Nguyên nhân gây bệnh giam huyết áp là gì

  • Thuốc nước [thuốc lợi tiểu], chẳng hạn như furosemide [Lasix] và hydrochlorothiazide [Microzide]
  • Thuốc chẹn alpha, chẳng hạn như prazosin [Minipress]
  • Thuốc chẹn beta, chẳng hạn như atenolol [Tenormin] và propranolol [Inderal, Innopran XL]
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson, chẳng hạn như pramipexole [Mirapex] hoặc những thuốc có chứa levodopa
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm [thuốc chống trầm cảm ba vòng], bao gồm doxepin [Silenor] và imipramine [Tofranil]
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương, bao gồm sildenafil [Revatio, Viagra] hoặc tadalafil [Adcirca, Alyq, Cialis], đặc biệt khi dùng chung với thuốc tim nitroglycerin [Nitrostat].

Các yếu tố nguy cơ

Bệnh hạ huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác.

Một số yếu tố nguy cơ sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh, bao gồm:

  • Tuổi tác. Nguy cơ tăng và hạ huyết áp thường tăng theo tuổi tác. Lưu lượng máu đến cơ tim và não bộ giảm dần theo tuổi tác, thường là kết quả của sự tích tụ mảng xơ vữa trong các mạch máu. Ước tính 10% đến 20% số người trên 65 tuổi mắc bệnh hạ huyết áp. Tụt huyết áp khi đứng hoặc sau khi ăn chủ yếu xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi. Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người trẻ hơn.
  • Thuốc men. Những người dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị huyết áp cao như thuốc chẹn alpha, có nguy cơ cao bị huyết áp thấp.
  • Bệnh lý. Mắc các bệnh như bệnh Parkinson, tiểu đường và một số bệnh tim khiến bạn có nguy cơ cao bị huyết áp thấp.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hạ huyết áp?

Hiện có một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ hoặc y tá tìm ra các triệu chứng hạ huyết áp. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và đếm mạch trong khi bạn ngồi hoặc nằm và sau đó đo lại sau khi bạn đứng dậy.

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu hay không
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng về mặt hóa học của máu và lượng dịch trong cơ thể bạn
  • Các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của tim như đo điện tâm đồ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hạ huyết áp?

Hạ huyết áp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra các triệu chứng mức độ nhẹ, chẳng hạn như các đợt ngắn chóng mặt khi đứng thì hiếm khi cần phải điều trị.

Đầu tiên, các bác sĩ hoặc y tá sẽ xác định liệu bệnh có phải được gây ra bởi bất kỳ loại thuốc mà bạn uống hay không. Nếu đúng như vậy, bác sĩ có thể đổi thuốc hoặc giảm liều lượng . Nếu bệnh biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp nhất dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và loại hạ huyết áp đang mắc phải, bạn có thể được điều trị bằng cách:

  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm tăng thể tích máu và chống mất nước.
  • Mang vớ nén. Các loại vớ đàn hồi thường được sử dụng để giảm đau và sưng do giãn tĩnh mạch có thể giúp giảm lượng máu tụ ở chân.
  • Dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp tư thế đứng. Ví dụ, thuốc fludrocortisone giúp tăng thể tích máu hoặc thuốc midodrine [Orvaten] để tăng mức huyết áp ở những người bị hạ huyết áp tư thế đứng mãn tính. Nó hoạt động bằng cách hạn chế khả năng giãn nở của mạch máu, làm tăng huyết áp.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa hạ huyết áp?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và loại hạ huyết áp, bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Đứng lên từ từ và cho thời gian để cơ thể của bạn thích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Bắt đầu bằng cách ngồi và chờ một lát. Sau đó, xoay chân ra khỏi thành giường và chờ một lát. Khi đứng, đảm bảo rằng bạn có thể giữ chặt cái gì đó để phòng khi chóng mặt.
  • Tránh việc chạy, đi bộ đường dài hoặc làm bất cứ điều gì mất rất nhiều năng lượng trong thời tiết nóng bức. Những điều này có thể làm cho chứng hạ huyết áp nghiêm trọng hơn.
  • Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
  • Tránh uống nhiều rượu.
  • Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều phần nhỏ, hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.
  • Luyện tập thể dục đều đặn khoảng từ 30 đến 60 phút mỗi ngày để tăng nhịp tim và tập sức đề kháng hai hoặc ba ngày một tuần. Tránh tập thể dục trong điều kiện nóng ẩm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chủ Đề