Nhận xét sách tiếng anh 10 bright

Bắt đầu từ năm học 2016-2017, Hà Nội sẽ triển khai đại trà bắt buộc tại 100% các trường THPT [công lập và ngoài công lập] trên địa bàn thành phố với hình thức mỗi trường có ít nhất 2 lớp 10 dạy sách giáo khoa [SGK] theo chương trình mới. Những lớp 10 còn lại tiếp tục dạy học theo SGK hiện hành. Những lớp 11 và 12 phải được tiếp tục dạy học lên theo đúng chương trình SGK. 

Ngoài ra, từ năm học 2017-2018, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tại 100% các trường THPT [công lập và ngoài công lập] trên địa bàn thành phố với hình thức mỗi trường có ít nhất 3 lớp 10 SGK theo chương trình mới. Những lớp 11 và 12 phải được tiếp tục dạy học lên theo đúng chương trình SGK.

Từ năm học 2019-2020, thành phố Hà Nội sẽ triển khai 100% số lớp 10 trong các trường THPT [công lập và ngoài công lập] trên địa bàn thành phố được học SGK tiếng Anh chương trình mới và học nối tiếp chương trình đến lớp 12.

Xung quanh việc giảng dạy theo SGK tiếng Anh lớp 10 mới từ năm học này, nhiều giáo viên ở  các trường THPT đã bày tỏ những quan điểm, đề xuất khác nhau.

Bìa cuốn SGK tiếng Anh lớp 10 mới

Thêm tài liệu tin cậy hướng dẫn giáo viên giảng dạy

Một giáo viên dạy Ngoại ngữ trường THPT Thạch Thất, huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết: Nội dung các bài học trong SGK tiếng Anh lớp 10 mới có kiến thức phong phú, tích hợp nhiều kỹ năng lồng ghép hơn so với SGK cũ.

Nếu áp dụng ngay ở các trường học thuộc các quận, huyện có điều kiện kinh tế phát triển thì có thể được nhưng ở những trường thuộc huyện nghèo thì chưa khả thi vì điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ giáo viên chưa thể thực hiện được. Ngoài ra, năng lực học của nhiều học sinh ở ngoại thành Hà Nội cũng không được tốt.

Cô giáo trường THPT Thạch Thất cho biết, các lớp học của cô dạy đa phần học sinh đều học kém về ngoại ngữ. Bên cạnh đó, môi trường để các em giao tiếp và phát triển ngôn ngữ hầu như không có. Phương tiện hỗ trợ giảng dạy ở trường đều thô sơ, chủ yếu là thông qua đài cassete, trong khi đó tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy theo chương trình mới còn sơ sài. Đây là những trở ngại lớn đối với giáo viên khi phải giảng dạy SGK tiếng Anh lớp 10 mới.

Theo cô giáo trường THPT Thạch Thất, Hà Nội, SGK tiếng Anh lớp 10 mới có rất nhiều kiến thức và tương đối khó đối với những học sinh ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Trong kỳ thi THPT         Quốc gia 2016, nhiều học sinh có điểm thi môn Ngoại ngữ dưới trung bình nên nếu để các em học SGK tiếng Anh mới thì ngành Giáo dục cần có những tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy, học sinh học tập cụ thể theo từng bài học.

Một trong những trang SGK tiếng Anh lớp 10 mới

Nên có nhiều buổi lắng nghe mong muốn, đề xuất của giáo viên

Là giáo viên dạy Ngoại  ngữ, trường THPT Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cô Nguyễn Thị Thu Cúc cho biết, lộ trình giảng dạy tiếng Anh như Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra là hợp lý để các trường học, giáo viên có thời gian chuẩn bị cho việc giảng dạy.

Chương trình giảng dạy tiếng Anh SGK mới, học sinh sẽ học tối thiểu 3 tiết/tuần với đầy đủ 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết theo các chủ đề quen thuộc, gần gũi là định hướng đúng đắn. Các trường có học sinh thiên về các môn khoa học tự nhiên thì có thể học tiếng Anh 3 tiết/tuần. Còn những học sinh theo ban cơ bản và ban D [Toán, Văn, tiếng Anh] thì có thể thêm từ 1 đến 2 tiết tự chọn là học tiếng Anh.

Nếu đổi mới việc học tiếng Anh ở trường THPT thì ngành Giáo dục cũng nên nghiên cứu việc ra đề thi THPT Quốc gia cho phù hợp. Theo đó, đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh trong những năm tới nên thay đổi để tất cả học sinh đều làm được với mức điểm cao. Ngoài ra, khi xét vào các trường ĐH, Bộ GD-ĐT cũng nên quy định là học sinh phải đạt điểm môn tiếng Anh ở mức nào đó mới được đăng ký vào ĐH thì chắc chắn việc học tập ngoại ngữ sẽ tốt hơn.

Theo cô Thu Cúc, đối tượng học sinh tác động rất lớn tới việc giảng dạy của giáo viên. Nếu học sinh có năng lực học tập tốt thì giáo viên sẽ rất nhàn. Còn những học sinh không thích học ngoại ngữ hay yếu kém trong tập thì giáo viên phải rất vất vả cũng như phải lược bỏ bớt đi một số kiến thức để các em có thể hiểu một phần kiến thức nào đó trong SGK. Ngoài ra, nguồn tư liệu hỗ trợ giáo viên giảng dạy tiếng Anh hiện còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc truyền tải chương trình mới tới học sinh.

Cô Nguyễn Thị Kim Cúc đề xuất ngành Giáo dục nên tổ chức nhiều buổi nói chuyện, hội thảo sát thực để giáo viên dạy ngoại ngữ có thể bày tỏ mong muốn, kiến nghị hay cùng trao đổi với các cấp lãnh đạo tìm phương hướng giải quyết sao cho việc giảng dạy tiếng Anh theo SGK mới được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Đổi mới thi cử theo hướng phát huy các kỹ năng

Việc giảng dạy tiếng Anh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và sự đầu tư thiết bài giảng sinh động để làm sao học sinh hiểu bài và hứng thú với môn học của giáo viên. Đó là quan điểm của cô Trần Thị Thanh Hương, giáo viên dạy Ngoại ngữ, trường THPT Xuân Đỉnh, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Cùng với việc đổi mới cách thức giảng dạy của giáo viên thì việc đổi mới thi cử môn Ngoại ngữ nên theo hướng phát huy năng lực của học sinh cũng như cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết chứ không nên thiên về ra đề theo dạng trắc nghiệm và viết. Ngoài ra, ngành giáo dục có thể ra đề thi ngoại ngữ theo cách thức của ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức là thí sinh làm bài trên máy tính và biết kết quả luôn.

Nhằm hỗ trợ việc giảng dạy ngoại ngữ có hiệu quả, cô Thanh Hương kiến nghị ngành giáo dục địa phương cần hỗ trợ để sao cho các trường THPT có đầy đủ máy chiếu giúp giáo viên trong trường cùng lúc giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau./.

Một số giáo viên chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, nhiều năm qua, sách giáo khoa môn Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông mà đặc biệt là ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông luôn có “một lối đi riêng” so với các đầu sách giáo khoa còn lại.

Môn Tiếng Anh ở chương trình 2006 cũng có nhiều bộ sách nên nhiều khi cùng một khối lớp học của một trường mà có lớp học sách hệ 7 năm, có lớp học hệ 10 năm nên khi kiểm tra học kỳ - dù kiểm tra đề chung, cùng thời điểm nhưng có 2 đề khác nhau.

Môn Tiếng Anh của chương trình 2018 ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đang có 9 đầu sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Chính vì thế, không chỉ phụ huynh học sinh mà ngay cả những thầy cô giáo dạy Tiếng Anh ở các nhà trường cũng rối khi chọn lựa bộ sách cho tổ chuyên môn của mình để phù hợp với đặc điểm nhà trường và hội đồng bộ môn.

Bảng giá một bộ sách Tiếng Anh được giới thiệu công khai đến nhà trường. Theo giáo viên thì đây là trường hợp hiếm hoi công khai bảng giá sách tiếng Anh. [Ảnh chụp từ màn hình]

9 sách giáo khoa tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được Bộ phê duyệt

Theo Quyết định 441/QĐ-BGDĐT và Quyết định 442/QĐ-BGDĐT, Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông ngày 28/1/2022, chúng ta dễ dàng nhìn thấy danh mục sách giáo khoa Tiếng Anh có rất nhiều.

Cụ thể: Quyết định 441/QĐ-BGDĐT đã được phê duyệt 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục.

Trong đó, có 3 sách Ngữ văn, 3 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 2 sách Lịch sử và Địa lí; 2 sách Khoa học tự nhiên; 3 sách Giáo dục công dân; 3 sách Âm nhạc; 3 sách Công nghệ; 3 sách Giáo dục thể chất; 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 4 sách Mĩ thuật và 2 sách Tin học. [1]

Đối với lớp 10, Quyết định 441/QĐ-BGDĐT cũng bao gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục.

Trong đó, có 3 sách Ngữ văn, 3 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 2 sách Lịch sử và Địa lí; 2 sách Khoa học tự nhiên; 3 sách Giáo dục công dân; 3 sách Âm nhạc; 3 sách Công nghệ; 3 sách Giáo dục thể chất; 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 4 sách Mĩ thuật và 2 sách Tin học. [2]

9 đầu sách Tiếng Anh lớp 7, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đó là: Macmillan Motivate!, Global Success, Explorer English, English Discovery, THiNK, Bloggers-Smart, i-Learn Smart World, Friends Plus, Right on!.

Và, 9 đầu sách Tiếng Anh lớp 10 cho năm học tới bao gồm: Global Success; ThiNK; English Discovery; Macmillan Move On; Friends Plus Global; Explore New Worlds; Bright; i-Learn Smart World; C21-Smart.

Danh mục sách giáo khoa Tiếng Anh đã được Bộ phê duyệt. [Ảnh chụp từ màn hình]

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7, lớp 10, theo quy định của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT thì đó là cơ sở pháp lý để các tỉnh tiến hành việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong các nhà trường.

Song, vấn đề đặt ra là trong số tất cả các loại sách giáo khoa đã được các nhà xuất bản công khai, niêm yết giá cụ thể thì tại sao sách giáo khoa Tiếng Anh lại rất khó tiếp cận giá đăng tải công khai?

Đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - đơn vị đang chiếm số lượng phát hành sách giáo khoa nhiều nhất [bao gồm sách giáo khoa chương trình 2006 đối với tất cả các lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 và chương trình 2018 đối với các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10], người viết dù dùng nhiều cách nhưng đều không tiếp cận được bản tin nào về giá thành sách giáo khoa Tiếng Anh?

Ngay cả trong Thông cáo báo chí ngày 27/4/2022 về giá sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, đơn vị này cũng chỉ công bố giá sách các loại sách giáo khoa các môn khác và đều phụ chú bằng cụm từ “chưa bao gồm sách Tiếng Anh” nằm trong dấu ngoặc đơn.

Sách giáo khoa Tiếng Anh vì sao vẫn được bán riêng lẻ?

Không phải đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 sách Tiếng Anh mới được bán riêng lẻ mà môn Tiếng Anh chương trình 2006 cũng vậy.

Chẳng hạn như sách giáo khoa của chương trình học 2006 ở cấp Trung học cơ sở những năm qua đang học theo sách Tiếng Anh hệ 7 năm và hệ 10 năm. Vì thế, sách giáo khoa Tiếng Anh hệ 10 năm đang được bán giá tương đương với giá tổng sách giáo khoa các môn còn lại.

Một bộ sách giáo khoa lớp 8 [không bao gồm sách Tiếng Anh] hiện đang bán ở nhà sách có giá thành là 135.000 đồng nhưng chỉ riêng sách Tiếng Anh lớp 8 [hệ 10 năm] có giá 136.000 đồng.

Trong đó, sách giáo khoa Tiếng Anh tập I, II có giá 70.000 đồng, sách bài tập Tiếng Anh tập I, II có giá 66.000 đồng và học sinh bắt buộc phải mua cả 4 cuốn này.

Sách Tiếng Anh chương trình giáo dục phổ thông 2018, người viết cũng không tìm thấy thông tin công bố công khai trên website của các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách giáo khoa.

Theo tìm hiểu của người viết bài, mỗi bộ sách Tiếng Anh [thường là 4 cuốn - 2 cuốn sách giáo khoa và 2 cuốn sách bài tập] có giá dao động khoảng trên dưới 150.000 đồng.

Việc các nhà trường chọn sách Tiếng Anh nào thường được tư vấn kĩ lưỡng của cấp trên bằng nhắn tin hoặc điện thoại trực tiếp. Sau đó, nhà trường sẽ “lựa chọn công khai” và thông báo đến phụ huynh học sinh mua. Bởi vì sách Tiếng Anh thường đi kèm sách bài tập nên giá thành cả bộ sách cho môn học này cao và tất nhiên nó cũng được thực hiện khá khép kín theo tuần tự.

Theo chia sẻ của một số phụ huynh, dù sách Tiếng Anh chương trình 2018 có được thực hiện công khai, minh bạch và bày bán ở các nhà sách như sách chương trình 2006 thì phụ huynh và học sinh cũng rất khó khăn trong việc mua các loại sách này.

Bởi lẽ, mỗi cấp học có đến 9 đầu sách Tiếng Anh mà sách Tiếng Anh thường mỗi học kỳ có 1 cuốn sách giáo khoa và 1 cuốn sách bài tập nên cộng cả bộ sách có đến 4 cuốn.

Sách Tiếng Anh nhiều năm qua vì sao đến nay vẫn rất hiếm được các nhà xuất bản sách giáo khoa niêm yết giá công bố rộng rãi vẫn là một câu hỏi cho nhiều phụ huynh, giáo viên ở các nhà trường phổ thông.

Tài liệu tham khảo:

[1] Quyết định 441/QĐ-BGDĐT

[2] Quyết định 442/QĐ-BGDĐT

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

KIM OANH

Video liên quan

Chủ Đề