Nguyên nhân gây bệnh viêm não

Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền, trong đó có các bệnh viêm não virus, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh xuất hiện quanh năm, đỉnh điểm là tháng 6-8. Trẻ em và người già thường có tính cảm nhiễm cao.

Nguyên nhân gây bệnh viêm não

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây bệnh

- 70% các trường hợp mắc viêm não được xác định là do virus. Có nhiều loại virus khác nhau gây viêm não, có thể phân loại thành ba nhóm: virus thông thường, virus thời thơ ấu và virus arbovirus.

- Loại virus phổ biến nhất gây viêm não ở các nước phát triển là herpes simplex. Virus herpes thường di chuyển qua một dây thần kinh đến da, nơi nó gây ra vết loét lạnh. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, virus di chuyển đến não. Dạng viêm não này thường ảnh hưởng đến thùy thái dương – phần não kiểm soát trí nhớ và lời nói. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến thùy trán, phần kiểm soát cảm xúc và hành vi. Viêm não do herpes gây ra rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng và tử vong. Các loại virus phổ biến khác có thể gây viêm não bao gồm: quai bị, Virus Epstein-Barr, HIV, virus cự bào.

- Viêm não được lây truyền thông qua muỗi và ve là những động vật chân đốt (arthropod) nên có tên là arbovirus (Arthropod-borne virus). Các sinh vật truyền bệnh từ một cơ thể vật chủ này sang một vật chủ khác được gọi là vector truyền bệnh. Muỗi là một vector truyền bệnh quan trọng. Hiếm xảy ra các trường hợp mắc viêm não do virus thời thơ ấu, bao gồm: thủy đậu (rất hiếm), bệnh sởi, rubella.

Ngoài ra, một số người có thể bị nhiễm virus qua: Ho hoặc hắt hơi từ một người nhiễm bệnh giải phóng virus trong không khí, sau đó người khác hít phải; Ăn thực phẩm bị ô nhiễm; chạm vào người bị nhiễm bệnh; Một số trường hợp viêm não virus là do nhiễm virus không hoạt động (như virus herpes simplex) trở lại hoạt động.

2. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh

- Trong những trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: Nhức đầu dữ dội; Buồn nôn và nôn mửa; Cứng cổ; Lú lẫn; Mất định hướng; Thay đổi nhân cách; Co giật; Rối loạn nghe nói; Ảo giác; Mất trí nhớ; Đờ đẫn; Hôn mê…

- Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu trên không điển hình và khó phát hiện, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu quan trọng giúp định hướng chẩn đoán. Các dấu hiệu này bao gồm: Nôn mửa; Thóp phồng (nếu còn thóp); Khóc không thể dỗ nín hoặc khóc nhiều hơn khi trẻ được bồng lên hoặc thay đổi tư thế; Gồng cứng người…

3. Phòng ngừa viêm não virus

- Hạn chế các nguy cơ bị côn trùng, muỗi đốt khi sinh hoạt hoặc làm việc ngoài trời đặc biệt là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn (là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất) thông qua việc mặc áo quần phủ kín tay, chân như mặc áo dài tay, mang tất cùng với việc sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ. Để hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh, chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng đọng nước nhằm giảm thiểu nơi cư ngụ cũng như nơi đẻ trứng của muỗi kết hợp với phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao.

- Cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

- Chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh và các bệnh liên quan như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị…

- Thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh ăn chín, uống chín là những biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm não. Hãy cùng tìm hiểu tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì để biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!

Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm não vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh tự miễn, nhiễm vi khuẩn virus hoặc các tình trạng viêm không do nhiễm trùng đều có thể là tác nhân gây bệnh viêm não. Dựa trên các tác nhân gây bệnh này mà viêm não có thể chia ra hai loại sau:

Tác nhân gây ra bệnh viêm não nguyên phát là gì?

Viêm não nguyên phát là tình trạng nhiễm trùng lây lan đến não. Nhiễm trùng là một bệnh lý phổ biến và thường không quá nguy hiểm, lây lan đến não chỉ là một số trường hợp hiếm hoi. Vậy nếu nhiễm trùng gây bệnh thì tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? Viêm não do nhiễm virus là nhiễm trùng não phổ biến với nhiều tác nhân như:

  • Virus herpes simplex kể cả HSV-1 gây mụn rộp ở miệng hay HSV-2 gây mụn rộp sinh dục đều có nguy cơ gây viêm não. Dù HSV-1 là tác nhân gây bệnh viêm não hiếm gặp nhưng là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
  • Virus varicella zoster gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona.
  • Virus sởi, quai bị và rubella.
  • Virus do ve. Bệnh viêm não này xuất phát từ virus Powassan do bọ ve mang theo và gây ra. Bệnh thường khởi phát khoảng vài tuần sau khi bị bọ ve mang mầm bệnh cắn.
  • Virus bệnh dại. Virus dại thường được lây nhiễm qua vết cắn của động vật và nhanh chóng phát triển thành viêm não.
  • Viêm não virus Nhật bản – một trong các tác nhân gây bệnh phổ biến ở Việt Nam.
  • Nhiễm trùng thời ấu thơ như rubella hay sởi từng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não nhưng hiện nay hầu hết chúng đều đã có vắc xin tiêm phòng.

Những tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì ngoại trừ nhiễm virus kể trên? Viêm não cũng có thể do vi khuẩn hoặc do nấm nhưng những tác nhân này chỉ chiếm số ít trong các trường hợp viêm não do nhiễm trùng. Viêm não thì không lây lan nhưng bạn có thể bị lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng gây ra viêm não, chẳng hạn như thủy đậu hay mụn rộp,…

Nguyên nhân gây bệnh viêm não

Bạn có thể xem thêm: Viêm màng não vi khuẩn, virus và nấm: Tìm hiểu sự khác biệt

Tác nhân gây ra bệnh viêm não thứ phát là gì?

Hệ thống miễn dịch sẽ giúp bảo vệ cơ thể người khỏi bệnh tật và nhiễm trùng. Khi có tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập, hệ thống này sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên đôi lúc chương trình này sẽ bị “lỗi” và hệ miễn dịch sẽ tấn công ngược lại chính tế bào trên cơ thể.

Mặc dù hiếm gặp nhưng đôi khi rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân gây viêm não. Vậy tác nhân gây viêm não do rối loạn hệ miễn dịch là gì? Hiện tượng này có thể được kích hoạt bởi các yếu tố sau:

  • Nhiễm trùng ở một vùng nào đó trên cơ thể và xảy ra vài tuần trước đó, hay còn gọi là viêm não sau nhiễm trùng.
  • Sự phát triển của một khối u lành tính hoặc ác tính ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trình trạng này còn được gọi là bệnh viêm não tự miễn.
  • Mặc dù hiếm gặp và lợi ích của việc tiêm chủng vượt xa nguy cơ gây viêm não nhưng chủng ngừa cũng là nguyên nhân kích hoạt hệ miễn dịch gây bệnh.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm não

Viêm não có thể phát triển ở bất kỳ đối tượng nào nhưng bên cạnh nhiễm phải tác nhân gây bệnh viêm não, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng rủi ro mắc phải bệnh lý này:

  • Tuổi tác. Trẻ nhỏ và người cao tuổi là các nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc phải viêm não do virus.
  • Hệ thống miễn dịch yếu kém ví dụ như người bệnh HIV/AIDs, người dùng thuốc ức chế miễn dịch hay có các bệnh lý mãn tính gây suy yếu hệ miễn dịch.
  • Theo vùng miền. Các loại viêm não do virus của ve, bọ gây ra thường chỉ phổ biến ở một số vùng nhất định.
  • Theo mùa. Viêm não Nhật bản do muỗi và ve gây ra có xu hướng phổ biến hơn vào mùa hè.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm não?

Nguyên nhân gây bệnh viêm não

Sau khi tìm hiểu tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì thì để phòng ngừa viêm não do virus, cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tránh tiếp xúc với virus gây bệnh. Bạn cần cố gắng:

  • Thực hành vệ sinh thân thể tốt. Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước và sau mỗi bữa ăn.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là đồ lót.
  • Tiêm phòng đầy đủ. Luôn cập nhật và bổ sung đầy đủ các mũi tiêm phòng bệnh cho cả trẻ em và người lớn
  • Tập cho con trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân và người xung quanh.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng. Tránh để ao nước tù đọng để muỗi có cơ hội phát triển.
  • Ngủ mùng và phun thuốc diệt muỗi nếu cần.

Hy vọng các thông tin trên đây đã giải đáp giúp bạn câu hỏi tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.