Nhiệt độ trung bình của tay người

Nhiệt độ cơ thể là thước đo khả năng tạo và thải nhiệt của cơ thể. Khi sinh ra, cơ thể của bạn hoạt động như một cỗ máy có thể điều chỉnh nhiệt độ trong ngưỡng an toàn. Ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài cơ thể dao động nhiều.

Bạn biết gì về Nhiệt độ mới của cơ thể [?]

Mở đầu

Trong khoa học, luôn có những hằng số tồn tại. Đối với Y khoa, một hằng số được nhiều người biết đến là nhiệt độ bình thường của cơ thể - con số 37 độ Celcius [hay 98.6 độ Fahrenheit]. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, con số 37oC này không còn được xem là “thân nhiệt bình thường”.

Lịch sử của con số 37

Vì sao con số 37℃ được xem là nhiệt độ bình thường của cơ thể? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhắc đến việc đo nhiệt độ cơ thể con người, và quá trình này thường mất tới 20 phút để lấy được kết quả và sử dụng nhiệt kế có độ dài khoảng 30 cm. Nhiệt độ trung bình tính toán được kết quả là 37℃.

Đã hơn 150 năm trôi qua kể từ khi 37 được ghi nhận là thân nhiệt bình thường của con người. Cơ thể con người chúng ta hiện nay có thể có chút khác biệt, với trình độ khoa học – kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể thu được kết quả không chỉ dựa trên việc đo nhiệt độ và tính toán giá trị trung bình.

→ Nhiệt độ bình thường mới của cơ thể

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford [Mỹ] đã thu thập nhiệt độ cơ thể của một số bệnh nhân ngoại trú. Điều đáng lưu ý là đỉnh của biểu đồ < 37℃

Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể bình thường cũng thay đổi tùy thuộc vào khoảng thời gian trong ngày [thường cao hơn vào buổi trưa], giới tính [thường cao hơn ở nam giới] và tuổi tác [thấp hơn theo tuổi]

→ Các nhà khoa học đã chứng minh nhiệt độ cơ thể bình thường tính toán được là 36.6℃

Bàn luận

Như vậy, có thể chúng ta “máu lạnh” hơn chúng ta vẫn nghĩ. Nghiên cứu từ Đại học Stanford [ Mỹ] nói trên cũng chỉ ra rằng thân nhiệt con người giảm dần theo thời gian, có thể là do giảm tình trạng viêm mà chúng ta có trong cơ thể [nhờ vào tiến bộ trong giữ gìn vệ sinh và kháng sinh]. Khi nói về thân nhiệt bình thường ngày nay, 36.6℃ được xem là hợp lý hơn 37℃.

Bài viết cùng chuyên mục

Tay chân miệng [HFMD- Hand, foot and mouth disease] là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Tại sao nhiệt độ trung bình của cơ thể lại là 37 độ C, thân nhiệt của đàn ông và phụ nữ có khác nhau không và có ấm lên khi uống rượu không?

Đó là một trong vô vàn những thắc mắc về những điều thú vị của nhiệt độ cơ thể.

Thân nhiệt phụ nữ dường như thấp hơn đàn ông?

Tỷ lệ mỡ trong cơ thể phụ nữ cao hơn so với đàn ông nhưng chúng lại chỉ tập trung ở phần trung tâm cơ thể, không phải là các chi. Đây là nguyên nhân khiến tay chân của phụ nữ dễ lạnh hơn đàn ông. Khi các chi lạnh, thân nhiệt cũng bị giảm theo. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ chịu lạnh không tốt bằng nam giới.

Thân nhiệt con người không phải 37 độ

37 độ C chỉ là con số vàng được đưa ra từ những phép đo của thế kỷ 19. Ngày nay, các nhà khoa học đến từ Đại học Maryland đã sử dụng các thiết bị đo chính xác hơn và cho kết quả thân nhiệt bình thường của con người chính xác phải là 36,77 độ C, tương đương 98,2 độ F.

Tuy nhiên, thân nhiệt cũng không nhất thiết phải là 36,77 độ C. Ở những khoảng thời gian khác nhau trong ngày và các vị trí thay đổi trên cơ thể thân nhiệt của con người có sự thay đổi. Thông thường, vào lúc 6 giờ sáng nhiệt độ cơ thể là khoảng 36,44 độ C và lúc 6 giờ tối là khoảng 36,94 độ C. Nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C vẫn được coi là trạng thái bình thường.

Thân nhiệt trung bình thay đổi theo tuổi tác

Trong suốt cuộc đời, nhiệt độ cơ thể trung bình của con người không giữ nguyên một mức độ. Cứ mỗi 10 năm, bạn có thể cảm thấy sự thay đổi nhẹ, càng lớn tuổi, thân nhiệt trung bình càng giảm.

Sốt là phản ứng có lợi khi ốm

Sốt chính là cách cơ thể điều chỉnh thân nhiệt để chống lại vi khuẩn. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng chỉ có tác dụng khiến vi khuẩn hạn chế sinh sôi trong cơ thể.

Nhưng theo một công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy hệ thống miễn dịch cũng được tạm thời tăng cường khi chúng ta bị sốt.

Mặc dù vậy, thân nhiệt tăng cao là rất nguy hiểm và phải được kiểm soát. Trong tương lai, các nhà khoa học có thể tìm cách giữ thân nhiệt đến một mức hiệu quả, phù hợp với hệ miễn dịch.

Thức uống có cồn không khiến bạn ấm lên

Da hồng hào và ấm lên sau khi hấp thụ rượu, đó là một cảm giác sai về cơ thể. Đồ uống có cồn nhiều khi gây giảm mạnh thân nhiệt, điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy luôn cảnh giác với những buổi tiệc tùng trong mùa đông.

Thân nhiệt sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến việc ngủ của bạn. Ngay trước khi chúng ta chìm vào trong giấc ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu mất một chút nhiệt vào trong môi trường. Và việc thay đổi nhiệt độ nhẹ này sẽ giúp chúng ta chìm vào trong giấc ngủ và ngủ lâu hơn, theo như những thông tin của Khoa nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Y Harvard. Đó là lý do vì sao những người bị mất ngủ được khuyên nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Bởi việc giảm nhiệt độ cơ thể sau khi tắm nước ấm có thể sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và làm bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.

Nói dối sẽ làm mũi của bạn nóng lên

Đúng vậy, mũi của bạn sẽ nóng lên [chứ không phải dài ra] khi bạn nói dối. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Granada đã sử dụng hình ảnh mô tả thân nhiệt và phát hiện ra rằng, nói dối sẽ khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, và do vậy, sẽ khiến mũi và các vùng gần mắt tăng nhiệt độ.

Đầu không tỏa nhiệt nhiều như bạn tưởng

Đầu chỉ chiếm 10% diện tích bề mặt cơ thể bạn. Vậy nếu ai đó nói 75% nhiệt độ tỏa ra từ phần đầu thì điều đó là không thể. Theo TS. Richard Ingebretsen - Đại học Utah giải thích: Đầu chỉ tỏa nhiệt tương đương với các phần khác của cơ thể. Nhiệt sẽ được giữ lại nếu cơ thể được che chắn. “Lý do thực sự cho việc chúng ta mất nhiệt qua đầu nhiều bởi vì chúng ta mặc quần áo còn không đội mũ khi trời lạnh”.

Chủ Đề