Nhau bám mặt sau độ 1 là gì

Nhau nhóm 1 là bám ở đáy tử cung, không nằm gần cổ tử cung [đường ra của bé] nên không có chỉ định gì để mổ cả, mặt trước hay sau không có vấn đề gì em ạ, đừng nghe những người không có chuyên môn mà hoang mang em nhé.

Để quá trình sinh nở được thuận tiện, em phải luôn cân bằng dinh dưỡng tốt để có sức chịu đựng trong cuộc đẻ. em phải thoải mái tinh thần, không nên lo lắng và trông chờ ngày sinh quá, vì như vậy sẽ làm em bị mất ngủ, mất ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi và con của em cũng không khỏe. 2 tuần cuối thai kỳ em có thể đi bộ mỗi ngày 30 phút-1 tiếng. Còn tập cho khung chậu dãn nở và rặn sanh tốt thì em nên đến các trung tâm yoga học lớp "yoga bầu" để được hướng dẫn. Chế độ dinh dưỡng không có gì đặc biệt em nhé, nên ăn đủ bữa, uống sữa, thuốc bổ thai mỗi ngày là được.  Còn trong lúc chuyển dạ em cứ ăn gì mình thích, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, không ăn quá nhiều và không nhịn ăn, vì một số bạn sợ đi tiêu trên bàn sanh không dám ăn, em đừng ngại vì điều này, các bác sĩ nữ hộ sinh sẽ giúp đỡ em. 

Chúc em vui khỏe, chuẩn bị tinh thần thật tốt cho sinh nở nhé!

                                Chăm sóc khách hàng - Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ.

Updated at: 26-09-2020 - By: admin

Trong giai đoạn mang thai, các chị em cần đi khám thai định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Trong kết quả khám thai, bạn sẽ được biết về vị trí của nhau thai. Trường hợp nhau bám mặt trước gặp ở đa số các thai phụ. Thế thì điều này có ý nghĩa gì? Liệu nhau bám mặt trước có nguy hiểm không? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin bên dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Sự hình thành nhau thai được xảy ra ngay từ khi trứng thụ tinh. Khi đó, các tế bào sẽ chia thành 2 nhóm: 01 nhóm là nhau thai và 01 nhóm là thai nhi. Nhau thai sẽ bám vào nội mạc tử cung và có nhiều vị trí bám khác nhau như:

  • Nhau bám mặt trước thành tử cung
  • Nhau bám mặt sau thành tử cung
  • Nhau bám mặt trên của thành tử cung
  • Nhau bám bên phải/trái của tử cung

Nhau bám mặt trước thành tử cung là khi nhau thai nằm trước đầu em bé. Nhau thai liên kết với thai nhi qua dây rốn và được xem là cầu nối của bầu thai với thành tử cung của mẹ. Nhiệm vụ của nhau thai vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Nhau thai giúp dẫn truyền chất dinh dưỡng cũng như oxy từ máu mẹ đến thai nhi. Từ đó giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng, lớn lên trong suốt thời gian mẹ mang thai.
  • Nhau thai còn thực hiện công việc giúp bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm trùng khi lượng hormone nữ của mẹ tiết ra nhiều.

Chính vì nhiệm vụ quan trọng của nhau thai mà mẹ không nên bỏ qua việc tìm hiểu các vị trí bám của nhau có ảnh hưởng gì không nhé.

2. Nhau bám mặt trước có sao không?

Khi đi khám thai, bạn nhìn thấy kết quả khám thai của mình ghi “vị trí nhau bám mặt trước”, bạn thắc mắc vì không biết tình trạng này có nguy hiểm không? Thật ra, bạn có thể hoàn toàn an tâm vì nhau bám mặt trước là tình trạng phổ biến và không gây nguy hiểm cho bé.

Tuy nhiên, đây cũng không phải vị trí nhau bám tốt nhất. Việc bạn mang thai có nhau bám trước thành tử cung cũng có một số ảnh hưởng nhất định như sau:

a. Thứ 1: Cảm nhận được cử động thai chậm hơn

Vì nhau bám mặt trước nên việc nghe cử động thai của các chị em sẽ có phần chậm và khó hơn. Từ tuần thứ 22 của thai kỳ, thông thường các mẹ bầu đã có thể cảm nhận rõ những cú đạp hay nhào lộn của bé trong bụng. Có thể nói, đây là niềm vui của tất cả các bà bầu và việc đếm cử động thai cũng giúp bạn biết rằng liệu con yêu có đang khỏe mạnh không.

Thế nhưng vì nhau thai bám mặt trước thành tử cung khiến việc cảm nhận cử động thai của bạn bị chậm hơn. Nhiều chị em phải đến ba tháng cuối của thai kỳ mới có thể cảm nhận được những chuyển động của bé trong bụng.

b. Thứ 2: Khó theo dõi tim thai

Khi nhau bám mặt trước đáy thân, việc này cũng gây ảnh hưởng trong việc theo dõi tim thai. Vì vị trí nhau bám dày mặt trước tử cung sẽ gây cản trở việc lắng nghe tim thai của các bác sĩ để có thể dễ dàng đánh giá bé khỏe hay không.

c. Thứ 3: Khó khăn để đưa bé ra ngoài

Nhau bám mặt trước cũng có thể gây khó khăn trong việc đưa bé ra ngoài ở trường hợp bé bị ngôi ngược.

Ngoài những ảnh hưởng nêu trên thì việc nhau bám mặt trước cũng tiềm ẩn một vài nguy cơ khác như tiểu đường, thai nhi chậm lớn hay huyết áp. Tuy nhiên, mẹ không cần phải quá lo lắng vì đa số các trường hợp nhau bám mặt trước không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chỉ cần bạn ý thức chăm sóc bản thân và dinh dưỡng hợp lý thì bé yêu sẽ được bảo vệ tốt thôi.

3. FAQ – Một số thắc mắc liên quan

Có nhiều thắc mắc xoay quanh việc nhau thai bám mặt trước. Healthyblog.net sẽ giải đáp các câu hỏi này ngay sau đây.

a. Nhau bám mặt trước là con trai hay con gái?

Có một câu hỏi rất thường được đặt ra đó là nhau bám mặt trước là con trai hay con gái? Nhiều quan niệm cho rằng vị trí nhau thai sẽ cho biết giới tính của em bé. Tuy nhiên, các chuyên gia bác sĩ cho biết vị trí nhau thai không thể nói lên bạn đang mang thai bé trai hay bé gái. Vì vậy, bạn không thể dựa vào vị trí của nhau thai để đoán biết giới tính con vì điều này không có cơ sở khoa học.

Nếu muốn biết giới tính thai nhi, siêu âm 3D/4D sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất và vị trí nhau thai không ảnh hưởng đến việc xem giới tính em bé qua siêu âm.

b. Nhau bám mặt trước có sinh thường được không?

Nhiều chị em dù biết nhau bám mặt thường không nguy hiểm nhưng đọc thấy những nguy cơ có thể xảy ra thì lo lắng vì không biết liệu mình có thể sinh tự nhiên được hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể bạn nhé.

Tuy nhiên, việc bạn sẽ sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của mẹ, vị trí nhau thai có thuận lợi không, bé có di chuyển đến đúng vị trí không? Vì vậy, việc của bạn là giữ sức khỏe, các chuyên gia bác sĩ sau khi khám nghiệm sẽ có tư vấn bạn cách sinh tốt nhất tùy tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

c. Làm sao để biết nhau bám ở vị trí nào?

Làm sao để biết rằng vị trí của nhau là nhau bám mặt trước hay một vị trí khác? Nếu bạn quan tâm vấn đề này thì câu trả lời là dựa vào kết quả siêu âm có thể nhìn thấy vị trí nhau bám bạn nhé.

d. Nhau bám mặt trước nhóm 2 là gì?

Khi đi khám thai, nhiều chị em thấy ghi nhau bám mặt trước nhóm 2, bạn thắc mắc vì không biết điều này có nghĩa gì?

Bạn có thể thấy kết quả siêu âm ghi nhau bám nhóm 1, nhóm 2 hoặc nhóm 3. Nếu nhau bám nhóm 1 là nhau đang bám dưới tử cung. Còn nhóm 2 là bờ dưới nhau qua nửa dưới của thân tử cung và nhóm 3 là nhau bám thấp. Khi tử cung lớn lên sẽ kéo theo bánh nhau nên vị trí nhau bám cũng sẽ có sự thay đổi.

Với những chia sẻ bên trên, Healthyblog.net tin rằng mẹ đã biết nhau bám mặt trước là như thế nào và có ảnh hưởng gì không. Như đã giải đáp, nhau bám mặt trước không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và mẹ vẫn có thể sinh tự nhiên được. Thế nên, bạn không cần phải lo lắng. Việc của các mẹ bầu đó là giữ cho mình một tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp để có một sức khỏe tốt nhất cho kỳ vượt cạn sắp tới.

Chủ Đề