Nguyên nhân phong trào đập phá máy móc và bãi công

Ngày soạn:06092008 Tuần: 04 Tiết theo PPCT: 07Hoạt động của GV Hoạt động của HSNội dung bài họcGiáo viên: Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giaicấp công nhân hình thành ở Anh và ngày một tăng nhanhở một số nước khác. Phỏng vấn: Vì sao ngay lúcmới ra đời giai cấp công nhân đã đấu tranh chống lại chủnghóa tư bản?Giáo viên: Cuộc cách mạng công nghiệp làm cho số côngnhân ngày một đông đảo và tập trung nhưng không cảithiện đời sống cho họ. Tình cảnh họ tồi tệ và sa sút. Ngàylao động của công nhân kéo dài từ 14→ 16h và chỉ đượclãnh đồng lương chết đói. Lao động trẻ em và phụ nữ đượcsử dụng rộng rãi trong những điều kiện khắc nghiệt: nơi sảnxuất rất nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Khôngkhí lao động nặng nề, môi trường bò ô nhiễm⇒ Trước tình cảnh trên mâuthuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản là điều không thể tránhkhỏi và ngày càng trở nên gay gắt.Giáo viên: Vì sao công nhân lại đập phá máy móc? Hànhđộng này thể hiện sự nhận thức như thế nào của côngnhân? Mâu thuẫn giữa tư sản và vôsản càng gay gắt thì công nhân càng đứng dậy đấu tranhgiành chính quyền lợi cho Bò bóc lột nặng nề, phải làmviệc từ 14 →16h mỗi ngày. Trong điều kiện lao động vấtvả, tiền lương thấp, điều kiện ăn ở tồi tàn,…→ người lao động mắc một sốbệnh: đau xương sống, chân đi vòng kiềng, vẹo xương,nhiều bệnh hiểm nghèo khác, người lao động không thọ quá40 tuổi. Họ còn bò nạn thất nghiệp đe dọa do những cuộckhủng hoảng kinh tế gây nên sẵn sàng hất họ ra hè phố

I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ

KỶ XIX• Nguyên nhânLòng tham lợi nhuận sự bóc lột càng tăng→ đời sốngcông nhân khổ cực.Giáo viên: Nguyễn Thò Tám Năm học: 2008-2009Trang 11mình. Hình thức phản kháng sơ khai của người công nhânlà những cuộc bạo động tự phát chống lại việc áp dụngmáy móc, họ cho rằng nguồn gốc của nỗi khổ đau chính làmáy móc. Vì vậy, phong trào phá máy móc, đập phá, đốtxưởng lan tràn rất nhanh trong các trung tâm công nghiệp.Nhưng dần họ thấy rằng máy móc không phải là kẻ thùthực sự và hậu quả của những cuộc phá máy là sự trấn ápcủa giai cấp nắm chính quyền. Họ tiến lên một bướccao hơn là đấu tranh bãi công và xây dựng công đoàn.Trong những năm 20 – 30 của thế kỷ XIX các ngành laođộng ở Anh đều tổ chức công đoàn với chủ trương là bảo vệnhân công, chống những hoạt động bạo ngược của giai cấptư sản. Phỏng vấn:Phong trào đấu tranh của công nhân với những hìnhthức đấu tranh như thế nào? Mục đích của các côngđoàn là gì? Việc đấu tranh đập phámáy có đưa đến thành công trong cuộc đấu tranh chống tưsản hay không?Giáo viên trình bày: Qua quá trình đấu tranh, giai cấp côngnhân dần dần có ý thức và tổ chức hơn, họ tiến hành nhữngcuộc đấu tranh với quy mô lớn hơn chống lại không riêngmột chủ xưởng mà với toàn Đập phá máy móc, đốtphân xưởng, bãi công Đòi tăng lương, giảm giờlàm, cải thiện điều kiện làm việcĐều bò thất bại, bò đàn áp của giai cấp tư sản→ thànhlập các công đoàn. •Hình thức đấu tranh– Đập phá máy móc. – Đốt công xưởng.– Bãi công.• Kết quả– Thất bại – Thành lập công đoànGiáo viên: Nguyễn Thò Tám Năm học: 2008-2009Trang 12bộ giai cấp tư sản, đòi hỏi không riêng quyền lợi kinh tếmà còn có yêu cầu chính trò rõ rệt.Phỏng vấn: Từ những năm 30 của thế kỷXIX giai cấp công nhân như thế nào?Trình bày Giáo viên: Một số công nhân dệt thành phố LionPháp – trung tâm công nghiệp lớn sau Paris với 30.300 côngnhân dệt sống rất khổ cực, họ đã đòi tăng lương nhưngkhông được chủ chấp nhận nên đứng lên đấu tranh làmchủ thành phố trong 4 ngày. Em hiểu câu khẩu hiệu “Sốngtrong lao động, chết trong chiến đấu” là như thế nào?Năm 1844 sự kiện gì xảy ra?Phỏng vấn: Từ 1836 – 1847?Giáo viên: Cuộc khởi nghóa Lion ở Pháp 1831, phong tràoHiến chương ở Anh 1836 – 1847 và cuộc khởi nghóa Sơ-lê-din ở Đức 1844 đánh dấu thời kỳ đấu tranh có tính chấtđộc lập của giai cấp công nhân.Vì sao những cuộc đấu tranh Trở thành một lực lượng xãhội độc lập →trực tiếp chống lại giai cấp tư sảnCâu khẩu hiệu có ý nghóa quyền được lao động không bòbóc lột và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quyền laođộng của mình.Công nhân dệt vùng Sơ-đê-lin Đức khởi nghóaPhong trào hiến chương ở AnhKết quả phong trào đấu tranh của các nước Châu Âu trongnửa đầu thế kỷ XIX? →đều bò thất bại.

Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX. 1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh. rồi ớ các nước khác. Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

Năm 1833, một “công nhân” nhỏ tuổi đã kể :
“Tôi năm nay 12 tuổi, đã làm việc trong xưởng dệt từ năm ngoái. Bình quân mỗi ngày làm việc 12 giờ 30 phút. Thỉnh thoảng còn phải làm thêm giờ”.

Một người khác kể :
Tôi đã làm việc hai năm ở đây, từ lúc 12 tuổi; hàng ngày phải làm việc 16 giờ. Giờ đây tôi không chịu được nữa, bị ốm nên đã đề nghị rút xuống 12 giờ. Ông chủ bảo tôi: Nếu vậy thì mày ra khỏi nhà máy, đừng quay lại nữa”.

Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc [vệ sinh môi trường, an toàn lao động…], giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn [ốm đau, tai nạn, thất nghiệp]…

Quảng cáo

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Từ những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông [Pháp] khởi nghĩa đòi tăng :ương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din [Đức] khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là “Phong trào Hiến chương”.

Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị [có hàng triệu chữ kí] đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.
Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức. Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Câu hỏi: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản công nhân lại đập phá máy móc?

Trả lời:

Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc, vì:

- Họ nghĩ máy móc là đối tượng làm họ khổ.

- Giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.

=> Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc. Phong trào đập phá máy móc nổ ra mạnh mẽ trong thập niên XIX ở Anh, sau đó lan rộng sang các nước Đức, Pháp, Bỉ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về bài học Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác nhé

I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

- Công nghiệp phát triển, song song với đó là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân. Đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác.

- Tình cảnh giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ, lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều. Phụ nữ lao động thấp hơn đàn ông. Chỗ ở tồi tàn. Chính vì thế đã dẫn tới sự bùng nổ của các phong trào.

- Cuối thế kỉ XVIII, các phong trào đập phá máy móc và bãi công nổ ra ở Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước khác. Mục tiêu bãi công là tăng lương, giảm giờ làm.

- Trong quá trình đấu tranh, nhận thấy cần có một tổ chức dẫn đầu nền đã thành lập công đoàn.

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840

- Ở Pháp:

+ 1831, công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa.

- Ở Đức:
+ 1844, công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiênsau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm mãu.

- Ở Anh:

+ Từ năm 1836 đến năm 1847, “ phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.

[ Công nhân Anh đưa Hiến Chương đến Quốc hội, nguồn: Internet]

* Kết quả:

- Các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.

- Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.

II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác

1. Mác và Ăng-ghen

- Các.Mác [1818] sinh ra trong một gia đình tri thức ở Đức, là tiến sĩ Triết học. Quan điểm của ông đó là: “ giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột”.

- Phri-đrich Ăng-ghen [ 1820] sinh ra trong một ra đình chủ xưởng giàu có. Ăng-ghen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tu sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.

- Mác và Ăng-ghen không chỉ nghiên cứu lý luận mà còn gắn hoạt động của mình với phong trào cách mạng vô sản.

- Cả 2 ông đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là “ người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”.

2. “ Đồng minh những người cộng sản” và “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.

- Đồng minh những người cộng sản

+ Mác và Ăng-ghen cải tổ “ Đồng minh chính nghĩa” thành “ Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

+ 2/1848, cương lĩnh của Đồng minh do Mác và Ăng-ghen soạn thảo được công bố dưới hình thức là một bản tuyên ngôn, với nội dung:

+ Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản là lực lượng lất đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuyên ngôn kết thức bằng lời kêu gọi: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.

3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất

a.Phong trào công nhân

-Ở Pháp: ngày 23/06/1848,công nhân và nhân dân lao động Pa-ri khởi nghĩa, dựng chiến lũy và chiến đấu anh dũng.

-Ở Đức: công nhân và thợ thủ công nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến.

b.Quốc tế thứ nhất

-Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau cách mạng năm 1848 - 1949, chủ nghĩa tư bản thắng thế đối với chế độ phong kiến. Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưngcông nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.

-Thành lập và hoạt động:

+ Ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế được thành lập [Quốc tế thứ nhất].CácMác được cử vào ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của Hội.

+ Quốc tế thứ nhất có nhiệm vụ truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân các nước.

- Vai trò của Mác:

+ Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội, lập Quốc tế thứ nhất.

+ Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa Quốc tế thứ nhất chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn.

- Vai trò củaQuốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá học thuyết Mác.

+ Đấu tranh chống tư tưởng sai lệch.

+ Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề