Người sáng lập ra nho giáo là ai

Nguồn: 100 Leaders [truy cập ngày 13/7/2015]

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khổng Tử là một triết gia người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn. Các môn đồ của ông đã ghi chép lại những bài giảng của Khổng Tử trong cuốn Luận Ngữ. Trong thế kỷ thứ hai trước công nguyên, đạo Khổng trở thành triết học chính thức của Trung Hoa. Các quan chức triều đình buộc phải vượt qua một bài thi về những tư tưởng của Khổng Tử mới có thể ra làm quan. Những triết lý của ông về chính quyền, trật tự xã hội, và mối quan hệ giữa người với người là nền tảng của cuộc sống và văn hóa Trung Hoa cho đến tận thế kỷ 20. Những triết lý này vẫn giữ được tầm quan trọng ở Đông Á, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa Trung Quốc.

Khổng Tử sống ở thời nhà Chu, một thời kỳ của những cuộc xung đột chính trị – xã hội, còn được gọi là thời Chiến quốc. Cho tới năm 50 tuổi, ông giữ nhiều chức quan nhỏ ở nước Lỗ. Với hy vọng trở thành một vị quan triều đình, ông chuyển tới nước Tề hùng mạnh.

Không được ban một chức vụ nào, Khổng Tử lại tiếp tục du hành. Nhiều năm sau, ông trở về nước Lỗ và dành toàn bộ thời gian còn lại của cuộc đời dạy về nhân cách con người, trật tự xã hội, và vai trò của triều đình. Các môn đồ của ông ghi chép lại những bài giảng này trong một cuốn sách có tên Luận Ngữ [hoặc ‘the Analects’ trong tiếng Anh].

Mặc dù những thế hệ sau sùng kính Khổng Tử như một nhà hiền triết có xuất thân gần như thần thánh, nhưng những cuộc đối thoại được ghi chép lại trong Luận Ngữ lại cho thấy ông là một người thầy uyên bác và lịch thiệp, quan tâm sâu sắc đến hành vi ứng xử của con người và trật tự trong xã hội. Các chủ đề phổ biến trong những bài giảng của ông đều khơi gợi lòng trắc ẩn đối với con người [nhân], đạo hiếu hay sự kính trọng với gia đình [hiếu], thực hành lễ nghi [lễ], và đức hạnh [đức].

Khổng Tử răn rằng mọi người trong xã hội đều có một vai trò. Một số người ở vị trí cao và có vai trò dẫn dắt, còn những người khác ở vị trí thấp hơn và có vai trò tuân theo. Khổng Tử tin rằng nếu mọi người, đặc biệt là lãnh đạo và những người cao tuổi hành xử tốt thì xã hội sẽ vận hành một cách đúng đắn.

Khổng Tử nhấn mạnh rằng ông là người truyền lại những kiến thức cổ xưa chứ không sáng tạo ra chúng. Trước khi mất, ông đã biên soạn lại vài tác phẩm cổ, bao gồm Ngũ kinh và Kinh Xuân Thu.

Khổng Tử không bao giờ đạt được chức vụ mà ông mong muốn, nhưng tầm ảnh hưởng của ông tăng mạnh sau khi ông qua đời ở tuổi 72. Hai trăm năm sau, những bài giảng của ông trở thành nền tảng quan trọng cho những ai muốn ra làm quan chức triều đình. Trong thời nhà Hán, những người muốn ra làm quan cần phải vượt qua một kỳ thi về tư tưởng của Khổng Tử. Các nhà triết gia về sau như Mạnh Tử và Tuân Tử đã phát triển những trường phái triết học mới dựa trên các tác phẩm của Khổng Tử.

Hai từ “Nho giáo” chắc hẳn đã không còn xa lạ gì đối với đa số người Việt Nam chúng ta. Từ trong lịch sử hay các tác phẩm văn học mà chúng ra đã được học đều có nhắc về nho giáo. Vậy thực chất nho giáo là gì và nho giáo có nguồn gốc từ đâu ? Hôm nay chúng ra sẽ đi tìm hiểu về điều đó nhé.

Nho giáo là gì ? Nho giáo có nguồn gốc từ đâu ?

Trước khi đến với những câu hỏi cụ thể như “Nho giáo có nguồn gốc từ đâu ?”,  “Nho giáo tác động thế nào ?” thì mình xin gửi đến các bạn những thông tin cơ bản về khái niệm Nho giáo như sau.

Nho giáo là gì?

Nho giáo, hay còn được gọi là đạo Nho, Nho giáo hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực, lấy đó làm nền móng vững chắc để phát triển đất nước.

Một câu hỏi cũng được rất nhiều người quan tâm đó là “Nho giáo do ai sáng lập?”. Thời loạn lạc Xuân Thu ở Trung Quốc cổ đại, Khổng Tử đã phát triển và hệ thống hóa lại tư tưởng cũ của Chu Công rồi tích cực truyền bá rộng rãi. Từ đó, Nho giáo được lưu truyền trong nhân gian. Người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập Nho giáo.

Những người sống và làm việc theo các tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo thì được gọi là các “Nho sĩ”. Trong đó chữ “nho” nghĩa là “nho nhã”, ý chỉ nhưng người có học thức, biết cư xử và lễ nghĩa phải phép.

Nho giáo là gì? Nguồn gốc của Nho giáo là đâu ?

Tôn chỉ chính của Nho giáo bao gồm 3 điều đó chính là:

  • Con người và vạn vật trời đất đều có sự tương thông với nhau
  • Mọi việc đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh
  • Lấy trực giác và năng khiếu để tìm hiểu và làm rõ vạn vật

Có thể thấy Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh. Tuy nhiên, trong quá khứ, việc áp dụng cũng như hiểu tường tận về giá trị cốt lõi của nhiều người lại không hợp thời đại bấy giờ.

Nho giáo có nguồn gốc từ đâu?

Như đã nói ở trên thì sự ra đời của Nho giáo xuất phát từ Không Tử. Ông là một nhà hiền triết vĩ đại Trung Quốc, vì vậy chúng ta có thể kết luận Nho giáo bắt nguồn từ Trung Hoa, vì thế nên người ta mới thường gọi là Nho giáo Trung Quốc. Sau khi Nho giáo phát triển vượt bậc ở Trung Hoa rồi, nó đã vượt ra khỏi lãnh thổ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc – Triều Tiên và cả Việt Nam chúng ta.

Nho giáo bắt nguồn từ đâu? Trung Quốc chính là cái nôi của Nho Giáo

Một vài ghi chép cổ của người Trung Quốc cho rằng Nho giáo thực ra đã bắt đầu xuất phát từ trước cả khi Khổng Tử ra đời. Nguồn gốc Nho giáo được xem là bắt đầu từ Phục Hy, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm về âm dương, chế ra bát quát và những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.

Tuy nhiên đã phần các nghiên cứu chỉ ra rằng “Nho giáo” chỉ thực sự được khai sinh bởi Khổng Tử. Ông đã tổng hợp lại các quan điểm về tư tưởng, lẽ sống rời rạc trong lịch sử để đưa ra một quy chuẩn hoàn chỉnh nhất cho Nho giáo. Khổng Tử được xem là “giáo chủ” của Nho giáo. Tuy nhiên, sau khi ông mất, Nho giáo lại bị sử dụng một cách lệch lạc bởi những người cầm quyền nhằm điều khiển người dân.

Những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam

Sau đây GVS xin gửi đến các bạn những ảnh hưởng của Nho giáo đến đất nước Việt Nam chúng ta.

Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo

Điểm ảnh hưởng tích cực đầu tiên của Nho giáo đến đất nước chúng ta không thể không nói đến đó chính là kho tàng văn học đồ sộ như ngày nay. Rất nhiều những nha văn, nhà thơ trong lịch sử đất nước chúng ta đều là các Nho sĩ sống và suy nghĩ theo những quan điểm của Nho giáo cùng với sự chiêm nghiệm của bản thân mà đã cho ra đời không biết bao nhiêu tác phẩm mang tính thời đại.

Thứ hai, Nho giáo đã giúp xây dựng xã hội, thiết lập các mối quan hệ trong các triều đại phong kiến khiến cho nó có thể phát triển rộng rãi. Nho giáo đã dạy cho con người thời đại đó tinh thần yêu nước cũng như những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức xã hội. Có thể nói, Nho giáo là một trong những tôn giáo xây dựng nền móng cho việc phát triển những triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Thứ ba, Nho giáo đã tạo ra ở Việt Nam hệ thống giáo đục rõ ràng với nhiều cấp bậc giúp đất nước tuyển được nhiều nhân tài góp phần xây dựng và phát triển. Hình ảnh những ông đồ ngồi dạy chữ cho lớp trẻ mà bạn thường thấy nhắc đến trong thơ văn trung đại hay các phim ảnh thời xưa cũng là một trong những ảnh hưởng tích cực của văn hóa này. Và nhắc đến Nho giáo Việt Nam, nổi danh nhất phải kể đến nhà giáo Chu Văn An nức tiếng cuối đời Trần.

Nho giáo ở Việt Nam

Tác hại của Nho giáo

Bên cạnh những tác động tích cực, Nho giáo cũng để lại không ít những ảnh hưởng tiêu cực cho Việt Nam chúng ta.

Đầu tiên, việc quá trọng dụng Nho giáo đã làm cho chúng ta mất đi một vài nét truyền thống đáng tự hào là bản sắc của dân tộc Việt Nam ta.

Tiếp theo tuy tạo ra không ít những người tài giỏi cho đất nước những với lối giáo dục lấy văn chương làm chủ yếu mà coi nhẹ các lĩnh vực khác trong đời sống cũng khiến cho không ít những nhân tài trong nhiều lĩnh vực bị bỏ phí không được phát triển.

Nho giáo cũng tạo nên sự trung thành mù quáng của những đại thần, nho sĩ, ngăn cản họ chống lại một một triều đại đã suy tàn và đứng lên ủng hộ triều đại mới. Điều ấy đã khiến cho dân chúng nhiều lần lâm vào cảnh loạn lạc, lầm than, đói khổ.

Tư tưởng của Nho giáo quá đề cao danh vọng. Điều tốt có chỗ tốt là giúp cho con người ta biết phấn đấu, tranh giành địa vị nhưng lại dễ khiến họ mù quáng chay theo danh vọng mà quên mất luân thường đạo lý.

Trong xã hội Nho giáo cũng không đề cao giá trị của người phụ nữ khiến cho họ bị chà đạp khá nhiều.

Và quan trọng hơn cả là việc ảnh hưởng chính của Nho giáo làm cho chúng ta đóng cửa với các nước phương Tây mà chỉ giao thương với Trung Quốc.

Top 5 quyển sách Nho giáo hay hiện nay

  • Đàm đạo với Khổng Tử: Quyển sách Nho giáo đầu tiên được nhắc đến đó là quyển sách “Đàm đạo với Không Tử”. Quyển sách này nói về câu chuyện đối đáp giữa Hồ Văn Phi và Không Tử [Người được coi là nhà sáng lập ra nho Giáo] về các vấn đề về tư tưởng, triết lí của ông.
  • Khổng Tử tinh hoa. Quyển sách nói về những tư tưởng, triết lý cuộc sống của Khổng Tử được Vu Đan giải thích.
  • Nho giáo Trung Quốc. Quyển sách nói về quá trình hình thành, phát triển của Nho giáo.
  • Đạo hiếu trong Nho giáo. Quyển sách nói về đạo lý chữ “Hiếu” trong cuộc sống.
  • Dẫn luận về Nho giáo.

Qua bài viết này mong rằng các bạn đã có thêm được những thông tin đầy đủ về Nho giáo có nguồn gốc từ đâu ? hay Nho giáo ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam ? > Truy cập ngay dịch vụ làm visa để xem thêm những thông tin mới nhất về đất nước Trung Quốc cũng như làm ngay visa Trung Quốc để tham quan đất nước này nhé.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề