoài giờ

  • Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 16:30-20:00.
  • Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.
  • Điện thoại: (8428) 6280 3333
  • Hotline: 0987.853.793

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Bệnh viện Quốc tế City

Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)

  • Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 700 3350 - EXT: 1346. 
  • Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
  • Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh (bronchiolitis) là một bệnh thường gặp của trẻ. Nhất là những bé sinh non, nhẹ cân. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn hay virus gây nên. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn trước khi được sinh ra. Hoặc cũng có thể bị nhiễm sau khi hoặc trong khi đẻ; do nước ối hoặc dịch tiết của mẹ.

Ngoài ra, nếu trẻ sinh non, nhẹ cân, hay nôn trớ… dễ bị trào ngược dạ dày hoặc sữa hít nhầm vào khí quản cũng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… cũng có thể khiến trẻ bị viêm phổi.

Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm phổi

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường do phổi bị nhiễm trùng với sự xuất hiện của vi khuẩn hay virus kẹt trong phổi. Chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở bé sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ; liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Hoặc do trẻ sinh non, do thời tiết…

Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Vi khuẩn thường gặp trong viêm phổi trẻ nhỏ là phế cầu khuẩn; ở trẻ sơ sinh thường có các tác nhân là virus gây nên bệnh này. Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn.

Ho vừa có thể là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh; nhưng đây cũng chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây. Mẹ đọc tiếp để biết các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh nhé!

>> Mẹ xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

3. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

3.1 Biểu hiện, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện, triệu chứng không rõ ràng. Một số dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu:

  • Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bú kém; bé cũng có thể bỏ bú, nôn nhiều.
  • Kèm theo đó là sốt cao, trên 37,5 độ C.
  • Bé khó thở hoặc thở nhanh, đây là một dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý.
  • Ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có khi không có biểu hiện ho.
  • Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi). Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
  • Thở gắng sức: Thở gắng sức cũng là một dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ nên lưu ý. Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
  • Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
  • Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy, nếu thấy bé có dấu hiệu viêm phổi này; mẹ hãy mau chóng đưa con tới bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.
  • Thở rít – mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi do vi khuẩn. Cần đưa trẻ đi khám sớm khi có dấu hiệu này.
Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì? 3 dấu hiệu quan trọng nhất để nhận diện bé bị viêm phổi là cách thở, quá trình bú và ngủ

3.2 Cách phát hiện những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh khá giống với các bệnh về đường hô hấp khác như ho, sốt, thở nhanh. Trong đó có 3 biểu hiện đặc trưng hơn cả đó là quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé.