Địa y có phương thức sống là gì

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Địa y được hình thành như thế nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 6 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Địa y được hình thành như thế nào?

A. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng

B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo

C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn

D. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo

Địa y được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Địa y nhé.

Kiến thức tham khảo về Địa y

1. Địa y là gì?

Địa y là một dạng kết hợp giữa nấm [mycobiont] và một loại sinh vật có thể quang hợp [photobiont hay phycobiont] trong một mối quan hệ cộng sinh. Photobiont có thể là tảo lục [thường là Trebouxia] hay khuẩn lam [thường là Nostoc]. Hình thái học, sinh lý học và hóa sinh học của địa y rất khác biệt với nấm và tảo riêng biệt. Địa y tồn tại ở một số môi trường khắc nghiệt nhất thế giới đài nguyên bắc cực, sa mạc, bờ đá. Chúng rất phong phú trên các lá và cành cây tại rừng mưa và rừng gỗ, trên đá, cả trên tường gạch và đất. Nóc của nhiều tòa nhà có địa y mọc.

Địa y rất phổ biến và có thể sống lâu; tuy nhiên, nhiều loại địa y dễ bị tổn thương khi thay đổi thời tiết đột ngột, chúng có thể được các nhà khoa học dùng để đo mức độ ô nhiễm không khí, hay hủy hoại tầng ôzôn. Là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực

Địa y có thể dùng chế tạo rượu, nước hoa,phẩm nhuộm cũng như trong y học. Ước tính rằng 6% bề mặt phần đất liền của Trái Đất được phủ địa y. Tại Scotland, phẩm nhuộm từ địa y được gọi là crottle.

2. Địa y thuộc giới nào?

Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật.

Địa y cũng không phải là nấm vì ngoài các tế bào sợi nấm, địa y còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục. Tuy nhiên, do thành phần của Địa Y luôn bắt buộc phải có nấm, do đó người ta có thể xếp địa y vào giới Nấm.

Địa y có ở mọi nơi: trên cây, trên dây điện, lốp xe hay đất đá và bia mộ... Trong đó, địa y ở trên cây cho sinh khối lớn nhất và có giá trị trong khoa học lẫn thực tiễn. Có những loài dài đến vài mét và treo lơ lửng trên cành cây. Nhưng cũng có những loài chỉ vài milimét bám vào các tảng đá. Các nhà khoa học bằng thuật toán đã tính được trong tự nhiên có khoảng 17.000 loài địa y. Giải đáp câu hỏi rằng địa y mọc trên cây như vậy thì có ảnh hưởng đến cây không, các nhà khoa học Trường Đại học Harvard [Mỹ] đã khẳng định là “không”. Nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp giữa nấm, tảo tạo nên địa y và chúng không có rễ nên khi bám vào thân cây sẽ không gây hại cho cây.

3. Hình dạng, cấu tạo của địa y

- Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm tạo thành [cộng sinh], thường sống bám trên cây gỗ lớn, trên đá, ...

- Hình dạng: dạng vảy, dạng cành.

- Cấu tạo: gồm những tế bào màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

4. Tuổi thọ của Địa y

Các loài địa y phụ thuộc vào loại nấm và tảo phát triển cùng nhau. Nấm cung cấp một nơi ở cho tảo và thu hoạch chất dinh dưỡng cho cả hai. Các tảo quang hợp và cung cấp thức ăn cho cả hai. Hàng trăm loại địa y tồn tại, được phân loại thành ba loại hình tăng trưởng chính. Tất cả đều phát triển chậm và tồn tại lâu dài, kéo dài hàng trăm hoặc hàng ngàn năm.

Theo nghiên cứu của Richard Armstrong thuộc Đại học Aston, giai đoạn tăng trưởng mạnh của địa y từ khi hình thành và bắt đầu phát triển lớn nhất chúng sẽ có đường kính 2,5 đến 4,5 cm. Sau đó tăng trưởng chậm lại. Địa y ở Rockies Canada rộng 3 inch khoảng 600 năm tuổi; Địa y Thụy Điển với thalli rộng 6 inch khoảng 1.600 năm tuổi.

Địa y cũng có thể được xác định tuổi thọ qua thời gian sống của chúng trên các vật chủ có độ tuổi đã biết, chẳng hạn như bia mộ nghĩa trang hay thân cây. Cả địa y foliose và crustose đều phát triển chậm, với địa y foliose thêm từ 2 đến 5 mm mỗi năm. Địa y crustose thậm chí còn tăng trưởng chậm hơn, khoảng 0,5 mm mỗi năm. Một số địa y ở Nam Cực có độ tuổi ước tính khoảng 500 đến 5.000 năm.

5. Ứng dụng của Địa y

Địa y có nhiều ứng dụng trong thực tế, điển hình như trong nghiên cứu về khí hậu và y học. Địa y mẫn cảm với môi trường đến nỗi trên những cây mà địa y mọc lên, hướng nào có ẩm độ cao hơn thì địa y mọc nhiều hơn. Một số thành phố có môi trường ô nhiễm thường không có địa y mọc trên cây hay các vật ký chủ khác. Địa y có nhiều dược tính và được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền chữa trị các bệnh về gan và phổi. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng một số loài địa y có thể chữa được bệnh ung thư và ngăn chặn HIV.

Địa y còn được ứng dụng trong mỹ phẩm, đặc biệt là sản xuất nước hoa. Mỗi năm nước Pháp mua hàng chục tấn địa y để sản xuất nước hoa và các loại dược phẩm quan trọng. Một số nước phát triển mạnh về nghiên cứu địa y trong dược phẩm là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, Hàn Quốc đã thu thập và bảo quản địa y rất chuyên nghiệp và hiện tại đang nghiên cứu, bào chế thuốc chữa trị ung thư. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về thu thập và phân loại địa y song mức độ còn khiêm tốn, chủ yếu phục vụ công tác giảng dạy ở các trường đại học.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

Chủ Đề