Ngoại tình có con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú là gì? Quyền lợi của con ngoài giá thú được quy định như thế nào? Đây là vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân gia đình được tìm hiểu nhiều hiện nay. Do đó bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến những quy định pháp luật hiện hành xoay quanh vấn đề con ngoài giá thú. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hãy gọi ngay đến số hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Con ngoài giá thú là gì?

  • Thế nào là giá thú? Con ngoài giá thú là gì?
  • Quyền lợi của con ngoài giá thú là gì theo quy định pháp luật?
  • Con riêng có phải con ngoài giá thú không?
  • Làm gì khi hai bên không thỏa thuận được người nuôi con ngoài giá thú?
  • Có thể thay đổi người nuôi con ngoài giá thú được không?
  • Con ngoài giá thú có được mang họ bố không?
  • Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế của cha, mẹ không?
  • Một số câu hỏi liên quan đến con ngoài giá thú

Thế nào là giá thú? Con ngoài giá thú là gì?

Thế nào là giá thú?

Giá thú là sự phối hợp giữa nam và nữ với mục đích thiết lập nên một gia đình chính thức ở đó hai người sẽ cùng nhau sinh sống, chung thuỷ, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau và sinh để con cái để duy trì nòi giống. Sự phối hợp này nếu tuân thủ theo các điều kiện pháp luật đã quy định thì sẽ được pháp luật công nhận là vợ chồng và được pháp luật bảo hộ.

Sau khi đã làm giá thú nếu trường hợp vợ chồng không thể chung sống với nhau nữa, muốn kết thúc mối quan hệ này thì buộc hai người phải thực hiện thông qua thủ tục ly hôn. Giá thú trên thực tế được coi là một chế định pháp lí và pháp luật có các quy định cụ thể về giá thú chẳng hạn như điều kiện để lập giá thú, hình thức giá thú, hiệu lực giá thú, phân loại các giá thụ trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.

Con ngoài giá thú là gì?

Dưới góc độ khoa học thì giá là xuất giá, thú là hôn thú. Giá thú là việc một người nam và một người nữ kết hôn với nhau và trở thành vợ chồng. Vì vậy con ngoài giá thú sẽ là con được sinh ra khi bố và mẹ không phải là vợ chồng.

Dưới góc độ pháp lý thì hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra một định nghĩa cụ thể thế nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên căn cứ theo những quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014hiện hành thì pháp luật chỉ công nhận những cuộc hôn nhân hợp pháp, các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó có thể hiểu con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hoặc cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc kết hôn chưa được công nhận.

Như vậy trường hợp sinh con ngoài giá thú có thể là người mẹ không có chồng mà sinh con; người mẹ có chồng nhưng đã ngoại tình và thụ thai với người khác mà sinh con; hoặc hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và có con với nhau; cũng có thể là trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, phán quyết ly hôn của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại tái hợp chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn lại theo thủ tục luật định, nếu người phụ nữ sinh con trong trường hợp này thì đó là con chung ngoài giá thú của hai người không phải là vợ chồng trước pháp luật. Con ngoài giá thú có thể là “con chung”, cũng có thể là con riêng của một bên cha hoặc mẹ.

Ví dụ: Trường hợp A là nam 20 tuổi, B là nữ 18 tuổi có quan hệ yêu đơn và chung sống với nhau như vợ chồng. Trong thời gian sống chung thì A và B có một đứa con, tuy nhiên A và B không đi đăng ký kết hôn vì vậy con chung của A và B sẽ được xác định là con ngoài giá thú.

>>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con theo quy định 2022

Quyền lợi của con ngoài giá thú là gì theo quy định pháp luật?

Chị Khánh [Lào Cai] có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:

Anh Đức là bạn trai của tôi, tôi có quen và yêu anh thông qua lời giới thiệu của một người bạn. Tính đến nay chúng tôi đã yêu nhau được hơn 2 năm. Do anh Đức nhà ở ngoài Hà Nội nên một năm chúng tôi sẽ chỉ gặp nhau được một vài lần khi mà anh đi công tác. Gần đây tôi có phát hiện mình mang thai con của anh Đức, tôi có thông báo với anh thì lúc này anh mới thú nhận với tôi là anh đã có một vợ và hai con ở ngoài Hà Nội, vốn anh chỉ muốn vui chơi qua lại với tôi.

Khi nghe xong tôi đã rất sốc và lo lắng. Tôi không muốn bỏ con nhưng cũng không biết khi sinh ra con có được nhận bố hay không, liệu theo quy định pháp luật thì con tôi có bị thiệt thòi gì không so với những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có cả cha và mẹ. Và nếu anh Đức không muốn nhận con thì tôi phải làm thế nào?

Vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về quyền và lợi ích của con ngoài giá thú theo quy định pháp luật hiện hành, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Khánh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, lo lắng của mình đến với Tổng đài pháp luật! Dựa trên những quy định của pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành, chúng tôi xin đưa ra lời lý giải cụ thể cho câu hỏi của chị như sau:

Việc một đứa trẻ được sinh ra chúng không được lựa chọn cha mẹ mình do đó dù đúng hay sai cũng là lỗi của người cha người mẹ, những đứa trẻ không có lỗi lầm gì do đó theo quy định của pháp luật cũng như những giá trị đạo đức từ xưa đến nay thì những đứa trẻ khi sinh ra đều phải được hưởng tất cả những quyền cơ bản của con người.

Tại khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân Gia đình 2014khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ:

“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình”.

Như vậy có thể thấy pháp luật hiện hành quy định quan hệ giữa cha mẹ con phát sinh trên cơ sở huyết thống, nuôi dưỡng và không phụ thuộc vào quan hệ của cha mẹ có hợp pháp hay không, còn tồn tại hay đã chấm dứt. Vì vậy ngay từ khi sinh ra con ngoài giá thú sẽ được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp như con trong giá thú. Cụ thể là những quyền lợi cơ bản sau đây:

Quyền được xác định cha mẹ

Không một đứa trẻ nào sinh ra mà bị mất quyền không được nhận bố mẹ chỉ vì chúng không sinh trong thời kỳ hôn nhân cả. Việc xác định cha mẹ cho con là quyền của con và cũng là nghĩa vụ của cha mẹ. Đây là một trong những căn cứ cơ bản, quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của con theo quy định.

Căn cứ tại Điều 101 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có quy định cụ thể như sau:

”Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Vì vậy việc đăng ký xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi con cư trú.
Được hưởng tất cả các quyền lợi như những đứa con bình thường khác

Sau khi được hoàn tất các thủ tục để xác nhận cha mẹ cho con thì lúc này con ngoài giá thú sẽ có đầy đủ tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp như một người con bình thường chẳng hạn như quyền cư trú, quyền hộ tịch, được giám hộ, quyền về tài sản, quyền thừa kế…..

Tại Điều 70 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định cụ thể về quyền nghĩa vụ của con, cụ thể như sau:

– Con ngoài giá thú sẽ được cha mẹ thương yêu, tôn trọng cũng như thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật. Con cũng được hưởng các quyền liên quan đến việc phát triển về thể chất, phát triển về tinh thần, đạo đức cũng như trí tuệ trí tuệ. Đồng thời con ngoài giá thú cũng được học tập trong một môi trường và điều kiện tốt nhất từ cha, mẹ như những đứa con bình thường khác.

– Con ngoài giá thú có bổn phận và nghĩa vụ phải yêu thương, chăm sóc cho cha, mẹ của mình. Phải tận tâm, hiếu thảo và phụng sự cho cha, mẹ.

– Con ngoài giá thú chưa đủ 18 tuổi hoặc con ngoài giá thú đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động đồng thời không có tài sản để tự nuôi sống mình thì có quyền được sống chung với cha, mẹ và được cha, mẹ của mình đùm bọc, yêu thương, chăm sóc.

– Con ngoài giá thú cũng có quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập và rèn luyện bản thân để nhằm nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ. Có quyền tự do tham gia các hoạt động liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa theo nguyện vọng và khả năng của mình. Trong trường hợp sống chung cùng với cha mẹ thì con ngoài giá thú có nghĩa vụ là tham gia vào công việc của gia đình, phải thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất và lao động phù hợp với bản thân để nhằm mục đích đóng góp thêm cho thu nhập của gia đình.

– Ngoài ra con ngoài giá thú còn được hưởng các quyền liên quan đến tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn như quyền được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ theo di chúc hoặc theo pháp luật, quyền được hưởng tài sản theo công sức đóng góp của mình vào khối tài sản ấy.

Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con ngoài giá thú sẽ tuân theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình. Tại Điều 15 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 có quy định:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.

Quy định này có nghĩa dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau.

Cụ thể tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con ngoài giá thú như sau:

– Cha mẹ phải có nghĩa vụ và quyền yêu thương con, tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của con; phải chăm sóc con cả về mặt thể chất và tinh thần; tạo mọi điều kiện cần thiết để con có một môi trường học tập tốt nhất để con trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, trở thành một người công dân có ích.

– Cha mẹ phải trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con ngoài giá thú chưa đủ 18 tuổi hoặc con đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng thuộc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động đồng thời không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

– Cha mẹ thực hiện các quyền giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự;

– Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa con ngoài giá thú với con trong giá thú hoặc trên cơ sở giới tính hoặc tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động. Nghiêm cấm các hành vi xúi giục hoặc ép buộc con thực hiện các hành vi trái pháp luật và trái với đạo đức xã hội.

Quay trở lại với trường hợp của chị Khánh ở trên, dựa theo những nội dung mà chúng tôi phân tích ở trên thì có thể thấy pháp luật hiện hành không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Luật hôn nhân gia đình hiện hành bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ cho dù cha mẹ chúng có là vợ chồng hợp pháp hay không. Vì vậy con chị khi sinh ra sẽ có đầy đủ các quyền lợi như những đứa trẻ bình thường khác bao gồm cả quyền được xác định cha mẹ mình là ai.

Vì vậy nếu trong trường hợp của chị nếu bạn trai chị là anh Đức không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con thì chị hoàn toàn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp quận/huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người cha có hộ khẩu thường trú để giải quyết việc xác định cha cho con.

Sau khi đã xác định được quan hệ cha con thì anh Đức trong trường hợp này nếu không trực tiếp thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014. Chị có thể làm đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi có quyết định xác định cha con của Tòa án hoặc chị cũng có thể gửi đồng thời yêu cầu này khi nộp đơn yêu cầu xác định quan hệ cha con.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến nội dung tư vấn của chúng tôi ở trên, hãy kết nối trực tiếp qua số hotline 1900.633.705 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình chính xác và nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn con mang họ ai? Hướng dẫn xác định họ cho con

Con riêng có phải con ngoài giá thú không?

Anh Hải [Lạng Sơn] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Tôi mới lấy vợ cách đây không lâu. Do đi đến quyết định hôn nhân quá sớm, chưa tìm hiểu nhau kĩ nên khi lấy vợ về tôi mới biết trước đó cô ấy đã kết hôn với một người khác, hai người này có chung với nhau một đứa con trai hiện được 3 tuổi. Cô ấy đề nghị tôi phải nuôi dưỡng cả đứa trẻ này với lý do mặc dù trước đó cô ấy có kết hôn nhưng cũng đã ly hôn và có quyết định của Tòa án, bây giờ tôi và cô ấy đã là vợ chồng hợp pháp nên tôi cũng phải có trách nhiệm với con của cô.

Tôi không chấp nhận được việc này, hiện tại tôi không muốn chung sống với cô ấy nữa, tôi muốn ly hôn vì cảm thấy như bản thân bị lừa dối. Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi ly hôn thì đứa con của vợ tôi và chồng trước thì sẽ được xác định là con ngoài giá thú hay con riêng của vợ tôi?

Mong Luật sư có thể trả lời cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Phân biệt con riêng với con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Hải, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với đội ngũ chúng tôi. Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc của anh như sau:

Cũng như định nghĩa về con ngoài giá thú thì hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là con riêng. Tuy nhiên dựa vào thực tế hiện nay thì có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác, con riêng có thể là con mà người vợ hoặc chồng có trước khi họ kết hôn hoặc có sau khi họ kết hôn.

Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không có đăng ký kết hôn. Các trường hợp sẽ được xác định là con ngoài giá thú khi: một trong hai bên đã kết hôn với người này nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người khác và có con. Cũng có thể là trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn rồi nhưng sau đó họ tái hợp nhưng không đăng ký kết hôn lại với nhau và sinh con cho nhau.

Dựa vào những phân tích trên có thể thấy định nghĩa con riêng và con ngoài giá thú là khác nhau do đó không phải trong tất cả trường hợp con riêng cũng là con ngoài giá thú. Con riêng có thể là con trong giá thú khi đứa trẻ đó là con của một quan hệ hôn nhân hợp pháp trước.

Do đó, áp dụng vào trong trường hợp của anh Hải bên trên, theo thông tin mà anh cung cấp có thể thấy vợ anh trước đó có kết hôn hợp pháp với người chồng cũ và có chung với nhau 1 người con. Vì vậy có thể thấy đứa bé này được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của vợ anh và người chồng cũ. Vì vậy theo quy định đứa trẻ được sinh ra trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì không thể được xác định là con ngoài giá thú.

Dựa theo khái niệm con riêng và con ngoài giá thú cũng như những phân tích của chúng tôi ở trên có thể xác định đứa con mà vợ anh Hải có với người chồng trước trong trường hợp này sẽ được xác định là con riêng của vợ anh chứ không phải con ngoài giá thú.

Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp đến với Tổng đài pháp luật qua số hotline 1900.633.705 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh có cần giấy kết hôn không? Quy định năm 2022

Làm gì khi hai bên không thỏa thuận được người nuôi con ngoài giá thú?

Chị Hằng [Kiên Giang] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi và anh Kiên yêu nhau và chung sống với nhau như vợ chồng được 10 năm nay. Do đến với nhau không được sự đồng ý từ gia đình nhà chồng nên đến bây giờ chúng tôi vẫn quyết định chưa đăng ký kết hôn. Gần đây tôi và anh Kiên xảy ra nhiều mâu thuẫn, chúng tôi cảm thấy cả hai không còn phù hợp với nhau nữa và hiện đang có ý định chia tay. Tuy nhiên hiện tại chúng tôi có với nhau một đứa con chung là cháu Hà được 6 tuổi và một số tài sản chung.

Về phần tài sản thì chúng tôi đã thỏa thuận được với nhau nếu chia tay thì sẽ chia đôi, tuy nhiên về phía Cháu Hà gia đình anh Kiên nhất quyết đòi giành quyền nuôi cháu. Tôi không yên tâm giao con cho anh Kiên do anh Kiên là người thường xuyên đi công tác xa nhà, không có thời gian chăm sóc con. Tôi đã nhiều lần đề nghị thỏa thuận với gia đình anh Kiên cũng như anh về vấn đề này tuy nhiên anh đều từ chối.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi và anh Kiên không đăng ký kết hôn thì con của tôi có phải con ngoài giá thú hay không? Và nếu chúng tôi không thỏa thuận được vấn đề ai sẽ là người nuôi con thì lúc này phải làm thế nào?

Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>>  Ai là người nuôi con ngoài giá thú khi hai bên không thỏa thuận được, Luật sư tư vấn 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Hằng, cảm ơn chị Hằng đã gửi câu hỏi của mình đến cho Tổng đài pháp luật! Dựa theo những quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho vấn đề của chị như sau:

Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể nào về con ngoài giá thú, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường có thể thấy con ngoài giá thú là con được sinh ra khi cha mẹ của chúng không có đăng ký kết hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 thì nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì trường hợp này hôn nhân sẽ không được coi là hợp pháp do đó không được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên pháp luật vẫn bảo vệ quyền lợi cho những đứa con sinh ra khi bố mẹ chúng không có hôn nhân hợp pháp, hay còn gọi là con ngoài giá thú. Vì vậy pháp luật vẫn có những quy định để đảm bảo quyền lợi cho con ngoài giá thú khi bố mẹ chúng không thể chung sống với nhau được nữa.

Tại khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ đối với con trong trường hợp nam nữ sống với nhau như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn, cụ thể như sau:

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Đối chiếu theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Căn cứ vào những điều Luật trên có thể thấy việc xác định ai sẽ có quyền nuôi con ngoài giá thú sẽ được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Vì vậy, quyền nuôi con khi con được sinh ra khi vợ chồng không có đăng ký kết hôn sẽ được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn mà có có con chung thì con trong trường hợp này sẽ được xác định là con ngoài giá thú, việc nuôi con sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Nếu trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về việc ai sẽ là người nuôi con ngoài giá thú thì lúc này Tòa án sẽ quyết định giao con ngoài giá thú cho một trong hai bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con theo nguyên tắc:

– Nếu con dưới 3 tuổi thì con sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên nếu trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không có đủ điều kiện để có thể trực tiếp nuôi con thì lúc này Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi.

– Nếu con từ 3 tuổi trở lên thì tòa án sẽ giao con cho một trong hai bên dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con chẳng hạn như điều kiện về kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…

– Nếu trường hợp con từ 7 tuổi trở lên thì xem xét xem nguyện vọng của con muốn ở với bố hay với mẹ

– Nếu trong trường hợp Tòa án xét thấy cả hai người đều không có đủ điều kiện để có thể trực tiếp nuôi con thì lúc này Tòa án có thể quyết định giao con cho người giám hộ.

Vì vậy, xét trong trường hợp của chị Hằng bên trên có thể thấy hiện chị và anh Kiên đã chung sống với nhau không có đăng ký kết hôn được 10 năm và có với nhau 1 đứa con chung là cháu Hà 6 tuổi, như vậy cháu Hà trong trường hợp này sẽ được xác định là con ngoài giá thú.

Theo như những thông tin mà chị cung cấp thì chị và anh Kiên không thể thỏa thuận được với nhau về ai là người nuôi cháu Hà khi cả hai quyết định chia tay, đồng thời con ngoài giá thú là cháu Hà trong trường hợp này mới 6 tuổi vì vậy như những nội dung mà chúng tôi phân tích bên trên lúc này chị có thể yêu cầu Tòa án quyết định việc nuôi con.

Tòa án lúc này sẽ căn cứ vào quyền lợi của con đặc biệt là các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, điều kiện về học hành vui chơi… và các điều kiện thực tế của chị và anh Kiên chẳng hạn như đạo đức, lối sống, tình hình tài chính, thời gian, nơi ở…

Do đó nếu chị chứng minh được chị có đầy đủ điều kiện để bảo đảm cho cháu Hà có một môi trường phát triển tốt nhất trong khi anh Kiên không đáp ứng được yêu cầu này [do như chị nói bên trên anh Kiên là người thường xuyên đi công tác xa, không có thời gian chăm sóc cho con] thì lúc này Tòa án sẽ giải quyết cho chị là người có quyền trực tiếp nuôi con.

Nếu chị còn bất cứ vấn đề gì cần chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng của Tổng đài pháp luật 1900.633.705 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn cách giành quyền nuôi con hợp pháp

Có thể thay đổi người nuôi con ngoài giá thú được không?

Anh Việt [Hải Dương] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Trước đây hai vợ chồng tôi có chung sống với nhau được 9 năm và có với nhau một cháu gái 4 tuổi tuy nhiên chúng tôi không đăng ký kết hôn. Do điều kiện sống quá khó khăn nên chúng tôi xảy ra bất đồng, vợ tôi nhiều lần bế con về nhà mẹ đẻ. Được một thời gian do không thể kéo dài cuộc sống này nữa chúng tôi quyết định chia tay và thỏa thuận giao con cho vợ tôi nuôi và lúc này cháu còn khá bé.

Đến nay tôi đang làm chủ một salon tóc, có thu nhập ổn định. Tôi cũng có nhà riêng, thời gian làm việc không bị ràng buộc. Vợ tôi thì hiện vẫn chưa có công ăn việc làm ổn định, cô ấy đang ở nhờ nhà bố mẹ đẻ ở quê, đường xá không thuận tiện. Tôi có gọi để xin đưa cháu về cho tôi nuôi để đảm bảo cháu có điều kiện phát triển tốt nhất tuy nhiên vợ tôi không đồng ý, còn cắt đứt liên lạc không cho tôi thăm con.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này liệu còn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ tôi sang cho tôi được hay không? Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về các căn cứ để có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Việt, cảm ơn anh đã gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra những lời giải thích cụ thể như sau:

Việc xác định ai có quyền nuôi con ngoài giá thú sẽ được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ con. Do đó việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú cũng được thực hiện theo những quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Căn cứ vào Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú sẽ được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để phù hợp với lợi ích của con

– Người trực tiếp nuôi hiện tại còn không còn đủ điều kiện để có thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ phải xem xét theo nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên. Nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì lúc này Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo những quy định của Bộ luật dân sự.

Quay trở lại với trường hợp của anh Việt ở trên có thể thấy trước đây anh và vợ có chung sống với nhau như vợ chồng được 9 năm, không có đăng ký kết hôn và có với nhau một đứa con chung 4 tuổi. Vì vậy con chung của anh và vợ cũ lúc này sẽ được xác định là con ngoài giá thú.

Do khi chia tay hai người đã thỏa thuận giao con cho vợ anh là người trực tiếp nuôi dưỡng nên hiện tại nếu muốn giành lại được quyền nuôi con thì trước hết anh và vợ cũ phải thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ anh sang anh.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con”.

Vì vậy nếu trường hợp anh và vợ cũ không thỏa thuận được thì anh là cha của đứa trẻ sẽ có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Do khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết do đó anh phải có đủ những căn cứ cũng như chứng minh anh có đủ các điều kiện để cho con được phát triển tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần và hiện tại vợ anh không còn đủ điều kiện có thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con nữa.

Trường hợp này nếu muốn giành lại quyền nuôi con thì anh sẽ làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và gửi lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người trực tiếp nuôi con là vợ anh đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu giải quyết.

Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua số hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định năm 2022

Con ngoài giá thú có được mang họ bố không?

Anh Phương [Nam Định] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:

Tôi và vợ tôi trước đây có kết hôn với nhau được 5 năm, sau đó do tính cách không hợp nên cả hai đã nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết cho ly hôn thuận tình và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên 3 năm đổ lại đây, chúng tôi có gặp lại nhau, sau một khoảng thời gian nói chuyện cũng như tìm hiểu lại thì phát sinh tình cảm và quay về chung sống với nhau như vợ chồng như trước và hiện vợ tôi đang mang thai được 8 tháng sắp sinh.

Tuy nhiên đến nay chúng tôi vẫn chưa đi đăng ký kết hôn lại. Tôi nghe nói nếu không có đăng ký kết hôn thì con sinh ra sẽ là con ngoài giá thú. Vậy Luật sư cho tôi hỏi con tôi là con ngoài giá thú vậy khi sinh có được mang họ của tôi hay không?

Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú theo họ cha, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Phương, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi vấn đề thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật! Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành cũng như thông tin mà anh cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của anh như sau:

Theo quy định hiện hành để đảm bảo mọi đứa trẻ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh do đó không có sự phân biệt nào về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra trong giá thú hay ngoài giá thú.

Căn cứ tại Điều 15 nghị định 123/2015/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ cụ thể như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.”

Căn cứ vào những phân tích bên trên có thể thấy khi đăng ký khai sinh cho trẻ nếu không xác định được cha thì họ của con sẽ được xác định theo mẹ. Còn nếu trường hợp người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì việc nhận con và việc đăng ký khai sinh cho con sẽ được kết hợp giải quyết. Lúc này họ tên con sẽ được xác định theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận nào khác hoặc không thể thỏa thuận được thì sẽ xác định theo tập quán.

Vì vậy con ngoài giá thú vẫn có thể được khai sinh mang họ cha nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con và giữa cha và mẹ có sự thỏa thuận với nhau về việc lấy họ của người cha làm họ cho đứa trẻ.

Quay lại với trường hợp cụ thể của anh Phương, có thể thấy mặc dù trước đây vợ chồng anh có đăng ky kết hôn và được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, tuy nhiên hiện tại trên giấy tờ vẫn thể hiện là cả hai đã ly hôn và chưa đăng ký kết hôn lại. Do đó con chung của anh và vợ khi sinh ra trong thời điểm bố mẹ không có đăng ký kết hôn sẽ được xác định là con ngoài giá thú.

Vì vậy căn cứ vào những nội dung mà chúng tôi phân tích ở trên thì khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú để con có thể được mang họ anh thì anh cần phải làm đồng thời hai thủ tục là thủ tục đăng ký khai sinh con con và thủ tục nhận cha con. Như vậy anh có thể ra Ủy ban nhân dân xã nơi anh cư trú để tiến hành đồng thời hai thủ tục này và đương nhiên con anh sinh ra hoàn toàn có thể mang họ của bố.

Nếu anh còn bất cứ vấn đề nào cần được chúng tôi hỗ trợ giải đáp, hãy kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn con mang họ ai? Hướng dẫn xác định họ cho con

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế của cha, mẹ không?

Chị Nguyên [Ninh Bình] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần được hỗ trợ như sau:

Bố mẹ tôi lấy nhau và có với nhau 3 người con. Gần đây bố tôi mất, có đề lại cho mẹ con tôi 1 mảnh đất và một căn nhà trị giá 5 tỷ đồng và không có di chúc. Gần đây có một người phụ nữ dắt một đứa bé đến và nói là con của bố tôi. Người phụ nữ này có cho mẹ con tôi xem giấy giám định ADN và những hình ảnh thân mật giữa bố tôi, người phụ nữ này và đứa con kia. Đồng thời người này yêu cầu phải chia cả di sản bố tôi để lại cho đứa con này. Tôi có nghe nói nếu bố tôi ngoại tình và có con thì con trong trường hợp này sẽ được xác định là con ngoài giá thú.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp của gia đình tôi bố tôi mất không để lại di chúc vậy theo quy định của pháp luật thì có bắt buộc phải chia thừa kế cho con ngoài giá thú hay không? Nếu có thì phải chia như thế nào?

Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về quyền được hưởng di sản thừa kế của con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Nguyên, cảm ơn chị đã gửi những băn khoăn của mình đến với chúng tôi. Chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho những vấn đề của chị như sau:

Tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy pháp luật hiện hành không có sự phân biệt nào giữa con ngoài giá thú với con trong giá thú về quyền và nghĩa vụ trong đó có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ.

Tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản không có di chúc. Do đó lúc này việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật sẽ dựa trên quy định về hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cũng tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 thì có quy định những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, áp dụng vào trường hợp cụ thể của chị Nguyên ở trên, theo những gì chị cung cấp thì bố chị mới mất và có để lại khối di sản trị giá 5 tỷ đồng tuy nhiên không có di chúc. Vì vậy phần di sản của bố chị lúc này sẽ được chia theo pháp luật căn cứ theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự.

Như phân tích bên trên thì quyền được hưởng di sản thừa kế sẽ không phụ thuộc vào việc một người được sinh ra trong hay ngoài giá thú. Do đó nếu trường hợp đứa bé mà người phụ nữ kia mang đến được xác định là con đẻ của bố chị thì lúc này đứa bé sẽ được hưởng di sản thừa kế của bố chị như chị em chị. Và bắt buộc phải chia thừa kế cho cả đứa trẻ này [trừ trường hợp từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015].

Do đó căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất của bố chị lúc này sẽ bao gồm 3 chị em chị, mẹ chị và đứa bé con ngoài giá thú của bố chị. Do những người cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau cho nên số di sản bố chị để lại là 5 tỷ sẽ được chia đều cho 5 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cả đứa bé con ngoài giá thú, mỗi người được hưởng 1 tỷ đồng.

Nếu chị còn bất cứ câu hỏi nào cần được chúng tôi hỗ trợ giải đáp liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để được chúng tôi nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Luật thừa kế tài sản không di chúc và những quy định của pháp luật

Một số câu hỏi liên quan đến con ngoài giá thú

Công chức có con ngoài giá thú bị xử lý như thế nào?

Chị Diệu [Hải Phòng] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, em có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:

Em và chồng kết hôn đến nay đã được hơn 10 năm, cũng có với nhau được 1 đứa con chung. Vốn tưởng cuộc sống gia đình hạnh phúc thì gần đây em phát hiện chồng em thường xuyên lấy lý do đi công tác để ngoại tình với một chị tên là Hạnh. Khi phát hiện em đã rất thất vọng, tuy nhiên để níu kéo hạnh phúc gia đình em cũng đã nhiều lần khuyên nhủ chồng, hơn nữa chồng em cũng là công chức và còn là Đảng viên nên nếu sự việc bị phát hiện có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên chồng em không những không dừng lại mà ngày càng ngoại tình một cách lộ liễu, gần đây anh còn thông báo với em là anh và người phụ nữ kia sắp có với nhau một đứa con chung.

Vậy Luật sư cho em hỏi, chồng em trong trường hợp này là Công chức nhà nước, nếu có con ngoài giá thú với người khác khi chưa ly hôn với em thì theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Em xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về các hình thức xử lý đối với công chức có con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Diệu, cảm ơn chị Diệu đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi trên của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Con ngoài giá thú theo cách hiểu thông thường sẽ là những đứa trẻ được sinh ra khi cha mẹ của chúng không có hôn nhân hợp pháp. Do đó việc xử lý công chức có con ngoài giá thú cũng được chia thành nhiều trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

Đang độc thân và có con ngoài giá thú với người độc thân

Trong trường hợp này thì quan hệ của hai bên chỉ là quan hệ tình cảm nên pháp luật không điều chỉnh. Do đó, nếu công chức có con ngoài giá thú thì cũng sẽ không bị xử lý kỷ luật, không bị xử phạt hành chính hay hình sự theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, cha, mẹ dù là công chức hay người bình thường thì vẫn phải có nghĩa vụ với con, người không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Đã có gia đình nhưng có con ngoài giá thú bên ngoài

Trường hợp công chức đã có gia đình đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật mà có con ngoài giá thú với người khác, hoặc trường hợp đang độc thân, nhưng có con ngoài giá thú với người đã có gia đình thì có thể bị xử lý:

– Bị xử lý kỷ luật nếu quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị đang công tác có quy định

– Bị xử lý hành chính nếu có quan hệ chung sống như vợ chồng với người khách theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP

– Bị xử lý hình sự trong trường đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ của một trong hai bên dẫn đến ly hôn. Lúc này công chức sẽ bị phạt từ cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015.

– Trong trường hợp công chức là Đảng viên có quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác và có con ngoài giá thú thì lúc này có thể bị khai trừ ra khỏi Đảng do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định tại Điều 24, Quy định 102-QĐ/TW

– Trong trường hợp con ngoài giá thú của Đảng viên là con thứ 3 trở lên thì Đảng viên có thể sẽ bị kỷ luật từ khiển trách theo quy định tại Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW.

Vì vậy quay trở lại với trường hợp cụ thể của chị Diệu bên trên, có thể thấy mặc dù đã kết hôn hợp pháp và có với chị 1 người con chung tuy nhiên chồng chị lại ra ngoài ngoại tình và có con ngoài giá thú, hơn nữa chồng chị còn là một công chức nhà nước, là một Đảng viên do đó theo quy định chồng chị có thể bị khai trừ khỏi Đảng theo quy định tại Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW, bị xử lý kỷ luật nếu trong quy chế nội bộ của cơ quan chồng chị có quy định và xử lý hành chính nếu có quan hệ chung sống như vợ chồng với người phụ nữ kia với mức xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Do những thông tin mà chị cung cấp bên trên thể hiện hành vi của chồng chị chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại ĐIều 182 Bộ luật hình sự 2015 do đó vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ chưa được đặt ra.
Trên đây là nội dung câu trả lời của chúng tôi cho vấn đề của chị, nếu chị còn những băn khoăn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hãy liên hệ đến với chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.

Khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào?

Chị Hương [Thái Bình] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau:

Tôi hiện đang mang thai được 7 tháng và sắp đến ngày dự sinh. Tuy nhiên đứa con mà tôi mang thai là con ngoài giá thú của tôi và một người có gia đình khác. Hiện tôi chỉ muốn sinh con và một mình nuôi dưỡng, bố của đứa bé cũng có gia đình riêng nên tôi không muốn làm phiền đến anh. Tuy nhiên hiện tôi đang rất lo lắng không biết con tôi sinh ra sẽ làm khai sinh như thế nào, liệu không có bố có được hay không.

Vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về hồ sơ, thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Hương, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật! Đối với những thắc mắc trên của chị, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Nội dung đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cụ thể:
Khai sinh con ngoài giá thú khi không xác định được cha

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú không xác định được cha sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

“Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”

Khai sinh con ngoài giá thú đồng thời người cha yêu cầu thực hiện thủ tục nhận con

Thủ tục này được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh mà người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Vì vậy trong trường hợp của chị Hương nếu chị muốn khi sinh con ra đăng ký khai sinh con con luôn và bố đứa bé không làm thủ tục nhận con thì lúc này chị có thể làm thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con ngoài giá thú tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của chị. Lúc này chị có thể để trống phần thông tin của người cha và chỉ khai theo thông tin của người mẹ.

Nếu chị còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, hãy gọi ngay đến đường dây nóng của chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh cho con cần những gì? Quy định mới nhất

Con ngoài giá thú có được cấp dưỡng không?

Anh Tâm [Đắk Nông] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, chị gái tôi có quen và yêu một anh tên là Nam, chị tôi và anh Nam thì có với nhau một người con chung là cháu Ngát hiện 10 tuổi nhưng hai người không có đăng ký kết hôn. Do anh Nam chơi chứng khoán thường xuyên thua lỗ, mỗi lần như thế anh đều về nhà đánh đập cũng như trút giận lên chị tôi. Gần đây chị tôi không chịu đựng được nữa nên có đề nghị chia tay, cháu Ngát sẽ do chị trực tiếp nuôi và yêu cầu anh Nam thực hiện việc cấp dưỡng cho cháu là 1,5 triệu/tháng.

Tuy nhiên anh Nam không đồng ý cấp dưỡng và nói do hai người không phải vợ chồng theo pháp luật, cháu Ngát là con ngoài giá thú nên anh Nam không phải thực hiện nghĩa vụ này. Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì con ngoài giá thú có được cấp dưỡng hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Tâm, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ chúng tôi. Đối với thắc mắc trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra những lý giải cụ thể như sau:

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì không có sự phân biệt giữa con ngoài giá thú với con trong giá thú. Vì vậy con ngoài giá thú vẫn được hưởng các quyền lợi tương đương với con ruột, trong đó có quyền được cấp dưỡng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con ngoài giá thú sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Pháp luật hiện hành không đưa ra mức cấp dưỡng cụ thể do việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của các quan hệ khác nhau. Vì vậy việc xác định mức cấp dưỡng trên thực tế được dựa trên hai yếu tố là khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.và nhu cầu của người được cấp dưỡng.

Vì vậy trong trường hợp của anh Tâm ở trên, mặc dù chị gái anh và anh Nam không có quan hệ hôn nhân hợp pháp, cháu Ngát là con ngoài giá thú. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì anh Nam do là bố của cháu nên anh phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.

Nếu anh Nam không đồng ý cấp dưỡng cho con, chị gái anh hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi anh Nam cư trú và làm việc để yêu giải quyết việc cấp dưỡng cho con.

>>> Xem thêm: Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con có bị xử phạt không?

Trên đây là nội dung bài viết của Tổng đài pháp luật về con ngoài giá thú là gì và các vấn đề liên quan đến con ngoài giá thú. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể bảo vệ quyền lợi cho mọi đứa trẻ được sinh ra trên thực tế. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp.

Chủ Đề