Nhà thơ Việt Phương Việt về Bác Hồ

KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ THƠ TỐ HỮU (4/10/1920 - 4/10/2020)

Trong đời mỗi nhà thơ Việt Nam ai cũng có ít nhất một lần viết về Bác, ai cũng có những câu thơ hay về Bác. Và có lẽ, Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác hay nhất.

Nhà thơ Việt Phương Việt về Bác Hồ

“Người ngồi đó với cây chì đỏ/ Vạch đường đi, từng bước, từng giờ” (Tố Hữu). Ảnh tư liệu

Ấy là nhờ nhà thơ có những thuận lợi riêng: Là người được gần gũi với Bác Hồ trong những ngày trên chiến khu Việt Bắc và sau này về Hà Nội; ông là người đảm nhận trọng trách công tác tư tưởng của Đảng nên nhiều lần được làm việc trực tiếp với Bác Hồ; điều quan trọng nhất, ông là nhà thơ xuất sắc, lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

Dọc theo hành trình thơ Tố Hữu, ta được tiếp cận những dấu ấn, mốc son lịch sử, mang ý nghĩa của thời đại, mang dấu ấn của con người lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Thời kỳ đầu cách mạng thành công, viết về Bác với tư cách lãnh tụ tối cao, thơ Tố Hữu còn chung chung khái quát với những hình tượng lớn: “Người lính già đã quyết chiến hy sinh” … để nói về tầm vĩ đại của Bác.

Âm hưởng ngợi ca mang tính hào khí đậm tô như: “Hồ Chí Minh/ Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng/ Trên đầu ta ngọn cờ dân tộc/ Trong thế kỷ trong tên người: Ái Quốc/ Bạn muôn đời của chủ nghĩa đau thương”.

Càng về sau, được gần và hiểu Bác hơn thì thơ Tố Hữu khắc họa hình ảnh Bác thật đời thường và giản dị, là hiện thân của tâm hồn và trí tuệ dân tộc hôm qua và hôm nay: “Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước/ Tiếng ngày xưa và tiếng cả mai sau…”. Bởi Bác là niềm tin và sức mạnh: “Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh/ Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh/ Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi/ Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi...”

Nhà thơ Việt Phương Việt về Bác Hồ

Nhà thơ Tố Hữu. Ảnh tư liệu

Từ bài thơ “Hồ Chí Minh” (1945) - bài thơ đầu tiên viết về Bác đến bài thơ thứ hai “Sáng tháng 5” (1951) là một chặng đường khá dài khi nhà thơ được điều lên chiến khu Việt Bắc. Ở đây, ông đã cảm thụ vẻ đẹp đích thực thường ngày của Bác.

Và cảm giác này là cảm giác lần đầu: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên Người một chút…”. Đó chính là phẩm chất cao quý của Bác.

“Sáng tháng 5 ” có những câu thơ mang tính chất phát hiện khi xây dựng chân dung tinh thần của Bác. Nhà thơ viết: “Bác kêu con đến bên bàn/ Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ/ Con bồ câu trắng ngây thơ/ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn…”.

Ở đây mối quan hệ giữa cái phi thường và cái bình thường được giao hòa vào nhau để làm nên sự hài hòa và cao quý: “Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà….”.

Từ bài thơ “Sáng tháng 5 ”, Tố Hữu đã nhìn Bác từ bên trong, từ chiều sâu tâm tưởng, cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị lãnh tụ tối cao mà còn bình dị, trầm tĩnh trước những sự việc trọng đại của đất nước cũng như trong đời sống hằng ngày.

“Bàn tay con nắm tay Cha/ Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng”. Mối đồng cảm ấy có sức hút, sức truyền cảm lớn lao, sức mạnh tinh thần lớn lao. Dường như không còn khoảng cách giữa lãnh tụ và người dân. Phải là người có tình cảm thành kính và sâu sắc thì Tố Hữu mới nói được những lời gan ruột, cách xưng hô ân cần gần gũi như thế.

Nhà thơ Việt Phương Việt về Bác Hồ

Bác Hồ làm việc với nhà thơ Tố Hữu (năm 1960). Ảnh tư liệu

Trong những bài thơ, câu thơ viết về Bác ở chiến khu Việt Bắc bao giờ hình ảnh Bác Hồ cũng được lồng trong khung cảnh tuyệt đẹp của suối, rừng, mây, núi. Nhà thơ Tố Hữu đã khá nhạy cảm và tinh tế bắt được những nét đẹp hài hòa như thế qua ống kính tâm hồn của mình: “Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường/ Nhớ Người những sáng tinh sương/ Ung dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân Người bước lên đèo / Người đi rừng núi trông theo bóng Người …”.

Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu, hình ảnh mái tóc của Bác, (cũng là hình ảnh ước lệ của thời gian của tâm trạng), luôn được hiện lên lúc cận cảnh lúc mênh mang với bao cung bậc nỗi niềm. Cảm kích trước vẻ đẹp bình dị của Bác, nhà thơ thốt lên: “Cho con được ôm hôn má Bác/ Cho con hôn mái đầu tóc bạc”. Mái tóc bạc tả thực của giây phút trực cảm ngỡ ngàng, dạt dào thương kính xúc động của nhà thơ.

Hòa bình lập lại trên miền Bắc thân yêu sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, trong niềm vui tự hào của đất nước, bài thơ “Ta đi tới” dào dạt hình ảnh mái tóc bạc của Bác Hồ: “Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ …”. Câu thơ tả thực mà lãng mạn bay bổng và cổ kính trang nghiêm.

Hai hình ảnh hiện hữu trong nhau: Lá cờ đỏ sao vàng bay và mái tóc bạc Bác Hồ của niềm vui chiến thắng, lòng tự hào dân tộc. Thiêng liêng hơn, đó là biểu tượng của hồn nước hồn dân tộc. Đây là cách nói hàm súc bằng thơ nhằm tôn vinh sự vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh và công lao to lớn của Người đối với dân tộc.

Trong bài thơ “30 năm đời ta có Đảng” mái tóc bạc của Bác lại hiện ra trong niềm vui và cảm xúc ân tình: “Bạc phơ mái tóc người Cha. Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người”. Trong bài “Cánh chim không mỏi”, nhà thơ viết: “Bác về tóc có bạc thêm/ Năm canh, bốn biển có đêm nghĩ nhiều”.

Tố Hữu cũng đã nhiều lần viết về đôi mắt sáng thần tiên, tinh anh của Bác luôn tỏa ra ánh sáng trí tuệ với tấm lòng nhân hậu: “Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi/ Ta lớn cao lên bay bổng diệu kỳ…”. Hay trong khung cảnh lễ đài trang trọng thì Bác hiện ra thật dung dị lạ thường từ ánh mắt yêu thương của Người: “Trông đàn con đó, vẫy hai tay / Cao cao vầng trán ngời đôi mắt”.

Trong thơ Tố Hữu đậm đặc những câu thơ tả chân, những chi tiết hiện thực lay thức về cuộc sống bình dị của Người. Ông đã thổi hồn vào từng câu chữ và hiện thực được chắp canh thăng hoa bay lên lãng mạn.

Ví như khi ông viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Gường mây chiếu cói đơn chăn gối / Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…” thì đây giống như ống kính tâm hồn của nhà thơ đã quay lại thật cụ thể nếp sống hằng ngày bình dị của Bác. Và cao hơn đó là thổn thức nỗi lòng thương nhớ Bác, một con người giản dị: “Máy chữ thôi reo nhớ ngón đàn/ Thong dong chiếc gậy gác bên bàn/ Còn đôi dép cũ mòn quai gót/ Bác vẫn thường đi giữa thế gian …”.

Nhà thơ Việt Phương Việt về Bác Hồ

Lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ Tố Hữu. Ảnh Tư liệu

Cứ thế, như lời tâm sự chân thành xúc động, chúng ta được cùng nhà thơ nâng niu từng hiện vật đời sống thường ngày của Bác

Nếu như “Sáng tháng 5 ” là một trong những bài thơ đầu tiên viết về Bác thành công nhất thì “Bác ơi!” viết lúc Bác mất và đặc biệt trường ca “Theo chân Bác” là những đỉnh cao của thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ. “Bác ơi!” là tiếng nấc nghẹn ngào: “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa …”;“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời/ Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười”.

Trong “Toàn thắng về ta” viết năm 1975 lời thơ cất lên reo vui trước tin thắng trận: “Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp/ Bác Hồ ơi ! toàn thắng về ta/ Chúng con đến, xanh ngời ánh thép/ Thành phố tên Người rực rỡ cờ hoa”.

Nếu như Maiacốpxki có trường ca “Lê Nin” nổi tiếng viết về vị lãnh tụ thiên tài của cánh mạng tháng Mười thì trường ca “Theo chân Bác” được Tố Hữu viết năm 1970 tựa như cuốn nhật ký về cuộc đời Bác lưu lại trong đó những gì đơn sơ nhất thân thương nhất từng gắn bó với Bác thời ấu thơ:

“Tôi trở về quê Bác làng sen / Ơi hoa sen đẹp của bùn đen / Làng quen như thể quê chung vậy / Mấy dãy ao chua mảnh đất phèn…Thăm lại vườn xưa mái cỏ tranh / Thương hàng râm bụt luống rau xanh / Ba gian nhà trống nồm đưa võng / Một chiếc giường tre chiếu mong manh.

Hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu luôn hiện lên với một tượng đài trong lòng dân. “Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.

Nhà thơ Việt Phương Việt về Bác Hồ

Nguyễn Ngọc Phú

Nguyễn Ngọc Phú

Sau này, tôi có dịp gần anh, hiểu nhiều hơn, khi anh từ Văn phòng Thủ tướng sang làm việc ở Văn phòng Tổng Bí thư Lê Duẩn. Những chuyến đi công tác xa dài ngày, nhất là ở các tỉnh phía nam, tôi thường được ở với anh. Anh rất ít nói về mình, nhưng luôn say sưa giảng giải cho tôi nhiều kiến thức trong sách vở và những câu triết lý rút ra từ cuộc sống. Có lần, gần khuya mà vẫn thấy anh chưa ngủ, tôi hỏi: “Sáng mai, nói chuyện với sinh viên thành phố Hồ Chí Minh mà sao không thấy anh chuẩn bị?”. “Anh chuẩn bị trong đầu”. Từ chuyện “chuẩn bị trong đầu”, anh liên tưởng đến kỷ niệm khi trở thành thư ký giúp việc cho anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng): Là một thanh niên Hà thành chính gốc, anh hoạt động cách mạng từ đầu năm 1944 và bị bắt. Cách mạng Tháng Tám đã giải thoát anh khỏi nhà tù phát-xít Nhật. Anh xung phong vào đoàn quân Nam Tiến, tham gia chiến đấu, trở thành đảng viên (năm 2016, anh nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng). 18 tuổi, anh đã là Bí thư Đảng ủy Trung đoàn. Năm 1947, anh đi dự Hội nghị Thanh niên Khu V, được chọn là người phát biểu. Trước ngày khai mạc, anh Tô gặp Việt Phương: “Ngày mai chú sẽ phát biểu. Vậy bài chuẩn bị của chú đâu?”. Chưa biết anh Tô là ai, anh hỏi lại: “Thưa anh, bài gì ạ?”. “Bài mà chú định nói”. “Tôi chuẩn bị trong đầu”. “Vậy chú nói thử, mình nghe”. Anh phát biểu hùng hồn, đúng gọn thời gian cho phép. Anh Tô tỏ vẻ hài lòng, nhưng vẫn dặn: “Nói vậy là được. Nhưng đứng trước lãnh đạo, trước người lớn tuổi, chú vẫn nên cầm tờ giấy, để tỏ lòng tôn trọng người nghe”. Bế mạc hội nghị, trước ngày trở về đơn vị, anh nhận được thông báo ở lại làm thư ký cho anh Tô. Và ngày đầu nhập môn, đi công tác bằng xe ô-tô, anh đã nôn thốc nôn tháo vào cả quần áo anh Tô. Hai thầy trò phải dừng xe bên bờ suối tắm giặt, chờ quần áo khô đi tiếp...

Sáng hôm sau, để được “mục sở thị thần tượng hùng hồn”, tôi xin đi theo anh. Buổi nói chuyện hôm ấy quả thật quá đông, sinh viên ngồi chật cả sân trường, lắng nghe anh như đón lấy từng lời. Anh nói liền một mạch, không nghỉ, trích dẫn C.Mác, Ph.Ăng-ghen, Hồ Chí Minh, sách Phật giáo, Kinh Thánh đúng từng trang, từng dòng mà trong tay không sách, không giấy bút ghi. Sau này, khi đã về công tác ở Báo Nhân Dân, quá nể lời đề nghị của lãnh đạo Nhà máy Biến thế điện Đông Anh, tôi thay mặt mời anh về nói chuyện. Hôm ấy, anh nói về công tác quản lý xí nghiệp. Phòng họp của ban lãnh đạo chật ních người. Không chỉ cán bộ hành chính, công nhân nhiều phân xưởng cũng xin phép đến nghe, ngồi chật cả hành lang. Bài nói của anh kết thúc khi kim đồng hồ chỉ đúng 11 giờ 30 phút, như lời mở đầu anh hứa.

Trong những chuyến đi thăm, làm việc ở các ngành, địa phương, khi nói chuyện, trao đổi ý kiến trước tập thể đông người, anh em thư ký thường ngồi ở một góc bên, nhưng Tổng Bí thư Lê Duẩn thường hay quan sát thái độ Việt Phương. Đến giờ nghỉ hoặc trong bữa ăn, anh Ba chủ động: “Khi tôi nói, có điều gì chú Phương không đồng tình?”. Có khi xảy ra cuộc tranh luận giữa hai người. Tiếng Việt không đủ diễn đạt, hai thầy trò lại chuyển sang tiếng Pháp lưu loát, trơn tru. Tôi cảm nhận toàn bộ trí tuệ, tâm huyết và những trải nghiệm cuộc đời, Việt Phương đều dâng hiến cho người mình giúp việc. Một bộ óc như thế, một tài ba như thế, nhưng gần như suốt cuộc đời, Việt Phương yên tâm tận tụy với một nghề, thư ký giúp việc. Dù thời gian dài nhất làm thư ký cho anh Tô, hay ngắn hơn làm thư ký cho anh Ba (Tổng Bí thư Lê Duẩn), tham gia lãnh đạo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương hay ở Tổ tư vấn và Ban nghiên cứu của Chính phủ, anh cũng theo nghề ấy. Tại Đại hội II của Đảng, năm 1951, Việt Phương là người trẻ nhất Đoàn Thư ký. Anh sống khiêm tốn, giản dị, giản dị quá mức, không bao giờ đòi hỏi cho cá nhân. Anh ân hận mãi về một lần yêu cầu người khác. Chả là, lần ấy qua Liên Xô để đi dự Hội nghị Giơ-ne-vơ, muốn có bữa ăn hợp hơn cho anh Tô, chưa đủ từ tiếng Nga nói con cua, Thư ký Việt Phương đã để mười ngón tay liên tục bấm trên bàn diễn tả con cua bò ngang. Không ngờ, hôm sau những người phục vụ mồ hôi nhễ nhại khuân lên một chiếc đàn pi-a-nô. Việt Phương luôn tự nghiêm khắc với mình. Thường xuyên theo Thủ tướng, Tổng Bí thư ra nước ngoài, nhưng anh chẳng mua bất cứ thứ quà gì cho vợ con; tiền sinh hoạt phí, anh cho anh em bảo vệ. Những lần vào thành phố Hồ Chí Minh, chị Ba Thi thương anh em trong đoàn, thường cho mỗi người năm ký gạo gửi về cho các thím. Anh nhận phần, sau cho lại anh em, “vì các chú khó khăn hơn”. Có đêm tôi thẳng thắn: “Nhiều người bảo anh lập dị. Tại sao đi công tác anh mặc cả quần vá. Miền nam có nhiều hoa quả, sao anh không mua về cho các cháu?”. Anh hỏi lại: “Thật thế à? Nhiều người nói... có khi cũng đúng. Nhưng, anh đã quen. Dân còn khổ lắm”.

Từ ngày tôi biết Việt Phương, ngoài thời gian làm việc, tất cả vui buồn anh dồn cả vào thơ. Anh nói: “Thơ nói được chính lòng mình”. Có những đêm, đang ngủ, anh nhẹ nhàng thức dậy, ra phòng khách ghi chép. Mấy hôm sau, anh đưa cho tôi cả tập những bài thơ anh vừa viết: “Chú là người đọc đầu tiên đấy. Bài nào thích, chú đánh dấu. Từng bài, câu nào được nhất, chú đánh dấu riêng. Đừng ngại, cứ theo ý chú”. Đọc thơ anh, hiểu được, không dễ, phải ngẫm nghĩ, đọc đi, đọc lại. Từng ý thơ, hình ảnh, đều có ý riêng của cảm xúc. Tình yêu chung thủy, tâm tư về thời cuộc, những triết lý sống, làm người, tất cả đều có chiều sâu. Đầu đề mỗi bài chỉ có một từ, nhiều thể loại, không chấm, phẩy, chỉ xuống dòng. Trong thơ anh, tôi nhớ mãi những câu tự sự thật lòng:

Cứ đêm đêm, ta lại xét kết nạp ta vào Đảng

Thời gian nâng đòi hỏi mãi cao thêm

Đến trọn đời, từng giờ là cộng sản

Những nỗi đau ta cũng sáng búa liềm

(Bài Tâm sự đảng viên)

Hay: Nợ dân trả mấy cho vừa

Bao nhiêu tận tụy cũng chưa đủ đầy

Một đời còn mấy năm đây

Xin đem tâm huyết đêm ngày đền ơn

(Bài Ngộ)

Nhưng, một lần giữa trưa, Việt Phương gọi điện cho tôi, “Anh đốt tất cả các tập thơ rồi”. “Sao vậy anh?”. “Anh không muốn chị buồn. Tú Lan bảo mỗi bài thơ của anh đều có bóng dáng người con gái”. Sau này, chị Tú Lan giải thích, anh hiểu lầm ý chị, nên động viên anh nhớ lại, tái sinh các tập thơ, dù không thật đầy đủ: “Cửa mở” (1970, 1989, 2009), “Cửa đã mở” (2008, 2011), “Bơ vơ đông đảo”, “Nhặt nắng trong sương” (2011), “Cỏ dọc đường trần” (2010), “Cát dưới chân người” (2011), “Sống” (2012), “Lan”, “Nắng” (2013),... toàn những nhà xuất bản tên tuổi ấn hành.

Việt Phương là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sự nghiệp thơ của anh cũng khá đồ sộ, chứ đâu chỉ dừng ở “Cửa mở”. Chỉ có điều “Cửa mở” đi trước thời gian, gây nên sự bỡ ngỡ cho mọi người.