Nguyên nhân của bạo hành y tế

Hiện nay, tình trạng nhân viên y tế bị bạo hành ngay trong cơ sở khám chữa bệnh đang là vấn đề nóng của ngành Y tế và của toàn xã hội. Đã không ít cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề an ninh bệnh viện nhằm đánh giá thực trạng tình hình và nêu biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên đến thời điểm này, nạn bạo hành nhân viên y tế vẫn chưa giảm thiểu mà còn có dấu hiệu gia tăng về cả số lượng và tính chất nghiêm trọng.

Theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, những vụ điển hình về nạn bạo hành y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh gần đây, đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (70%) và điều dưỡng (15%). 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm tới 60%) và 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh. Đối tượng bạo hành nhân viên y tế tương đối phức tạp: Bao gồm người nhà bệnh nhân, người đi cùng người bệnh bị kích động hoặc bức xúc do không thông cảm, hiểu hết quá trình thăm khám điều trị của bác sĩ, nhân viên y tế, dẫn đến hành hung.

Để từng bước lập lại trật tự, an ninh bệnh viện cần nhiều giải pháp đồng bộ. Mới đây, Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề ra văn bản hướng dẫn các công đoàn cơ sở phòng và xử lý khi có đoàn viên công đoàn, người lao động bị bạo hành tại các cơ sở y tế số 01/HD-CĐYT ngày 10/01/2019.  Bên cạnh các giải pháp như : Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với lãnh đạo đơn vị thực hiện các công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống khi có bạo hành xảy ra; công đoàn cơ sở tham mưu đề xuất với lãnh đạo đơn vị các biện pháp tại cơ sở mình; về phía nhân viên y tế cần tự nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, năng lực chuyên môn để phục vụ người bệnh. Các cơ sở y tế cần tiếp tục xây dựng đội ngũ bảo vệ an ninh bệnh viện chuyên nghiệp, có sự phối hợp với cơ quan công

Bài viết: BCH công đoàn

Đăng bài: Phòng CTXH

(CLO) Chỉ trong vòng chưa đầy 5 ngày cuối tháng 10/2017, đã xảy ra 2 vụ liên tiếp bạo hành thầy thuốc ở cả bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cơ sở. Vậy nguyên nhân từ đâu, và những giải pháp nào cần làm để chống lại điều đó?

Thực trạng và nguyên nhân

Mấy ngày qua, dư luận chưa thôi bàn tán, lo lắng về 2 vụ bạo hành thầy thuốc xảy ra ở hai địa phương sát cạnh nhau là Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Vào đúng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chị Trần Thị Thanh Hải, Trạm phó trạm Y tế xã Hương Long, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang trong giờ trực, bị đối tượng Hoàng Xuân Hải, người cùng xã xông vào dùng dao chém nhiều nhát, chỉ vì chị từ chối truyền nước cho hắn khi hắn đang trong tình trạng say rượu.

Nguyên nhân của bạo hành y tế

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh thăm hỏi chị Trần Thị Thanh Hải, Trạm phó Trạm Y tế xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Gần đây nhất, ngày 23/10, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) bác sỹ Trần Thanh Sơn đang trực cấp cứu, bị người nhà một bệnh nhân hành hung, khiến ông bị bất tỉnh, chấn thương sọ não.

Chỉ tính đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra hàng chục vụ từ gây rối, làm mất an ninh trật tự trong bệnh viện, đến tấn công, đe doạ tính mạng thầy thuốc. Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, các vụ bạo lực, hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (60%), tuyến Trung ướng (20%). Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sỹ (70%), kế đó là điều dưỡng viên (15%). Điều đáng nói, có tới 90% số vụ là xảy ra trong khu vực bệnh viện, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, tựu trung lại như sau:

Trước hết phải thấy rằng, nghề y là một nghề đặc biệt. Người thầy thuốc luôn phải chịu sức ép nặng nề về tính mạng của người bệnh, dư luận xã hội, sự căng thẳng, mệt mỏi của áp lực công việc. Vì thế, không phải tất cả mà là một số thấy thuốc trong trường hợp cụ thể nào đó có biểu hiện cửa quyền, nói năng, hành xử không đúng. Tình trạng thiếu chuyên nghiệp của một số thầy thuốc, một số vấn đề trong cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Hầu hết các vụ bị hành hung, bắt nguồn từ thái độ ứng xử không khéo léo, chưa chuẩn mực của nhân viên y tế, gây bức xúc cho người nhà bệnh nhân. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Mặt khác, trong thực tế hiện nay, bệnh viện phần nhiều quá tải, các thầy thuốc đang phải làm việc trong điều kiện khó khăn, phương tiện, cơ sở vật chất xuống cấp, cơ chế chính sách, đãi ngộ của nhà nước với nghề y còn bất cập, từ đó một số nhân viên y tế thái độ phục vụ chưa tốt, nhũng nhiễu bệnh nhân, hình thành định kiến, suy nghĩ thiếu thiện chí, khách quan của người dân đối với thầy thuốc.

Biện pháp an ninh của các bệnh viện nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Chưa đưa ra các quy chuẩn thiết kế, xây dựng bệnh viện có tính đến an ninh, an toàn. Cơ sở hạ tầng về an ninh như hệ thống camera, hệ thống cửa từ, cửa sổ, chuông báo động, kiểm soát ra vào hoặc là chưa có, chưa đủ, hay còn quá sơ sài.

Một số người nhà bệnh nhân, ý thức hiểu biết và tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Thiếu sự cảm thông, chia sẻ với khó khăn của thầy thuốc, của ngành y tế. Trước những hành vi tiêu cực, thái độ chưa đúng của nhân viên y tế, họ có phản ứng thái quá, thiếu sự kiềm chế, nhất là khi người bệnh gặp sự cố rủi ro ngoài ý muốn.

Giải pháp nào để hạn chế bạo lực?

Như  chúng ta đã biết, mỗi khi đến bệnh viện, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đều mang trong mình nhiều nỗi lo, áp lực căng thẳng… Vì thế thái độ, sự sẻ chia của thầy thuốc là rất quan trọng. Từ bác sỹ đến hộ lý từng khoa, phòng cần nâng cao tính chuyên nghiệp, coi người bệnh là trung tâm, đối tượng phải phục vụ hết mình. Thầy thuốc giỏi chuyên môn chưa đủ mà còn phải có kiến thức, kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý, nỗi lo lắng của người nhà bệnh nhân để ứng xử phù hợp.

Bệnh viện ngoài tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cũng cần có những chương trình đào tạo cho nhân viên kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý người bệnh, gia đình người bệnh, nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

Nguyên nhân của bạo hành y tế

Bác sĩ Trần Thanh Sơn bị người nhà bệnh nhân hành hung đến ngất xỉu.  

Các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đều có nhân viên bảo vệ, thậm chí có nơi còn thuê dịch vụ bảo vệ, nhưng nói chung vấn đề an ninh chưa đảm bảo. Hầu hết họ chỉ làm công việc của một nhân viên hành chính, kiểm soát ra vào, thu phí xe cộ… chứ không phải để bảo vệ an ninh bệnh viện, bảo vệ an toàn tính mạng cho thầy thuốc. Do đó, các nhân viên bảo vệ cần được hướng dẫn kỹ năng nhận biết nguy cơ bạo hành, cách phòng chống lại; có phương án chủ động để khi cần có “lối thoát riêng” cho thầy thuốc bệnh viện.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh viện với công an trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho bệnh viện, với những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhất. Kiến nghị với Bộ Tư pháp điều chỉnh khung hình phạt theo hướng tăng nặng đối với hành vi gây rối trong bệnh viện, đe doạ tính mạng, thân thể, nhân phẩm thầy thuốc trong lúc hành nghề.

Điều quan trọng là cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức năng phải coi nhân viên y tế trong bệnh viện là người thi hành công vụ, có quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, danh dự như những công dân khác trong xã hội.

Các tổ chức chính trị cần lên tiếng phản đối, yêu cầu chính quyền và các ngành chức năng vào cuộc, có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn bạo lực, bảo vệ sự an toàn và quyền lợi của người lao động.

Cơ quan truyền thông, báo chí có vai trò rất quan trọng trong định hướng dư luận, phê phán, lên án các hành vi tiêu cực trên tinh thần xây dựng. Có nhận thức đúng về sự cố y khoa để đưa tin một cách khách quan, khoa học. Tránh thông tin một chiều, tạo nên bức xúc không đáng có cho xã hội.

Theo TS.BS Võ Xuân Sơn: Chỉ có thể xiết chặt kỷ cương và đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tính trách nhiệm của người thực thi công vụ mới có thể ngăn chặn được nạn bạo hành y tế.

Khắc Hiển