Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là gì

Nguyên tắc đối xử quốc gia [tiếng Anh: National Treatment, viết tắt: NT] được hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.

Hình minh họa. Nguồn: trogiupphaply

Nguyên tắc đối xử quốc gia [NT]

Định nghĩa

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong tiếng Anh là National Treatment, viết tắt: NT. Đây là qui chế yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa.

Mục đích

Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia - NT trong hệ thống thương mại đa phương nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước.

Nội dung

Nguyên tắc đối xử quốc gia được đưa vào Điều III của GATT [General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại], tiếp tục được thực hiện tại WTO [World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới].

Nội dung qui chế: Đối xử với hàng hóa dịch vụ, các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí cả các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ và công dân nước ngoài như các yếu tố tương tự trong nước. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các yếu tố:

+ Đối với yếu tố hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng NT là nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đóng thuế hải quan hoặc được đăng kí bảo vệ hợp pháp, được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước về thuế và lệ phí nội địa, các qui định về mua bán, phân phối, vận chuyển.

+ Đối với yếu tố dịch vụ, chỉ áp dụng NT với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.

Lưu ý: NT chỉ áp dụng khi các yếu tố trên đã gia nhập thị trường trong nước, vì vậy những đối xử tại cửa khẩu không nằm trong qui định áp dụng NT.

Các ngoại lệ

Các ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia được áp dụng trong hệ thống thương mại đa phương.

Nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên trong quan hệ kinh tế thương mại không gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương, thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia có một số ngoại lệ sau:

- Có sự phân biệt đối xử trong mua sắm [hàng hoá] bởi các cơ quan chính phủ.

Mua sắm chính phủ còn gọi là mua sắm công cộng, là việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục vụ cho mục đích sử dụng. Ở nhiều nước, việc mua sắm chính phủ ước tính chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội GDP.

GATT - WTO không bắt buộc các nước thành viên tham gia hiệp định về mua sắm của chính phủ. Nếu một nước thành viên không tham gia hiệp định về mua sắm của chính phủ sẽ không có nghĩa vụ thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia về lĩnh vực này. Nhà nước có thể dành ưu đãi, đối xử thuận lợi hơn cho hàng hoá và các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài.

- Ngoại lệ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài

Nhà nước áp dụng biện pháp dành cho các nhà đâu tư nước ngoài những ưu đãi hơn hẳn so với các nhà đầu tư trong nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

- Ngoại lệ dành cho các nhà đầu tư trong nước

Nhà nước áp dụng biện pháp dành cho các nhà đầu tư trong nước những ưu đãi hơn hẳn so với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo hộ một phần sản phẩm và các nhà sản xuất trong nước. Nhà nước áp dụng các biện pháp tại biên giới đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc các hạn chế định lượng riêng đối với hàng hóa nhập khẩu.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Tài chính]

Tên gọi khác: Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia; Nguyên tắc Ngang bằng dân tộc.

1. Nội dung:

Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại cam kết dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước kia những ưu đãi trên thị trường nội địa giống như những ưu đãi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước mình.
Với việc áp dung Nguyên tắc này thì sẽ không có sự phân biệt đối với hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất trong nước. VN – đối với ô tô đang có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu [trước đây VN phân biệt thuế xuất đánh vào hai loại ô tô này – ô tô nhập khẩu phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với ô tô sản xuất trong nước như vậy có nghĩa là VN bảo hộ cho ô tô sản xuất trong nước – vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, chính vì thế khi VN tham gia vào WTO thì các nước đều yêu cầu VN phải xóa bỏ sự phân biệt đối xử này].

2. Cách tiếp cận nguyên tắc của WTO:

Khi sản phẩm của nước thành viên xuất khẩu sang một nước thành viên khác thì những đãi ngộ của nước nhập khẩu về mua bán, vận tải, phân phối và sử dụng không kém hơn những đãi ngộ dành cho những sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước đó.
Ví dụ: ở Việt Nam đã có sự vi phạm trong nguyên tắc đối xử đối với sản phẩm bia, ở Việt Nam có bia hơi và bia tươi cả hai loại bia này đều chịu loại thuế tiêu thụ đặc biệt [bia hơi có nguồn gốc trong nước; còn bia tươi có nguồn gốc nhập khẩu], VN đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia hơi có mức áp thuế là 30%, còn bia tươi có mức áp thuế là 75% – rất chênh lệch do vậy tất cả các nước đối tác đều yêu cầu VN phải thống nhất hai mức thuế – thuế đánh vào bia hơi thế nào thì cũng phải đánh vào bia tươi như vậy. Do đó từ năm 2006, thuế đối với bia hơi tăng lên và đối với bia tươi thì giảm xuống.

.3. Phạm vi áp dụng.

[i] Các loại thuế, phí nội địa. Trong Nguyên tắc Tối huệ quốc thì phạm vi đầu tiên là Thuế quan – thuế nhập khẩu hàng hóa; thì trong Nguyên tắc Đối xử quốc gia thì khi hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước rồi thì những thuế trong nước như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hoặc các loại phí khác có cao hơn so với thuế và phí mà ta dành cho hàng nhập khẩu hay không.
[ii] Các quy định nội địa có ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng nhập khẩu [kinh doanh, mua sắm, vận chuyển, phân phối và sử dụng].
Phạm vi áp dụng của nguyên tắc này không chỉ trong thương mại hàng hóa mà còn đối với các lĩnh vực khác như:
Các lĩnh vực áp dụng:
[i] Thương mại hàng hoá.
[ii] Thương mại dịch vụ.
[iii] Đầu tư.
[iv] Quyền sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: MFN và NT mặc dù phạm vi được áp dụng trong cả 4 lĩnh vực nhưng mức độ áp dụng có khác nhau. MFN và NT được áp dụng trong thương mại hàng hóa vẫn là phổ biến nhất, rộng rãi nhất, trong thương mại dịch vụ có những hạn chế hơn tùy theo các cam kết của các nước, khi VN gia nhập WTO thì các nước sẽ có các cam kết cụ thể với VN.

4. Tác dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia.

Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ đầu tư trong nước và ngoài nước. [Không phân biệt giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước; không chỉ riêng trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ mà còn trong lĩnh vực đầu tư – nếu một nước như VN trước kia chi phí quảng cáo đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải cao hơn chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước; hoặc giá bán điện cho các doanh nghiệp nước ngoài cao hơn cho các doanh nghiệp trong nước v.v… – Đó là sự vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia].

5. Ngoại lệ.

[i] Mua sắm Chính phủ: là những khoản mua sắm công, Chính phủ sử dụng tiền của ngân sách nhà nước để mua sắm các máy móc thiết bị văn phòng, xây dựng công trình trụ sở mới – Các hợp đồng mua sắm của Chính phủ thường có giá trị lớn, các doanh nghiệp thực hiện những hợp đồng này thu được lợi nhuận rất cao, do những đặc thù riêng của Mua sắm chính phủ như vậy nên WTO dành hẳn một Hiệp định riêng quy định về mua sắm của chính phủ, khác với những hiệp định về thương mại hàng hóa, hiệp định thương mại dịch vụ [GATT; GATS] Hiệp định mua sắm chính phủ chỉ có nước nào tham gia ký kết vào hiệp định đó thì mới có nghĩa vụ phải thực hiện [chỉ một số nước tham gia], hầu hết các nước đang phát triển không tham gia vào hiệp định này lý do bởi vì ngân sách của những nước đang phát triển rất eo hẹp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp rất thấp, nếu thực hiện Nguyên tắc đối xử quốc gia thì các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, năng lực cạnh tranh lớn hơn nhiều.
[ii] Lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các khu vực nào mang tính nhạy cảm về an ninh quốc phòng thì không thể cho họ đầu tư được.
[iii] Lĩnh vực liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân. Như các quyền về bầu cử, ứng cử v.v…
[iv] Thanh toán các khoản trợ cấp chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước xuất phát từ nguồn thu thuế nội địa của Chính phủ. VD: Chính phủ VN có chính sách hoàn thuế VAT đầu vào cho một số kinh nghiệp trong nước, hoặc chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước [không trợ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài].

6. So sánh MFN và NT.

– Sự giống nhau: xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
– Sự khác nhau: là đối tượng mà hai nguyên tắc này hướng tới.
-MFN: hướng tới các đối tượng nằm ngoài biên giới quốc gia của nước cho hưởng.
-NT: dành cho những đối tượng đã vào thị trường nội địa của nước cho hưởng.
Trong WTO: Hai nguyên tắc này kết hợp với nhau và được gọi chung là Nguyên tắc không phân biệt đối xử – Non – Discrimination [MFN + NT].


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:

  • nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của wto
  • nguyên tắc ngang bằng dân tộc la gi
  • so sánh mfn và nt
  • ,

    Chủ Đề