Nguyên nhân heo nái bị viêm vú

BỆNH VIÊM VÚ HEO NÁI VÀ HẬU QUẢ

Bệnh viêm vú trên heo thường gặp trong giai đoạn nuôi con, vú bị viêm dẫn đến heo sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn, từ đó lượng sữa giảm, hoặc mất hẳn sữa.

Heo con không được bú sữa đầu, hoặc bú sữa heo mẹ viêm sẽ bị tiêu chảy, không thể chữa khỏi hoàn toàn

1. NGUYÊN NHÂN
– Do heo mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn theo máu đến tuyến vú gây viêm vú.
– Heo con có răng nanh, hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát vú mẹ, tạo điều kiện vi trùng Staphylococcus, Streptococcus xâm nhập.

-Heo nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường, cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Heo nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm.

Nguyên nhân heo nái bị viêm vú

2. TRIỆU CHỨNG & CHẨN ĐOÁN:
– Heo mẹ có biểu hiện sốt, hay nằm úp bầu vú, thường chọn chỗ ẩm ướt để nằm.

– Heo con kêu nhiều, chen chúc nhau do thiếu sữa
Vú sưng đỏ, cứng, heo ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm không cho sữa. Sữa vú viêm chứa mủ màu vàng xanh, lợn cợn.

3. PHÒNG BỆNH:

-Ngày sinh đẻ không cho ăn nhiều, chỉ cho ăn ít cháo loãng có pha thêm VIT-K-C-GLUCO, những ngày sau cho ăn tăng dần, đến ngày thứ 4 thì cho ăn đủ khầu phần.
– Vệ sinh chuồng trại và rửa sạch hai hàng vú, hai chân sau cho nái hàng ngày bằng dung dịch IOD SÁT TRÙNG pha theo liều hướng dẫn.- Bấm răng heo con, cho heo con bú sữa đầu và cố định đầu vú phân đều cho từng heo con.- Giảm bớt chất đạm trước và sau khi đẻ vài ngày.

Nguyên nhân heo nái bị viêm vú
Nguyên nhân heo nái bị viêm vú

4. ĐIỀU TRỊ:
– Tiêm NANOMIN hoặc NANOSLTO-B12 để hạ sức hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm nâng cao sức đề kháng
– Dùng khăn mềm thấm nước ấm xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm dần.

– Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh NANOMOX-LA, CEFADOG, NANOMOXCOLI

một mũi tiêm tác dụng kéo dài 2 ngày, thuốc rất an toàn, không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của heo nái.

Nguyên nhân heo nái bị viêm vú
Nguyên nhân heo nái bị viêm vú

VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNGMẤT SỮA thường được gọi là MMA, là một hội chứng phức tạp ở heo nái, tỷ lệ bị bệnh chiếm khoảng 40%. Bệnh gây ra do nhiễm trùng của tuyến vú hoặc nhiễm trùng đường sinh dục, làm tăng tỷ lệ chết ở heo con và giảm trọng lượng lúc cai sữa, tỷ lệ đậu thai ở lần sau giảm thấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Nguyên nhân heo nái bị viêm vú

DẤU HIỆU LÂM SÀNG

           +Heo nái: Heo bị táo bón, sốt trên 39,5°C và giảm ăn hoặc bỏ ăn. Heo nằm sấp giấu vú xuống nền chuồng và không cho heo con bú. Bầu vú bị viêm cứng, sưng đỏ, đau khi sờ nắn. Sản lượng sữa giảm thấp. Dịch mủ chảy ra từ âm hộ có màu trắng đục, mùi tanh, hôi thối. Đôi khi thể hiện từng triệu chứng riêng lẽ, nhưng có khi hiển thị tất cả các dấu hiệu (viêm vú, viêm tử cung, mất sữa).
           +Heo con: Tăng trọng hằng ngày giảm và có dấu hiệu bị đói, heo con hay kêu la. Ngoài ra heo con bị tiêu chảy và có thể hạ thân nhiệt.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM VÚ VÀ VIÊM TỬ CUNG Ở HEO NÁI

Nguyên nhân heo nái bị viêm vú

PHÒNG NGỪA 

1.Biện pháp phòng ngừahiệu quả nhất là vệ sinh tốt cho cá thể  heo nái và chuồng nái đẻ để cắt đứt sự lây nhiễm vi sinh vật vào bầu vú và tử cung. Nên sử dụng một trong các thuốc sát trùng có hiệu quả cao như BIO-GUARD, BIODINE ®, BIOXIDE hoặc BIOSEPT ®.
2.Tắm heo mẹ thật kỷ trước khi đưa vào chuồng đẻ. Chuồng phải SẠCHKHÔ trong suốt thời gian heo con theo mẹ. Giữ yên lặng để giảm sự căng thẳng cho heo nái trong quá trình sinh đẻ. Sau khi sinh một ngày nên cắt răng bằng phẳng cho heo con để tránh gây tổn thương núm vú cho heo mẹ.
3.Heo nái vừa sanh xong, tiêm một liều BIO-CEFQUIN để phòng nhiễm trùng. Đồng thời đặt viên thuốc ngừa BIO-VAGILOX - HEO vào tử cung ngay sau khi nái sinh (hôm sau đặt tiếp một viên nữa).
4.Phải cho heo nái vận động thường xuyên. Nền chuồng không trơn trợt.  Trong thời gian nái mang thai phải kiểm soát chế độ ăn để tránh quá mập. Cung cấp đủ nước sạch mọi lúc cho heo nái. Một heo nái nuôi con cần 15 đến 30 lít nước mỗi ngày.

CÁCH CHO NÁI ĂN HỢP LÝ ĐỂ TRÁNH VIÊM VÚ

            -Thời gian mang thai đến 3 ngày trước khi sinh : cho ăn 2-3kgthức ăn hỗn hợp/ngày tùy thuộc vào độ mập hoặc gầy của heo nái.Ngoài ra nên cấp thêm rau xanh đã được rửa sạch.
            -Hai ngày trước khi sinh giảm thức ăn hỗn hợp xuống còn 1 - 1,5kg/ngày.
            -Sau khi sinh tăng thêm mỗi ngày 0,5kg/ngày cho đến khi heo nái ăn được khoảng 5kg/ngày.

  ĐIỀU TRỊ

Điều trị hội chứng MMA phải bao gồm cả kháng sinh tiêm +  đặt thuốc vào tử cung và thuốc kích thích tiết sữa.
1.Tiêm thuốc kháng sinh và kháng viêm: Nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: BIO-CEFQUIN, BIO-CEP 5, BIO-AMOX LA, BIO TETRA 200 LA, BIO-GENTA.AMOX INJ ®, BIO-D.O.C ®, hoặc BIO-FLORSONE 400 LA v.v…
2. Rửa tử cung bị viêm bằng thuốc sát trùng BIODINE ® với liều 3ml thuốc/2 lít nước đun sôi để nguội, sau khi rửa xong, đợi cho nước rửa tử cung chảy ra hết rồi mới đặt thuốc BIO-VAGILOX - HEO vào tử cung.
3.Dùng BIO-CALCIUM  20ml pha chung với BIO-CEVIT 10ml để tiêm vào tĩnh mạch tai cho heo hoặc pha vào chai dịch truyền BIO-GLUCOSE 5%

để truyền cho heo nái.
4.Tiêm BIO-OXYTOCIN với liều thấp: 1ml/nái, (tương đương 10IU/nái).Cấp thêm thuốc BIO-METASAL để heo mau hồi phục sức khỏe sau khi sinh.

              Trong thời gian điều trị, phải dùng sữa thay thế sữa mẹ BIO-MILK ® để cung cấp đủ năng lượng và tránh mất nước cho heo con. Đồng thời có thể chuyển heo con sang nuôi ghép ở các bầy khác nếu có heo nái đẻ tương đồng về thời gian.

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE