Nguyên nhân gây ra nợ xấu ở ngân hàng

Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng [Ảnh minh họa]

1. Nợ xấu là gì? 

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Những người bị xác định là nợ xấu sẽ liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Cách xác định nợ xấu hiện nay thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

2. Cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng [online]

Có 02 cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng online. Kiểm tra tại website Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC hoặc kiểm tra bằng ứng dụng CIC trên thiết bị di động.

2.1 Cách kiểm tra nợ xấu trên website CIC

- Bước 1: Truy cập web CIC //cic.gov.vn/#/register

- Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn bao gồm thông tin cá nhân, hình ảnh CMND/CCCD,… 

Cách kiểm tra nợ xấu trên website CIC [Ảnh minh họa]

- Bước 3: Nhập “Mật khẩu” và “Xác nhận mật khẩu”, sau đó nhấn “Tiếp tục”

- Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó ấn “tiếp tục“

- Bước 5: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp

- Bước 6: Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.

- Bước 7: Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

2.2 Cách kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC trên điện thoại di động

Ứng dụng CIC Credit Connect hiện nay đã được hỗ trợ cài đặt cả trên hệ điều hành IOS và Android. Người tra cứu nợ xấu thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.

Cách kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC trên điện thoại di động [Ảnh minh họa]

- Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống

- Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày ngày làm việc hành chính.

- Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống

- Bước 5: Nhận kết quả tra cứu

Dù thực hiện kiểm tra nợ xấu theo cách nào thì sau khi hoàn tất việc tra cứu, hệ thống CIC sẽ gửi cho người tra cứu báo cáo chi tiết về lịch sử sử dụng tín dụng. Thông tin trên báo cáo sẽ bao gồm: điểm tín dụng cá nhân, số nợ đang có, nợ nào là nợ xấu, lịch sử sử dụng tín dụng, các quan hệ tín dụng… 

>>> Xem thêm: Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm có được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt không? Việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt được thực hiện theo trình tự nào?

Nếu tỷ lệ nợ xấu và nợ khó đòi lớn, có thể đánh giá Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động không hiệu quả không?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

[HNMO] - Giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội [ĐBQH] trong sáng 7-6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Việt Nam Lê Minh Hưng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, vừa qua NHNN đã tổng kết, đánh giá toàn bộ thực trạng nợ xấu và làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra nợ xấu.

Về thực trạng nợ xấu, tại thời điểm tháng 9-2012, tỷ lệ nợ xấu ước tính chiếm 17,21% tổng dư nợ và cho vay của nền kinh tế. Nếu đánh giá một cách toàn diện và thực chất qua công tác thanh tra, con số nợ xấu ở thời điểm đó có thể cao hơn.

Tính đến 31-12-2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng là trên 150 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ; tổng nợ xấu mà Công ty Mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là hơn 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ; nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được là hơn 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ...

Hiện nay, trong tổng nợ xấu, nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm gần 64%; nợ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 6,3%; nợ hộ kinh doanh và cá nhân chiếm 21% và nợ của các liên doanh, hiệp hội có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,8% tổng dư nợ.

Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi dụng

Đánh giá về nguyên nhân khách quan gây ra nợ xấu, Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng nêu, thời gian qua sự bất ổn chính trị, kinh tế thế giới... tác động rất mạnh và gây rủi ro rất lớn đến sản xuất kinh doanh trong nước. Trong khi đó, kinh tế trong nước cũng còn khó khăn, chất lượng kinh tế tăng trưởng chưa cao, nợ công tăng nhanh. Một yếu tố khá quan trọng khác là thị trường bất động sản có thời gian dài trầm lắng.

Các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng và hiệu quả sản xuất còn thấp, nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài đều tác động trực tiếp đến hoạt động doanh nghiệp vay vốn, từ đó đã gián tiếp và trực tiếp gây ra nợ xấu.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể và phá sản. Các yếu tố này cũng làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, giai đoạn vừa qua các chính sách vĩ mô còn thiếu ổn định, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng...

“Như ĐBQH nêu, nhiều trường hợp khách hàng vay ngân hàng còn chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ”, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

Về nguyên nhân chủ quan, Thống đốc Lê Minh Hưng thừa nhận, quy trình tín dụng của một số tổ chức tín dụng [TCTD] còn chưa đầy đủ và chặt chẽ nên tạo kẽ hở để khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi dụng. Năng lực quản trị rủi ro của một số TCTD còn hạn chế, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa tốt, tính tuân thủ quy chế chưa cao; chuẩn mực đạo đức cán bộ chưa được quan tâm... dẫn đến rủi ro trong việc cho vay.

“Một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ quyền hạn câu kết với khách hàng để cố ý làm trái các quy định, đe dọa đến hoạt động và tính lành mạnh của các hoạt động ngân hàng. Các hành vi vi phạm này trong thời gian qua đã, đang và sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Thống đốc Lê Minh Hưng thừa nhận.

Đề án cơ cấu lại các TCTD trong 5 năm qua dù đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng chưa giải quyết được những yếu kém cơ bản của hệ thống các TCTD cũng như xử lý được nợ xấu triệt để.

Năng lực tài chính của bản thân các TCTD còn hạn chế, đặc biệt kể cả các ngân hàng thương mại của Nhà nước.

Người đứng đầu ngành Ngân hàng cũng thẳng thắn thừa nhận công tác thanh tra, giám sát của NHNN thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng, đạt được một số kết quả song còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống các TCTD trong tình hình mới. Năng lực, trình độ của cán bộ Thanh tra Ngân hàng còn bất cập. Còn một số ít trường hợp cán bộ thanh tra giám sát ngân hàng còn để xảy ra vi phạm pháp luật.

Gần 200 cán bộ ngân hàng bị khởi tố

Về xử lý trách nhiệm nợ xấu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong dự thảo Nghị quyết, Chính phủ đã bàn rất kỹ và không có quy định nào trong Dự thảo có thể tạo điều kiện cho các TCTD hay tổ chức, cá nhân liên quan có thể trục lợi. Các hành vi vi phạm pháp luật, cá nhân vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thống đốc cũng báo cáo thêm, thời gian qua, qua công tác thanh tra giám sát, NHNN đã xử lý nhiều vụ việc vi phạm, đồng thời chuyển hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây ra tổn thất và nợ xấu sang các cơ quan điều tra.

Từ năm 2011-2016, theo thống kê của Bộ Công an, các cơ quan điều tra của Bộ [không bao gồm công an các địa phương] đã phát hiện, khởi tố điều tra 95 vụ án kinh tế xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, khởi tố bị can gần 200 cán bộ ngân hàng.

Chỉ tính riêng một số vụ án lớn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử 128 cán bộ ngân hàng, trong đó có nhiều đối tượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng, Giám đốc chi nhánh các TCTD. Có nhiều mức án nghiêm khắc được áp dụng, kể cả án tử hình, chung thân, trên 20 năm…

Ngay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [Agribank], từ năm 2013 đến nay đã xử lý trách nhiệm 352 cán bộ. Đặc biệt trong giai đoạn tái cơ cấu vừa qua đã khởi tố điều tra xử lý 65 vụ án, xử lý hình sự 122 cán bộ Agribank, trong đó có nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc...

"Định hướng trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới là kiểm soát ổn định vĩ mô, tạo điều kiện tăng cường năng lực thanh tra giám sát; yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường năng lực quản trị điều hành để hạn chế phát sinh nợ xấu" - Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Chủ Đề