Một bó tàng thư ấy nghiệp nhà là gì

được biên tập bởi Quach Chuong

Giới thiệu về cuốn sách này

Nguyễn Khuyến
Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Xuân về ngày loạn càng lơ láo,
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ.
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng,
Sao con đàn hát vẫn say sưa?
[Tác giả tự dịch bài “Xuân nhật thị chư nhi”]

Nhân ngày rảnh rỗi nhớ lại thời làm luận văn tốt nghiệp đại học, đề tài “Tính dân tộc đậm đà trong thơ Nguyễn Khuyến”, cảm cái chất thâm thúy trong thơ Cụ.
Bài thơ Ngày xuân dạy các con là một trong những bài thơ dạy con với tất cả sự nghiêm cẩn của một người cha. Không những thế, đó còn là tâm sự giữa thời loạn của một bậc trưởng thượng trong làng Nho bất lực trước cái đảo điên thế sự. Nguyễn Khuyến là một trường hợp hiếm hoi trong văn học trung đại Việt Nam khi vừa làm thơ chữ Hán, vừa tự dịch sang thơ Nôm. Có thể hiểu với truyền thống của văn chương trung đại coi trọng chữ Hán hơn chữ Nôm, những bài gửi gắm nỗi niềm kín đáo thường được tác giả viết bằng chữ Hán để tăng độ hàm súc trong cấu tứ, ngôn từ. Thế nhưng, khi tự chuyển sang chữ Nôm, có lẽ đó là cách Nguyễn Khuyến muốn cởi mở lòng mình, chia sẻ nỗi niềm bằng tiếng nói mộc mạc giản dị. Một người làm thơ Nôm đường luật xuất thần như Nguyễn Khuyến lại có thể chuyển ngữ sang tiếng ta một cách tinh tế điêu luyện, có những bài chữ Nôm xuất sắc và được nhớ nhiều hơn thơ chữ Hán. Bài thơ này là một minh chứng tiêu biểu. Khi viết bài thơ này, Nguyễn Khuyến mang theo tâm trạng của một người dứt khoát trở về với nhân dân, nhưng vẫn trĩu nặng ưu tư thời thế:

Bút nghiễn trầm tư ưng hữu lệ


Sơn hà cử mục bất thăng sầu
[Ngẫm đến bút nghiên đáng tràn nước mắt
Ngước nhìn sông núi khôn xiết buồn đau]
Niềm hy vọng của ông gửi vào hậu thế cũng vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ của nhà Nho:học hành – đỗ đạt – làm quan… và luôn giữ mình gắn bó với gốc gác thuần hậu từ làng quê: “Các con nối chí cha nên biết – Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà”. Còn ở bài thơ này, ông dành để nói về mình nhiều hơn. Phần tiền giải là những tâm sự trĩu nặng buồn đau về thời thế:
Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Còn gì đau hơn khi cứ nhìn ngày tháng trôi đi, những người đầy tâm huyết như ông đành ngậm ngùi cảm thấy sự già nua bất lực. Theo cách tính thời gian trong bài thơ, cũng có nghĩa là nhà thơ đã về lại vườn Bùi chốn cũ được 5 năm. Tuổi 53, chưa thể gọi là già [dù làng quê của ông bắt đầu làm lễ mừng lên lão cho các cụ khi chạm ngưỡng ngũ tuần!]. Bản thân nhà thơ cũng ý thức điều đó chăng, khi ông nói về mình rất ấn tượng, trong hình hài “thêm được tóc râu phờ” – mang nghĩa mệt mỏi, chán chường, bế tắc. Cái phờ phạc hình hài còn gánh thêm cái buồn lo thời thế, đã được gói ghém trọn vẹn trong hai câu thực:
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già Mối tương quan giữa nhà thơ – thời cuộc được diễn giải với đầy đủ tính bi kịch của nó! Cái vô nghĩa, giáo điều của đạo Nho đã không còn “ích gì” cho buổi nhiễu nhương. Đó là sự sụp đổ của một tín điều mà cụ Tam Nguyên không thể không cảm thấy cay đắng! Lý tưởng của một thời đại “vua sáng tôi hiền” trở nên tiếng cười mỉa mai chua chát, thành nỗi hổ thẹn. Lập công dương danh mà chi, khi mà “áo xiêm” của thời đại chỉ là thỏa mãn cho lũ người “vinh thân phì gia”, khao khát “lập công dương danh” đã bị những biến cố lịch sử làm đảo lộn. Áo xiêm mà chi, vênh vang mà chi! Người tự trọng như cụ chỉ càng thêm thẹn! Xưa Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả được “nợ công danh”, còn giờ cụ Hoàng Và lại thẹn cho chính mình đắm chìm quá sâu trong mớ lùng nhùng “áo xiêm” kia! Cái nỗi thẹn sau 600 năm của kẻ sĩ sao mà khác nhau quá! Phần hậu giải của bài thơ, nỗi niềm ấy không nguôi mà tạo thành cái nhìn thời thế, nhân thế càng trở nên thảng thốt:

Xuân về ngày loạn càng lơ láo


Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ
Cụ thật tài tình khi điểm nhãn hai câu thơ với những từ láy lơ láo, ngất ngơ khó có thể tìm từ nào thay thế hay hơn! Ngụ ý từ đó mà ra, khi dân Nam thời đó mấy ai mà không thuộc vài câu Kiều! Hẳn họ sẽ nhớ ngay tâm trạng Từ Hải : hàng thần lơ láo phận mình ra chi! Đời đã loạn, cố gắng cũng sức cùng lực kiệt khó xoay chuyển tình thế. Ai có lương tri sao mà không khỏi ngất ngơ, bàng hoàng? Thời loạn, vận suy lắm rồi nên cụ không cao giọng dạy con theo kiểu giáo điều: “Quốc loạn thức trung thần, gia bần tri hiếu tử”, mà chỉ nhắc nhở một cách kín đáo:

Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng


Sao con đàn hát vẫn say sưa?
Ngỡ như chỉ là mắng con ham chơi hơn ham học, bỏ phí “một tấc thời gian một tấc vàng” nhưng câu cuối khiến ta giật mình nhớ câu thơ Lý Thương Ẩn: Thương nữ bất tri vong quốc hận – Cách giang do xướng Hậu đình hoa. Nguyễn Khuyến đã từ quan, sau này con ông lại ra làm quan, ông lo buồn nhiều hơn vui. Nhắc con không để uổng phí thời gian, không ham mê những thú vui để hoài phí tuổi trẻ, cũng gắn mong muốn duy nhất là con mình chí ít sống có ich, sống tử tế giữa thời nhiễu nhương, vậy cũng là quý lắm rồi!
Đọc lại thơ Nguyễn Khuyến, gọi là một chút ôn cố tri tân, viết vội vài cảm nhận cho khỏi cùn ngòi bút, cũng tự nhắc mình khỏi ân hận mai này “lấy chi đền tấc bóng” vậy! 20/9/2016

T.H.N

Khi nhắc đến thơ Nguyễn Khuyến, người ta thường nghĩ ngay đến mùa thu mà điển hình là 3 bài “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh” như một sự “mặc định” Nguyễn Khuyến là nhà thơ của mùa thu. Ít người nghĩ rằng trong toàn bộ thi tác cả chữ Hán và chữ Nôm của “nhà thơ làng quê” không chỉ viết về mùa thu mà còn có nhiều bài thơ xuân, không kể số lượng lớn câu đối mừng xuân mang giá trị hiện thực, thẩm mỹ và nhân văn.

Ảnh minh họa.

Đối diện với mùa xuân, thơ Nguyễn Khuyến mang nỗi niềm đau xót của một bậc túc nho. Trước xuân, thi nhân buồn rầu muốn dứt hết mọi nỗi lo toan để yên phận tuổi già: “Năm mới vừa đến, năm cũ qua/Mọi người vui vẻ sao ta buồn/Thương mình gân cốt đã mòn hao/Nào hay ngày tháng cứ lao đi/Không lịch biết đâu là Giáp Tý/Thù còn đâu dám đọc Xuân Thu…” [Cảm nghĩ đầu xuân] và xót xa tự vấn mình: “Nhiễu nhương gió bụi bác nho gàn/Nhàn rỗi khác gì bị trói chân/Danh hão chỉ hơn anh bị gậy/Tài xoàng, e kém chú che tàn/Hé nhìn nửa gối trời cao rộng/Nằm khểnh bên song tính chiếc đơn…” [Mùa xuân bị bệnh].

Cảnh xuân trong thơ Tam nguyên Yên Đổ mang nỗi buồn khắc khoải, trong cái nền xuân không vui ấy là hình ảnh một ông già mang nỗi niềm cô quạnh muốn quên hết sự đời. Nhưng nào có quên được bởi vẫn hàng ngày hiển hiện ra trước mắt thi nhân. Xuân về đấy nhưng vẫn còn đó bao âu lo thấp thỏm đang chờ: “Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng/Năm nay chợ họp có vui không?… Hàng quán người về nghe xao xác/Nợ nần năm hết hỏi lung tung/Năm ba ngày nữa thì xuân tới/Pháo trước nhà ai một tiếng đùng” [Chợ Đồng] và bài thơ như bức tranh xuân quê sống động, gần gũi, gợi nhớ ngày Tết của vùng chiêm trũng nghèo khó.
Nét xuân trong thơ được Nguyễn Khuyến phác họa sao mà ảm đạm: “Là là mặt đất lớp sương sa/Ánh sáng ban mai vẫn mập mờ/Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ/Giò tiên trong chậu chửa bung hoa/Đầm đìa lệ sớm cánh tre rủ/Lạc lõng canh khuya tiếng hạc qua…” [Xuân nhật 1]. Ở bài “Xuân Canh Tý” viết năm 1900, cụ Tam nguyên đón xuân trong cảnh buồn tái tê của tuổi tác: “Năm nay sáu sáu tuổi trời/Mỏi mòn năm tháng chảy trôi mà buồn/Lợi răng lục đục đôi phương/Rối bời râu tóc nhuốm sương trên đầu/Qua ba ngày tết vơi bầu/Hoa trong chậu cảnh như hầu muốn rơi/Bệnh giá thơ hứng cũng vơi/Rét đài sưởi ấm ngù vùi mừng xuân”.

Đón Tết, mừng xuân là dịp mọi người chúc nhau sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Là bậc nho sĩ học rộng tài cao, Nguyễn Khuyến hiểu rõ việc đầu tiên của người quân tử là biết “trị gia” nên nhà thơ dạy các con: “Năm mới vừa sang năm cũ qua/Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta/Chín sào tư thổ là nơi ở/Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà/Trước cửa khói dày non khuất bóng/Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa/Các con nối chí cha nên biết/Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà” [Ngày xuân dạy các con].

Không phải thơ xuân của Nguyễn Khuyến đều mang nỗi buồn u sầu, không khí mùa xuân và lòng yêu thiên nhiên đem lại cho thơ xuân Nguyễn Khuyến sắc thái riêng. Có những câu thơ thấp thoáng niềm vui nho nhỏ: “Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng/Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt” [Cảnh Tết].

Với tâm hồn lặng lẽ nhưng nhạy cảm, Nguyễn Khuyến đón “Gió đông phơi phới rước xuân vào” trong nỗi suy tư se lạnh cõi lòng và những giọt mưa xuân của trời hay mưa tự lòng người: “Mong xuân, xuân đến không hay/Hạt mưa lất phất từng mây im lìm/Cây xanh nảy lộc bên thềm/Trên trời, dưới nước cá chim vẫy vùng” [Xuân nhật 3].

Cái ấm áp, vui tươi ấy dường như chỉ thoảng qua trong thơ xuân Nguyễn Khuyến, còn cơ bản phủ lên trong thơ xuân của Tam nguyên là nỗi cơ hàn của bản thân trong “Năm gian nhà nhỏ thấp le te/Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe”, và cái xao xác, lo âu, buồn thương của làng quê luôn hiện hữu trong cuộc sống: “Năm nay cày cấy vẫn chân thua/Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa” [Chốn quê] cảnh đời như thế thì đón xuân vui sao được.
Thơ viết về mùa xuân của Nguyễn Khuyến không nhiều, nhưng cụ đã để lại một dòng thơ xuân đầy day dứt, đầy yêu thương gắn bó với cuộc đời. Đây chính là bản sắc thơ xuân mà cụ Tam nguyên Yên Đổ đóng góp vào thơ xuân đất Việt nói riêng, nền thi ca Việt Nam nói chung.

Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 1 trong tổng số 1 trang [4 bài trả lời]
[1]

Năm mới vừa sang, năm cũ đã qua,Tuy nghèo ta vẫn mến nhà ta.Chín sào tư thổ là nơi ở,Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.Trước cửa khói dày, non khuất bóng,Bên tường mưa ít, cúc thưa hoa.Các con nối chí cha nên biết:

Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

Năm mới đến năm cũ quaBấy nay nề nếp nhà ta thanh bầnChín sào một khoảnh vườn sânNghiệp xưa sách cũ có ngần này đâyNon xa mờ mịt khói mâyChân tường mưa ít cúc gầy đơm hoaCác con bằng nối chí ta

Bút nghiên chẳng lãng lúa cà đậu rau.

tửu tận tình do tại

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Trả lời

Năm cũ vừa qua năm mới sangNhà ta, ta thích chẳng đâu hơnĐất riêng chưa được mười sào chẵnNghiệp tổ còn lưu bó sách tànKhuất bóng non che mây cửa khépThưa mưa hoa ít cúc tường venCác con hãy nhớ lời cha dặn

Lúa đậu đừng quên mãi bút nghiên

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Trả lời

Năm mới vừa sang, năm cũ qua,Vốn nghèo, ta vẫn thích nhà ta.Bao quanh không đầy chín sào đất,Một bó sách còn vốn nghiệp nhà.Quanh cửa, khói trùm che khuất núi,Cạnh tường, mưa ít cúc thưa hoa.Các con nối chí cha, nghe dặn,

Nghiên bút chăm cùng lúa, đậu, cà.

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Trả lời

Video liên quan

Chủ Đề