Nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài văn của bạn

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn học đặc biệt là trong thơ ca. Vậy điệp ngữ là gì? Tác dụng, cách sử dụng điệp ngữ như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ tổng quát những kiến thức cơ bản liên quan đến điệp ngữ là gì nhé.

Điệp ngữ là gì?

Theo sách Ngữ văn 7, điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

Để hình dung rõ hơn điệp ngữ là gì người viết sẽ dẫn ra một số ví dụ nhỏ để bạn đọc tiện theo dõi nhé.

Ví dụ trong bài Bài thơ vê tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật có đoạn như sau:

“Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái…”

Trong đoạn thơ trên tác giá đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ là lặp lại từ “nhìn thấy” nhấn mạnh hành động nhắc tới.

Hay một ví dụ khác như: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực”. Ở đây điệp ngữ “không phải” nhằm nhấn mạnh số lượng phượng nhiều vô kể.

Qua một số ví dụ về điệp ngữ minh họa nêu trên bạn đọc đã có thể hình dung ra được điệp ngữ là gì? rồi phải không.

Tác dụng của điệp ngữ là gì?

Ngoài việc trả lời câu hỏi điệp ngữ là gì? Nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu điệp ngữ có tác dụng như thế nào nhé.

Thứ nhất: gợi hình ảnh

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong văn chương giúp khắc họa rõ nét hình ảnh, tình cảm mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ sẽ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh được nhắc đến. Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”.

Điệp từ “dốc” giúp gợi nên hình ảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở.

Thứ hai: nhằm tạo sự nhấn mạnh

Việc lặp lại một từ hoặc một cụm từ sẽ nhấn mạnh được ý tác giả muốn nhắc đến.

Ví dụ: “… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Từ “nhớ sao” được lập lại nhiều lần nhấn mạnh sự nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa cũ.

Thứ ba: tạo sự liệt kê

Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, việc sử dụng điệp từ có lặp lại nhiều lần để liệt kê những kết tinh đẹp đẽ trong hạt gạo, qua đó thể hiện sự trân quý của tác giá đối với hạt gạo như:

“ Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…”

Các dạng điệp ngữ thường gặp

Có 3 dạng điệp ngữ chính là:

– Điệp ngữ cách quãng,

– Điệp ngữ nối tiếp;

– Điệp ngữ chuyển tiếp [hay còn gọi là điệp ngữ vòng].

Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ này thường cách quãng, không có sự liên tiếp.

Ví dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:

“ Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

Điệp ngữ nối tiếp

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau.

Điệp từ chuyển tiếp [điệp từ vòng]

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu dưới tiếp theo để giúp câu văn, câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa. Hình thức điệp này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

Ví dụ trong bài thơ Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm có đoạn:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Trong đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp, gợi lên cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

Ngoài việc ghi nhớ về khái niệm điệp ngữ là gì và tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ, bạn đọc cũng cần nắm được lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này.

Khi sử dụng điệp ngữ phải xác định được mục đích sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết và phải có lối diễn giải mạch lạc rõ ràng, tránh việc lạm dụng quá mức gây rườm rà cho bài văn.

Trong một bài văn, có thể kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Các bạn cần chọn lọc về việc sử dụng các biện pháp tu từ cần thiết, không kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ trong một đoạn khi bạn không đủ “chắc tay” để tạo điểm nhấn.

Tóm lại điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Danh từ là gì?

Điệp ngữ là một trong những biện pháp giúp câu văn trong bài có nét tương đồng và làm nhấn mạnh vấn đề chúng ta muốn thể hiện. Với nội dung lý thuyết đã học trước đó [Soạn bài Điệp ngữ] thì Đọc tài liệu cũng xin gợi ý tới các em một số đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ để tham khảo như sau:

Top 5 đoạn văn có sử dụng điệp ngữ

Đoạn văn 1

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên - một đêm trăng quê hương thật đẹp. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà ko rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa. Em yêu đêm trăng đẹp. Em yêu quê hương mình biết bao!

Điệp ngữ trong đoạn: đêm trăng, quê hương

Đoạn văn 2

Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương - nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông nước trong lành ngọt mát. Dù sau này trưởng thành, bước chân em đi tới mọi miền đất nước, trong tim em vẫn mãi vang vọng hai tiếng thiêng liêng: Quê hương!

Điệp ngữ trong đoạn: quê hương

Đoạn văn 3

Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!!! Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.

Điệp ngữ trong đoạn: quê hương

Đoạn văn 4

Bầu trời đang trong xanh không một gợn mây, bỗng từ đâu mây đen ùn ùn kéo đến làm đen kịt cả một góc trời. Bồm bộp, mưa rơi trên mái nhà, mưa ào ào rơi xuống sân, rồi mưa ầm ầm như thác đổ. Cả không gian chìm ngập trong một màu trắng xoá. Lát sau, tạnh mưa hẳn. Trời lại tươi sáng như ban nãy. Cây cối như vừa được tắm gội thoả thích, mọi vật như bừng tỉnh. Tất cả đều lộ rõ một vẻ tươi tắn, đáng yêu và tràn đầy sức sống.

Điệp ngữ trong đoạn: mưa

Đoạn văn 5

Thế giới muôn màu với muôn vàn loài hoa khác nhau nhưng loài hoa mà mình yêu quý nhất là bông hồng gai. Mới nghe tên thì cảm thấy loài hoa này thật sắc lạnh nhưng khi bạn tìm hiểu thì thấy loài hoa này vô cùng đáng yêu. Hồng là biểu tượng của phương tây. Hồng là biểu tưởng của sự giàu sang, phú quý. Hồng còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Hồng đẹp , đẹp một vẻ tự nhiên không chau chuốt bởi hồng là biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới.

Điệp ngữ trong đoạn: hồng

-/-

Trên đây là tổng hợp 5 đoạn văn có sử dụng điệp ngữ hay mà Đọc tài liệu tổng hợp được, mong rằng nội dung này sẽ giúp ích cho các em hoàn thiện đoạn văn của mình!

Xem thêm:

>> Đoạn văn có sử dụng biện pháp nói quá

>> Viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ


Video liên quan

Chủ Đề