Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của châu mỹ phát triển thành công và rực rỡ ở quốc gia nào

Ga-ga-rin và chuyến bay vũ trụ đầu tiên

Nhà du hành vũ trụ Yu-ri Ga-ga-rin [Ảnh: Internet]

[ĐCSVN] – Ngày 12 tháng Tư năm nay, tròn nửa thế kỷ kể từ khi con tàu Phương Đông I do phi hành gia Yu-ri Ga-ga-rin điều khiển thực hiện thành công chuyến bay lịch sử, lần đầu tiên đưa con người bay vào vũ trụ mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian vũ trụ.

Cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, sáng ngày 12- 4-1961, nhà du hành vũ trụ đầu tiên Yu-ri Ga-ga-rin đã thực hiện thành công chuyến bay dài 108 phút vòng quanh quỹ đạo trái đất trên con tàu vũ trụ Phương Đông I, mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ. Ga-ga-rin, người đầu tiên có vinh hạnh được ngắm nhìn trái đất từ vũ trụ đã truyền về một thông điệp lịch sử : “Từ vũ trụ, tôi không nhìn thấy ranh giới giữa các quốc gia, chỉ thấy trái đất một màu xanh. Tôi kinh ngạc trước vẻ đẹp của trái đất. Tất cả mọi người trên thế giới, hãy cùng nhau bảo vệ và tô điểm Trái đất của chúng ta.” Iu-ri Ga-ga-rin sinh ngày 9/3/1934 ở Zhat-xcơ, một thành phố nhỏ cách Mát-xcơ-va 180 km - Zhat-xcơ nay đã trở thành thành phố mang tên Ga-ga-rin. Từ nhỏ, ngoài giờ học ở trường phổ thông, Ga-ga-rin rất say mê tham gia các lớp học kỹ thuật ở thành phố quê hương Zhat-xcơ. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp trường trung học phổ thông, anh thi vào Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Xa-ra-tốp, theo học chuyên ngành Luyện kim. Sinh viên Ga-ga-rin đăng ký tham gia Câu lạc bộ phi công của trường và được thực hiện chuyến bay độc lập đầu tiên trên máy bay dân dụng năm 1955.

Năm 1957, Iu-ri Ga-ga-rin gia nhập quân đội, được tuyển vào binh chủng không quân và theo học khoá đào tạo lái máy bay chiến đấu. Năm 1959, Iu-ri Ga-ga-rin được tuyển chọn vào khoá đào tạo phi công vũ trụ đầu tiên của Liên Xô. Anh và gia đình được chuyển đến sống trong thành phố Ngôi Sao, nơi có Trung tâm huấn luyện phi công vũ trụ.

Ngày 12 tháng Tư năm 1961, được sự ủng hộ nhiệt thành của Xéc-gây Kô-rô-li-ốp – Tổng công trình sư thiết kế con tàu vũ trụ Phương Đông và sau khi đã vượt qua được tất cả các vòng kiểm tra thực nghiệm, Iu-ri Ga-ga-rin đã sẵn sàng cho chuyến bay lịch sử của tàu Phương Đông I lần đầu tiên đưa con người vào vũ trụ. Đúng 9 giờ 07 phút sáng, từ sân bay Bai-cô-nua thuộc lãnh thổ Ca-dắc-xtan, 5 tên lửa đồng thời phát hoả, đưa con tàu Phương Đông I trong đó có Iu-ri Ga-ga-rin lao vút lên không trung. Lần đầu tiên, con người được thực sự thử thách với một gia tốc lớn khủng khiếp – 8 km/giây lên cao bay vòng quanh quỹ đạo, cách trái đất trên 300 km.

Nhân sự kiện lịch sử quan trọng này, ngày 13-4-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng Liên Xô. Nội dung bức điện có đoạn viết “Toàn thể nhân dân Việt Nam hết sức vui mừng và phấn khởi trước sự thành công rực rỡ của chuyến bay đầu tiên của con người xôviết đi vào vũ trụ” và nhờ “chuyển đến đồng chí Ga-ga-rin, tất cả các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật và công nhân Liên Xô những lời chúc mừng tốt đẹp nhất của chúng tôi.”

Tiếp đó, trong bài viết của mình dưới bút danh TL đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 14-4, Bác viết “Sáng 12-4-1961, Quốc hội ta đang họp , Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang báo cáo về kết quả to lớn của kế hoạch 3 năm [1958 – 1960] và triển vọng tốt đẹp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 – 1965]. Bỗng một tin mừng nữa đến với Quốc hội : Cũng sáng hôm đó, con tàu vũ trụ “Phương Đông” của Liên Xô, người lái tàu là một thanh niên cộng sản 27 tuổi, đồng chí Ga-ga-rin, sau khi bay vòng quanh trái đất độ một giờ rưỡi, đã bay trở về Liên Xô bình an vô sự ! Đó là một thắng lợi vô cùng rực rỡ.”

Trong đoạn kết bài viết của mình, Bác nhấn mạnh : “Liên Xô là nước đầu tiên phóng vệ tinh lên sao Kim, cách quả đất hàng mấy chục triệu cây số. Ngày nay, Liên Xô lại là nước đầu tiên, thành công trong việc cho con người bay lên vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển vĩ đại của loài người”. “Nhân dân Việt Nam rất phấn khởi và biết ơn Liên Xô vì thắng lợi vĩ đại của Liên Xô anh em càng khuyến khích nhân dân Việt Nam ta ra sức thi đua để giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.”

Nửa thế kỷ qua đi, nhưng ý nghĩa to lớn của chuyến bay vũ trụ đầu tiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sự kiện đó đã mở ra kỷ nguyên mới cho các hoạt động chinh phục vũ trụ, góp phần tạo ra khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống trên trái đất, tăng cường sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vũ trụ, giúp giải đáp nhiều bí ẩn của vũ trụ thu hẹp giới hạn của không gian vì mục đích hoà bình và lợi ích của tất cả mọi người. Cũng từ đó, tên tuổi của Ga-ga-rin đã vượt ra ngoài ranh giới nước Nga, trở thành biểu tượng sáng chói về lòng dũng cảm và khát vọng hiểu biết, khám phá không gian vũ trụ của nhân loại. Iu-ri Ga-ga-rin đã được phong tặng danh hiệu Phi công vũ trụ, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Lao động của Việt Nam. Ngày 7-4 vừa qua, Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số A/65 L.67 lấy ngày 12 - 4 hàng năm làm “Ngày Quốc tế con người bay vào vũ trụ”.

Biên dịch: Phạm Hồng Nguyên

Theo AFP, Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ [NASA] và công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đồng thời xác nhận rằng tàu vũ trụ có tên Crew Dragon của SpaceX đã kết nối thành công với trạm ISS hôm 3/3. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào Nga trong các chuyến đưa người lên ISS.

Kênh truyền hình Moscow 24 [M24] đã có cuộc phỏng vấn với Tiến Sĩ Vadim Lukashevich [VL] về ảnh hưởng của sự kiện này đến chương trình vũ trụ cũng như ngành công nghiệp tên lửa của Nga. Vadim Lukashevich là một chuyên gia độc lập về không gian, làm việc cho một viện nghiên cứu chính sách về vũ trụ nhưng phải nghỉ việc năm 2015 vì những chỉ trích đối với việc chuyển đổi Roscosmos từ một cơ quan chính phủ thành một công ty nhà nước.

Clip cuộc phỏng vấn [bằng tiếng Nga]

M24: Câu hỏi đầu tiên. Tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên có thể chở người đã kết nối thành công với ISS. Ông đánh giá ảnh hưởng của sự kiện này như thế nào lên ngành công nghiệp tên lửa và không gian [của Nga]? Nó có ý nghĩa thế nào đến các nỗ lực chinh phục vũ trụ toàn cầu?

VL: Người Mỹ đang chào đón việc này như khởi đầu một kỷ nguyên mới trên vũ trụ. Có lẽ tôi sẽ không lớn tiếng và có cảm xúc như vậy. Nhưng thực tế, nó thực sự là một bước tiến rất đáng kể trong quá trình con người khám phá và chinh phục vũ trụ, không chỉ đối với ngành công nghiệp không gian của chúng ta [Nga]. Vì sao? Trước tiên, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử một công ty tư nhân đã phóng được tàu vũ trụ chở người, cho dù lúc này mới chỉ mang theo hình nộm, trên một tên lửa của chính công ty đó. Đó là một thành công lớn cho một tập đoàn tư nhân và ta có thể nói thương hiệu của nó đang rất nổi tiếng. Ta cũng cần nhớ lại một vụ phóng tên lửa gần đây và vào tháng tư này sẽ đổ bộ một tàu thám hiểm Mặt Trăng của một công ty thương mại Israel. Do vậy đó là bước tiến lớn cho việc bay vào vũ trụ của Thế giới.

Nó cũng là một dấu son cho người Mỹ bởi vì họ đang quay lại không gian bằng các phương tiện quốc gia. Cho đến nay họ vẫn lên ISS, nhưng bằng tàu vũ trụ Soyuz của chúng ta. Sự thực, đó là một bước tiến lớn, một chuyển đổi ngoạn mục cho các chuyến bay vào vũ trụ. Các chuyến bay đầu tiên của tàu vũ trụ Mercury và Gemini [của Mỹ] chỉ là các cố gắng với đến không gian. Sau đến Apollo, một chương trình không gian rực rỡ đã nhiều lần đưa người lên Mặt Trăng mà đến tháng 7 này chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm ngày hạ cánh đầu tiên. Sau đến kỷ nguyên của tàu con thoi, kéo dài 30 năm. Và bây giờ sau một đợt nghỉ dài 8 năm, người Mỹ đã trở lại vũ trụ bằng tàu và tên lửa của chính mình. Với họ đó là kỷ nguyên mới vì sự phụ thuộc và Nga sẽ đến hồi kết thúc. Do đó chúng ta có thể nói rằng họ đang bước vào kỷ nguyên của độc lập không gian.

M24: Roscosmos đã gửi lời chúc mừng đến NASA vì việc kết nối này nhưng không chúc mừng Elon Musk, người đã chế tạo tàu. Tại sao họ lại làm vậy? Tôi muốn thêm rằng đây là câu hỏi từ một trong các phóng viên của chúng tôi. Tôi cũng đã gọi cho người phụ trách truyền thông của Roscosmos và họ dứt khoát rằng NASA đã đặt hàng chế tạo tàu, do vậy họ chỉ chúc mừng riêng NASA, còn SpaceX không liên quan gì. Ông nghĩ như thế nào? Đó có phải là sự phẫn uất của Roscosmos và tránh né bất cứ đề cập nào đến Musk hay SpaceX?

VL: Roscosmos từng là một cơ quan nhà nước, có quan hệ nghiêm túc với NASA. Một mặt Roscosmos tránh đề cập đến Musk và SpaceX thì cũng bình thường. Sự thật Musk và SpaceX được coi là một, và họ là cái gai trong mắt của Roscosmos. Vì sao? Vì với vụ phóng này, cho dù dưới đơn đặt hàng của NASA thì công ty tư nhân SpaceX đã biến Roscosmos trở thành không là gì. Họ đã cho thấy Roscosmos là ai.

Mọi người còn nhớ những gì Rogozin [chủ tịch của Roscosmos] phát biểu, do vậy thực sự đó không phải là tránh né mà là nỗi đau đầu mãn tính. Đầu tiên là việc gửi lời chúc mừng trễ. Sau nữa Roscosmos đã tweet hai lời chúc mừng bằng tiếng Nga và Anh nhưng có nội dung hoàn toàn khác nhau. Do vậy đó là dấu hiệu của oán giận, phản ứng của người lãnh đạo không vững vàng và bị vượt mặt. Thực sự là lạ lùng khi họ lại phản ứng như vậy.

Hãy nhớ rằng Roscosmos chưa bao giờ thực sự cấp phép cho việc kết nối này. Họ đã viện ra một số lo ngại về kỹ thuật. Nhưng cơ bản chúng ta thấy việc kết nối này là rất giỏi. Do vậy, đúng thế, đó là phản ứng của những người đang bị bỏ lại phía sau.

M24: Vậy điều tương tự [tàu vũ trụ thương mại] có thể xẩy ra ở nước Nga đương đại? Nếu không thì đến khi nào?

VL: Với nước Nga hiện tại, trong những điều kiện đang có thì dứt khoát đó là điều không thể. Tôi có thể cho ví dụ. Vào đầu những năm 2000, Elon Musk đã đến Nga để mua tên lửa từ chúng ta. Anh có thể thấy sự coi thường từ những người mà Elon Musk từng nói chuyện: “ồ, thế quý ngài này định tự tay chế tạo tên lửa cơ à?”. Chúng ta đã có những người vô cùng thông minh, có đầy đủ kỹ năng, sẵn sàng làm những điều tương tự. Tuy vậy lịch sử của chúng ta với các công ty thương mại vũ trụ là tiêu cực. Anh có thể nhớ câu chuyện buồn của công ty Dauria Aerospace đã phá sản vì Roscosmos. Hay câu chuyện của công ty Lin với dự án chế tạo tên lửa tư nhân cực nhẹ, tương tự như dự án thành công ở New Zealand [bởi công ty Rocket Lab] hiện đang phóng các vệ tinh nhỏ. Công ty không gian S7 [của Nga] đang có sự xáo trộn lãnh đạo không thể hiểu nổi. Cứ mỗi khi họ bắt đầu một dự án vũ trụ thương mại, hay có mô hình kinh doanh khả thi, hay mỗi khi công ty đó có thêm hợp đồng, hay bắt đầu thành công, ví dụ tên lửa của họ hoàn thành đến 90% thì họ sẽ bị thay ban lãnh đạo. Điều đó nói lên rằng chúng ta không có môi trường và không khí thích hợp để kinh doanh, đầu tư. Nhìn xa hơn nữa chúng ta đang có môi trường chính trị rủi ro rất lớn vì nước Nga đang bị cấm vận.

Do vậy với những điều kiện hiện tại, với ban lãnh đạo hiện tại của Roscosmos, cơ cấu chung hiện tại của ngành công nghiệp không gian thì việc đó [phát triển các công ty thương mại trong lĩnh vực không gian] là không thể.

M24: Tôi hiểu. Cảm ơn. Có lẽ câu hỏi trước đã đi quá xa. Tôi sẽ hỏi gần hơn. Chúng ta có tàu Soyuz cùng với tàu của Musk. Tàu của chúng ta cạnh tranh như thế nào với tàu của họ? Ai có ưu thế hơn?

VL: Hãy nhìn xem, nếu so sánh trên phương diện kỹ thuật, tàu Soyuz của chúng ta không thể so với tàu Crew Dragon của SpaceX. Tàu Soyuz được lên ý tưởng và chế tạo từ những năm 1960 bởi tổng công trình sư Sergei Pavlovich Korolev. Mặc dù được biến đổi cải tiến nhiều nhưng nó vẫn bay cho đến ngày nay. Nó tin cậy và các lỗi đã được khắc phục. Tuy vậy nó đã trở nên thiếu tin cậy về nền tảng. Thậm chí khi người Trung Quốc chế tạo tàu “Thần Châu” [Shenzhou] cơ bản là dựa trên Soyuz của chúng ta, họ đã chế lại mọi thứ. Đầu tiên tàu [của Trung Quốc] to hơn, tiếp theo khoang chứa người độc lập hoàn toàn và có thể bay trong vũ trụ một tháng [khoang chứa người tàu Soyuz phải nối với khoang quỹ đạo – ND]. Khoang đó to hơn, tin cậy hơn, không chật chội như của chúng ta.

Nhưng Elon Musk đã xây dựng tàu vũ trụ của tương lai. Nó có 7 chỗ. Nó tái sử dụng lại được. Nó dùng công nghệ mới. Do đó nó hơn Soyuz về mọi tham số và bởi mọi chỉ số kỹ thuật. Nó chỉ còn cần chứng minh sự hữu ích trong các chuyến bay có người thật và đến tháng 7 này sẽ có chuyến bay có người đầu tiên. Musk không chỉ mang các phi hành gia rời Roscosmos. Việc vận chuyển các phi hành gia nước ngoài [bằng tàu Soyuz] lên ISS đang đến hồi kết. Mỗi năm chúng ta [người Nga] đã nhận được khoảng 400 triệu USD và bây giờ điều đó sẽ kết thúc. Chúng ta sẽ buộc, gần như là phải như vậy, chuyên chở các nhà du lịch, nhưng Musk có thể đưa ra mức giá thấp hơn cho họ, và ông ta có tàu 7 chỗ ngồi. Do vậy liệu chúng ta có thể có được bao nhiêu?

Tôi muốn chỉ ra một điều thú vị, từ quan điểm cho rằng đó là điều tốt. Khi chúng ta đã chuyên chở các phi hành gia, chúng ta về cơ bản là được không 400 triệu mỗi năm với giá 90 triệu một chỗ cho mỗi nhà du hành nước ngoài. Đó là cái giá cao hơn giá thành của toàn bộ tên lửa, tàu vũ trụ và điều hành phóng cộng lại. Có nghĩa cứ mỗi khi chúng ta có một phi hành gia ngoại quốc đi cùng thì chúng ta được bay miễn phí. Với chúng ta việc đó không chỉ miễn phí mà còn là thuốc ngủ. Nó cho phép chúng ta tuyệt đối chẳng phải làm gì mà vẫn kiếm được tiền. Và bây giờ liều thuốc ngủ đó đã bị cắt mất, chúng ta sẽ buộc phải làm điều gì đó. Có thể chúng ta sẽ trôi vào lịch sử với những thành quả đã đạt được, giống như người Bồ Đào Nha, khám phá ra Châu Mỹ với cuộc phiêu lưu của Magellan. Hoặc chúng ta sẽ phải nghiêm túc làm điều gì đó.

Chúng ta sẽ phải rời khỏi tháp ngà: nền kinh tế của chúng ta đang toạ lạc trong một tháp ngà của dầu và khí đốt, chương trình không gian của chúng ta cũng đang toạ lạc trong một tháp ngà và đã trở nên lệ thuộc vào tiền của người Mỹ. Do vậy giờ là lúc chúng ta phải cho thấy chúng ta cũng làm được và xứng đáng với danh tiếng của Gagarin.

M24: Xin cảm ơn ông rất nhiều. Tôi rất vui ông đã bỏ thời gian để trả lời các câu hỏi. Xin cảm ơn.

VL: Xin cảm ơn.

Phạm Hồng Nguyên biên dịch qua bản dịch tiếng Anh của R. Mitchell.

Video liên quan

Chủ Đề