Ngày hội đoàn kết toàn dân là ngày nào

Lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay, dòng chủ lưu chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nó thấm đẫm vào tư tưởng, tâm hồn của mỗi người con đất Việt và đại đoàn kết dân tộc tiếp tục là nội dung tư tưởng chính của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân cũng như trong cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời của ngày hội đại đoàn kết dân tộc, nó minh chứng cho việc đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1. Lịch sử ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong quá trình củng cố và mở rộng về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. Để thực hiện được điều đó phải hướng công tác Mặt trận về cơ sở, từng khu dân cư, từng gia đình. Tạo cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết từ cá nhân, gia đình, khu dân cư đến cấp xã, phường, huyện, tỉnh. Đó chính là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, mà ngày hội đại đoàn kết ở Việt Nam ra đời.

Nhằm phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, năm 1986 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 – ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến ngày 18/11, Mặt trận đã đề ra chương trình, nội dung và các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

Ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hằng năm đã, đang và sẽ ngày càng mở rộng và không ngừng được phát huy phong phú và đa dạng cả về hình thức tổ chức lẫn nội dung. Trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta là cần phải tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết tại địa phương để từ đó tạo nên nguồn sức mạnh chung, to lớn của cả cộng đồng, tạo động lực mạnh mẽ để sớm thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Mọi năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP.HCM chỉ tổ chức ở các khu phố, ấp thì năm nay Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức thêm ngày hội quy mô cấp thành với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc TP.HCM diễn ra tại ấp Bình Thuận, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ vào ngày 13-11 - Ảnh: THẢO LÊ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM vừa có kế hoạch tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [18-11-1930 - 18-11-2023], Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc TP.HCM năm 2023 và tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023.

Hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh của cộng đồng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra còn giới thiệu các hoạt động giao lưu văn hóa mang tính truyền thống, đặc sắc của địa phương, dân tộc; biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; tuyên dương các mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng tôn giáo tại TP.

Ngày hội diễn ra từ 7h đến 21h ngày 18-11 tại Nhà văn hóa Thanh niên với khoảng 2.000 lượt người tham dự.

Xuyên suốt ngày hội, TP sẽ triển lãm các sản phẩm, dịch vụ xanh và thân thiện môi trường, sản phẩm OCOP và sản phẩm Phụ nữ khởi nghiệp - sáng tạo; triển lãm ảnh các hoạt động của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc; triển lãm trang phục truyền thống; chương trình liên hoan văn hóa - văn nghệ; tư vấn pháp luật miễn phí.

Từ 7h đến 8h ngày 18-11 là lễ khai mạc ngày hội.

Từ 8h30 đến 11h30 là phần lễ ngày hội gồm chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm; đánh giá kết quả 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc; trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc; tuyên dương chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, xã, thị trấn và trưởng ban công tác mặt trận tiêu biểu; tuyên dương người tốt việc tốt.

Từ 13h đến 14h20 là lễ ra mắt Quỹ An sinh xã hội TP.HCM; trao giải báo chí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố - Vì hạnh phúc của nhân dân lần 2; tuyên dương các mô hình tham gia bảo vệ môi trường; trao sổ tiết kiệm cho 180 học sinh mồ côi do dịch COVID-19; hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn mua hàng tại quầy Chia sẻ yêu thương.

Từ 14h30 đến 17h30 là hội thi sân khấu hóa tiểu phẩm tuyên truyền cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam với chủ đề "Nông sản thời công nghệ số".

Từ 18h đến 21h sẽ tổ chức trao giải Hội thi truyền thống về bảo vệ môi trường và phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.

Đáng chú ý, ngày hội sẽ có không gian văn hóa - văn nghệ và thông tin tuyên truyền diễn ra xuyên suốt. Thành Đoàn TP.HCM sẽ tổ chức các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi và người dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP tổ chức liên hoan văn hóa - văn nghệ với gần 60 tiết mục.

Chủ Đề