Nhiều thuốc bị thải trừ nguyên vẹn thông qua thận. phần thuốc bị thải trừ nguyên vẹn thường là

Đào thải thuốc qua thận là quá trình loại bỏ các dược chất bao gồm tất cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lý ra khỏi cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Vậy quá trình đào thải thuốc qua thận diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này qua nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây nhé.

Thận và chức năng của thận

Thận là cơ quan hình hạt đậu nằm trong khoang bụng, sau phúc mạc, đối xứng với nhau qua cột sống, có tác dụng giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể; điều hòa và lọc các chất khoáng từ máu, tạo ra hormone giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng cường sức khỏe của xương và điều hòa huyết áp. Bên cạnh đó, thận còn đảm nhận chức năng lọc chất thải từ thực phẩm, thuốc men và các chất độc hại.

Thận bài tiết phần lớn các chất hòa tan trong nước, trong đó hệ thống mật cũng có thể bài tiết các loại thuốc không được tái hấp thu qua đường tiêu hóa. Trong hầu hết các trường hợp, lượng thuốc bài tiết qua ruột, nước bọt, mồ hôi, sữa mẹ, phổi là không đáng kể, thế nhưng một số loại thuốc mê dễ bay hơi có  thể được thở qua phổi.

Ngoài ra nồng độ thuốc rất nhỏ có trong sữa của phụ nữ đang cho con bú cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ đang bú mẹ

Thận đảm nhận vai trò gì trong việc đào thải thuốc?

Thận bài tiết một tỷ lệ lớn các dược chất có liên quan đến lâm sàng và các chất chuyển hóa của chúng, đây là sự kết hợp của quá trình lọc thụ động ở cầu thận và bài tiết chủ động ở ống thận. Một số loại thuốc được bài tiết cũng có thể bị tái hấp thu, làm giảm độ thanh thải tổng thể. Các phần tử nhỏ có thể lưu thông vào và ra khỏi ống trực tiếp qua màng tế bào. Một số ít các chất cũng được chuyển hóa chủ yếu thông qua thận.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ bài tiết thuốc qua thận?

Các bệnh về thận như suy thận, viêm thận khiến các chức năng của thận bị suy yếu. Các phức hợp hữu ích như protein máu có thể sẽ bị mất đi, làm tăng lượng thuốc chưa liên kết trong cơ thể dẫn đến độc tính. Các hợp chất khác có thể bị mất trong nước tiểu do quá trình hấp thu bị giảm.

Độ pH của nước tiểu là yếu tố quyết định quá trình ion hóa: Dịch lọc đi vào phần đầu tiên của ống thận có cùng pH với huyết tương, gần như trung tính, bởi độ pH của nước tiểu có thể từ 4,5 đến 8,0, điều này gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ bài tiết của thuốc.

Đối với một số loại thuốc có tính axit yếu, thì càng có nhiều ion hydro tự do và các phân tử thuốc có tính axit yếu sẽ khó từ bỏ các phân tử hydro của chúng. Do đó, nước tiểu có tính kiềm sẽ thúc đẩy quá trình ion hóa và giảm lượng thuốc không ion hóa có sẵn để tái hấp thu. Thuốc bị giữ lại trong nước tiểu và độ thanh thải của nó tăng lên. Trong nước tiểu rất kiềm [ví dụ 8,0], các phân tử thuốc có tính axit sẽ có xu hướng bị loại bỏ vì chúng sẽ dễ dàng loại bỏ phân tử hydro của mình hơn và trở nên phân cực [tích điện], làm cho sự tái hấp thu của chúng qua màng tế bào không phân cực [không tích điện] nhiều hơn khó khăn. Chúng cũng dễ dàng bị loại bỏ hơn bởi quá trình hoạt động ion.

Thay đổi lưu lượng máu ở thận: Tốc độ tưới máu đóng vai trò quan trọng không kém đối với việc bài tiết thuốc trong cơ thể. Bất kể sự thay đổi nào trong dòng chảy của máu thận cũng sẽ khiến cho thời gian đào thảo một chất diễn ra lâu hơn.

Vấn đề về tuổi tác: Những người bệnh ở độ tuổi càng cao thì khả năng đào thải của thận cũng bị giảm theo.

Một số yếu tố khác về di truyền, môi trường, giới tính cũng ảnh hưởng đến tốc độ bài tiết của thận.

Quá trình thải trừ thuốc qua thận diễn ra như thế nào?

Thải trừ thuốc qua thận là con đường thải trừ phổ biến nhất.

Lọc ở cầu thận

Thuốc được đào thải qua thận bằng cách lọc ở cầu thận [thụ động] hoặc bài tiết ở ống thận [chủ động]. Chúng cũng có thể được tái hấp thụ từ dịch lọc qua lớp biểu mô ống thận, thông thường bằng cách khuếch tán thụ động. Do vậy, lọc cầu thận là quá trình thụ động loại bỏ các phần tử nhỏ.

Các loại thuốc có liên kết cao với protein không được lọc ra khỏi huyết tương, do đó nó vẫn tồn tại bên trong máu, còn các thuốc phân tử nhỏ không liên kết với protein sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng.

Bài tiết thuốc

Bài tiết thuốc xảy ở ống lượn gần và qua trung gian của các chất vận chuyển tích cực và bơm trao đổi theo cơ chế chủ động. Nhờ đó mà thuốc sẽ được vận chuyển từ máu vào ống thận, quá trình này bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

+ Liên kết protein

+ Lưu lượng máu thận

+ Cạnh tranh giữa các chất nền đủ điều kiện cho cùng một đơn vị vận chuyển.

+ Nồng độ của thuốc

Tái hấp thu ở ống thận

Sự tái hấp thụ có thể chủ động hoặc thụ động, điều này xảy ra ở ống lượn xa và ống góp. Hầu hết các loại thuốc được tái hấp thu theo cơ chế thụ động, không cần năng lượng bằng cách khuếch tán. Sự khuếch tán thụ động xảy ra dọc theo mộ gradient do sự loại bỏ nước khỏi lòng ống, chính vì vậy mà nó ảnh hưởng mạnh bởi tốc độ dòng nước tiểu.

Sự tái hấp thụ thuốc bị ảnh hưởng bởi một phần của thuốc không được ion hóa, khi tới lượt nó lại bị ảnh hưởng bởi độ pH của nước tiểu. Thuốc được ion hóa sẽ lưu lại trong nước tiểu và thải ra bên ngoài.

Chỉ những thuốc giống với chất nền tự nhiên có sẵn về mặt hóa học mới được tái hấp thu bằng cách vận chuyển tích cực như glucose, axit amin, vitamin A - vitamin D - vitamin E - vitamin K....

>>> Hội chứng thận hư và những biến chứng nguy hiểm

>>> Mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận cấp có thể bạn chưa biết?

>>> Vì sao bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn thường bị thiếu máu?

Như vậy trên đây là những thông tin về quá trình đào thải thuốc qua thận được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ. Nếu bạn vẫn đang có những thắc mắc, cần được giải đáp về các bệnh lý về thận, hãy liên hệ ngay hotline 0291.390.8888 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Cũng giống như cuộc đời của một con người, thuốc cũng có quá trình sinh, lão, bệnh, tử khi chu du khắp cơ thể người và cuối cùng được đào thải sau khi hoàn thành sứ mạng của nó. Hãy xem hành trình của thuốc như thế nào trong cơ thể chúng ta.


Khi ta phải bắt buộc dùng thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc để bổ sung sự thiếu hụt [như thiếu insulin gây bệnh đái tháo đường] hoặc làm giảm sự thừa thãi một chất nào đó [như mỡ máu bị tăng cao] nhằm điều chỉnh lại sư cân bằng của cơ thể, ta phải đưa thuốc vào trong cơ thể nhờ con đường cho thuốc. Có nhiều con đường cho thuốc dựa vào các dạng bào chế để con người sử dụng như: thuốc dạng uống hoặc ngậm [dưới lưỡi]; thuốc dạng tiêm chích [tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch…]; thuốc bôi ngoài da; thuốc bơm hít [khí dung] vào hầu họng; thuốc đạn đặt trực tràng; thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi...

Sau khi đưa thuốc vào cơ thể bằng các con đường đã nêu, thuốc sẽ di chuyển vào trong máu để đến các cơ quan và các mô trong cơ thể, đặc biệt tiến thẳng tới phần cơ thể bị bệnh. Từ đó, thuốc sẽ gây ra tác dụng gọi là hiệu ứng dược lý như phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Cuối cùng cơ thể chúng ta sẽ loại bỏ thuốc và các chất chuyển hóa của nó ra ngoài cơ thể.



Cũng giống đời người có sinh, bệnh, lão, tử, số phận thuốc trong cơ thể có các giai đoạn: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.
Thuốc được hấp thu như thế nào?

Thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu khi dùng đường tiêm chích. Tiêm tĩnh mạch [viết tắt IV] vì đưa thuốc thẳng vào trong mạch máu nên cho tác dụng nhanh nhất, nhanh hơn tiêm bắp [IM] và tiêm dưới da [SC]. Thuốc tiêm, đặc biệt tiêm tĩnh mạch, có tác dụng nhanh và tiếp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn thì thật tai hại, thậm chí nguy đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính. Trong trường hợp cấp cứu hay bệnh nhân hôn mê không thể dùng đường uống thì mới dùng đường tiêm.

Thuốc dùng phổ biến là thuốc uống. Tùy dạng thuốc uống [viên nén trần, viên nén bao, viên nang, thuốc uống lỏng như sirô, nhũ dịch, hỗn dịch…] mà sự hấp thu thuốc vào cơ thể nhanh chậm khác nhau. Khi thuốc uống vào miệng, đi qua thực quản và đi vào dạ dày, một số sẽ bắt đầu hòa tan trong khi dạng thuốc lỏng thì đã hòa tan sẵn. Một vài loại thuốc sẽ được hấp thụ tại dạ dày, số khác sẽ di chuyển vào ruột non. Điều này tùy thuộc vào lớp áo bao của viên thuốc. Nhiều loại thuốc có lớp áo bọc đặc biệt nhằm bảo vệ viên thuốc tránh bị hủy hoại bởi axít dạ dày hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh không cho thuốc tác động trực tiếp gây hại dạ dày [viên nén bao tan ở ruột chứ không tan ở dạ dày]. Thuốc viên nang dạng con nhộng có khi cũng có cách thức bảo vệ dạng này, do vậy người bệnh không nên mở viên nang để lấy thuốc bên trong uống. Thuốc được xử lý bởi dạ dày có thể tan hoàn toàn hoặc không tan sẽ được chuyển vào ruột non. Từ đây, thuốc được hấp thụ vào niêm mạc của ruột non ở ba nơi: tá tràng, hỗng tràng hoặc hồi tràng. Thuốc được hấp thu từ ruột non sẽ di chuyển vào trong máu.

Nếu uống thuốc cùng với bữa ăn, có sự tương tác thuốc uống với thức ăn có thể làm thuốc không hoặc chậm hấp thu. Vì vậy, cần lưu ý có 4 loại thuốc uống: loại nên uống vào lúc bụng no, loại uống vào lúc bụng đói, loại nên uống cùng với bữa ăn, và loại uống tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc.

Thuốc được phân bố trong hệ tuần hoàn như thế nào?

Thuốc vào được trong máu sẽ theo dòng máu nhờ nhịp đập của tim để luân chuyển khắp cơ thể, giai đoạn này gọi là sự phân bố của thuốc. Khi phân bố trong máu đi khắp nơi, thuốc muốn gây ra tác dụng dược lý phải được đưa đến cơ quan đích, nơi đáp ứng với tác dụng dược lý đó. Sự phân bố của thuốc bị ảnh hưởng bởi chính đặc tính của thuốc [như kích thước phân tử, tính thân mỡ hay tính thân nước của thuốc…] và phụ thuộc vào tính chất của cơ quan đích mà thuốc sẽ di chuyển tới, như có thuốc qua được hàng rào máu não, có thuốc thấm vào trong mô xương…

Một số cơ quan đích rất khó cho thuốc thâm nhập, bao gồm dịch não tuỷ, xương, mắt. Một số thuốc có khả năng phân bố vào các cơ quan đích này tốt hơn các thuốc khác. Người ta phải chọn lựa các thuốc có khả năng phân bố tốt, ví dụ, bác sĩ cho dùng kháng sinh là các cephalosporin thế hệ 3 [cefotaxim hay ceftriaxon] phân bố tốt vào dịch não tủy khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở vùng não tủy [như viêm màng não].
Rất cần biết thuốc có được phân bố vào nhau thai hoặc sữa mẹ hay không và với lượng bao nhiêu, vì cần quan tâm đến tác dụng có thể có của thuốc trên bào thai và đứa trẻ đang bú mẹ có thể gây hại.

Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Khi thuốc theo máu đi khắp nơi và đến gan thì được chuyển hóa. Gan là cơ quan chính cho việc chuyển hóa thuốc. Rất nhiều thuốc được chuyển hóa tại gan nhờ các enzym [men] chuyển hóa thuốc làm nhiệm vụ chuyển hóa.

Gan luôn xem thuốc là chất độc và chuyển hóa thuốc thành các chất chuyển hóa không còn độc, dễ tan trong nước để thận loại chất đó qua nước tiểu ra khỏi cơ thể.


Đôi khi gan chuyển hóa thuốc thành chất chuyển hóa có độc tính, ví dụ paracetamol. Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt, được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Chuyển hóa paracetamol được xúc tác bởi enzym chuyển hóa thuốc gọi là cytochrom P450, hình thành chất chuyển hóa trung gian là N-acetyl benzoquinoneimin. Khi sử dụng với liều thông thường, chất này sẽ nhanh chóng được khử độc tính bởi glutathion [do gan tiết ra] và thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi sử dụng liều quá cao, không đủ glutathion khử độc tính, lượng N-acetyl benzoquinoneimin tạo thành tăng lên, thâm nhập vào tế bào gan, gây hoại tử gan. Chính vì vậy, tuyệt đối không được dùng quá liều paracetamol để trị cảm sốt.
Gan thải trừ thuốc bên trong cơ thể bằng cách chuyển hóa, thận thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể bằng cách bài tiết qua nước tiểu

Sau khi chuyển hóa ở gan, ngoài thải trừ qua đường tiểu, các chất chuyển hóa của thuốc còn được thải trừ qua mật để theo phân ra ngoài. Có nhiều thuốc còn được chuyển hóa thêm ở ruột và sẽ được tái hấp thu vào máu để thải trừ qua thận.

Enzym chuyển hóa một thuốc ở gan có thể bị ức chế [làm cho mất tác dụng] hoặc cảm ứng [làm cho tăng tác dụng] bởi thuốc dùng chung. Vì vậy, người ta rất lưu ý vấn đề tương tác thuốc ở giai đoạn chuyển hóa thuốc. Như kháng sinh erythromycin ức chế enzym chuyển hóa thuốc trị hen suyễn theophylin dẫn đến nồng độ theophylin cao hơn trong máu. Điều này có nghĩa người bệnh sẽ bị tăng độc tính của theophylin nếu dùng chung với erythromycin. Ngược lại, kháng sinh rifampicin gây cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc “tránh thai đường uống” và dẫn tới giảm nồng độ thuốc tránh thai, đôi khi làm mất tác dụng tránh thai nếu hai thuốc này dùng chung. Các thuốc vừa kể phải uống cách xa trong khoảng thời gian cần thiết.

Khi suy giảm chức năng gan, chuyển hóa các thuốc bị suy giảm. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ thuốc trong máu gây độc. Vì vậy, trong trường hợp suy giảm chức năng gan thầy thuốc tránh dùng các thuốc chuyển hóa qua gan hay phải hiệu chỉnh liều thuốc dùng thấp hơn bình thường.

Thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể như thế nào?

Các cơ quan chính liên quan đến việc loại bỏ thuốc là gan và thận. Về cơ bản, những cơ quan này sẽ sàng lọc ra các thuốc được xem là độc hại. Gan sẽ chuyển hóa tức phá vỡ thuốc thông qua một chuỗi các phản ứng hóa học và sinh học phức tạp tạo thành các chất chuyển hóa. Những chất chuyển hóa có thể độc hại cần phế thải này được trữ trong gan cho đến khi chúng sẵn sàng được chuyển đến thận. Trong thận, các chất chuyển hóa lại được xử lý kỹ hơn và loại bỏ khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.

Có thể nói, một chức năng của gan và thận là thải trừ thuốc. Gan thải trừ thuốc bên trong cơ thể bằng cách chuyển hóa, còn thận thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể bằng cách bài tiết qua nước tiểu. Gan thận là cơ quan thải trừ thuốc chính của cơ thể. Nhiều thuốc còn được thải trừ qua đường ruột [qua phân], da [qua mồ hôi], phổi [hơi thở], sữa, tóc. Người ta đã phát hiện độc chất asen [thạch tín] trong tóc của Napoléon sau 150 năm chôn ông để kết luận là ông bị đầu độc!

Khi chức năng cơ quan thải trừ [gan thận] bị suy giảm thì thuốc bị tích lũy lâu trong cơ thể và nguy cơ bị độc tính lớn hơn. Cũng giống như suy gan, trong trường hợp suy thận rất cần giảm liều thuốc dùng.

Tóm lại, khi thuốc vào trong cơ thể, nó có cuộc hành trình bắt đầu từ “sinh” là bắt đầu hấp thu vào cơ thể, “lão, bệnh” là phân bố, chuyển hóa, và cuối cùng “tử” là sự thải trừ nó ra khỏi cơ thể. Điều quan trọng là ta dùng thuốc như thế nào giúp hành trình của thuốc suôn sẻ an toàn, không gây ra cái gọi là tai biến do thuốc xảy ra cho ta.

Theo SKĐS online.

Video liên quan

Chủ Đề