Bài hát trường học hạnh phúc của nhạc sĩ nào

.

Cập nhật lúc: 04:31, 11/11/2021 [GMT+7]

Họ là một nữ một nam, nhưng có nhiều điểm chung: giáo viên môn Âm nhạc, đang dạy học trường phổ thông huyện, sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc và là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng.

• “HẠNH PHÚC CỦA EM” LÀ NIỀM VUI CỦA CÔ 

Ngày 23/10/2021, nhạc sĩ Trần Thu Hường, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, huyện Di Linh vinh dự được xướng tên tại Lễ tổng kết sáng tác “Ca khúc về thầy cô và mái trường” với giải Nhì. Đó là tác phẩm “Hạnh phúc của em”. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức với hơn 400 ca khúc dự thi. Tác giả Thu Hường bày tỏ: “Tôi rất mừng vì đã góp phần nho nhỏ trong việc tôn vinh nghề giáo, ca ngợi những người đi “gieo hạt, trồng người” cho đất nước. Hy vọng sau cuộc thi này, những bài hát viết về thầy cô, trường lớp được phổ biến rộng rãi...”.

Trần Thu Hường sinh năm 1970, là người con của một gia đình nghèo khó ở xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bù lại, cô được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có người ba tài năng và đam mê nghệ thuật hát bội. Dòng chảy văn hóa quý giá ấy len thấm vào Thu Hường để đủ năng khiếu và nhiệt huyết cho cô thi ngành âm nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng đạt thủ khoa. Sau 3 năm đào tạo bài bản, năm 1993, Trần Thu Hường tốt nghiệp chuyên ngành Nhạc - Văn. Thụ giáo một năm tại trường tiểu học quê hương, năm 1995, cô theo chồng lên cao nguyên lập nghiệp, làm giáo viên dạy Âm nhạc Trường Tiểu học Nguyễn Trãi rồi Trường THCS Nguyễn Du đến nay. Quá trình dạy học, cô tiếp tục nâng trình độ đào tạo âm nhạc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và tốt nghiệp năm 2007.

Năng khiếu, vốn kiến nhạc, đam mê nghề nghiệp, tình yêu lớn với trẻ, môi trường dạy học thân thiện là những thành tố ngày càng khơi cảm hứng sáng tạo mãnh liệt để chắp cánh cho cô giáo - nhạc sĩ Thu Hường bay cao bằng những ca khúc đậm chất trữ tình. Hai mươi năm, tính từ tác phẩm đầu tay, đến nay, nhạc sĩ Thu Hường đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó, nhiều tác phẩm đoạt các giải cao của toàn quốc, khu vực và địa phương. Thành tựu, tâm huyết nhạc sĩ Thu Hường dành nhiều nhất là đề tài thiếu nhi và nhà trường, có tới hơn 60 ca khúc. Những dấu ấn thành công trong sáng tác của cô như: Vầng trăng cánh võng, Từ bục giảng yêu thương, Trăng của nội, Mùa hè của em, Ngôi trường thân thiện, Vầng trăng cánh võng, Bé chơi đàn, Tạm biệt trường ơi, Từ bục giảng yêu thương, Nhớ lời thầy, Mẹ trực đêm, Về cùng anh đi em, Tình yêu trên Tây nguyên, Hạnh phúc của em, Thầy cô nâng bước em từng ngày, Niềm vui đến trường,... Càng trân trọng và vinh dự cho cô giáo là tác phẩm “Em yêu giờ học hát” được đưa vào sách giáo khoa “Tập bài hát 1” của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cuối năm 2007, nhạc sĩ Trần Thu Hường trở thành hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng và năm 2011, cô được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam chuyên ngành sáng tác. Cô là hội viên nữ đầu tiên đến nay, trong số 16 hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam của Chi hội Âm nhạc Lâm Đồng hiện nay. 

Trần Thu Hường nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2012, cô còn đoạt giải Nhất nội dung hòa tấu Cuộc thi Đàn hát piano toàn quốc do Bộ GDĐT tổ chức. “Dạy học là mơ ước, còn sáng tác là cơ duyên”, cô giáo Hường chia sẻ. Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Thu Hường là thẩm thấu chất liệu dân ca các vùng, miền để khéo léo kết trả vào tác phẩm bằng những giai điệu mượt mà và âm hưởng lung linh. Cùng với đó, luôn tươi trẻ trong nét nhạc, ca khúc của cô tìm được đồng điệu của công chúng, đặc biệt là học sinh trong sự thấu cảm, tri ân những bậc sinh thành và thầy cô giáo… Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Đình Nghĩ nhận xét về Thu Hường: “Thu Hường là người vừa dạy trẻ vừa phổ biến âm nhạc. Cô phổ thơ nhiều và có những thành công với những giải thưởng, đặc biệt là viết về thiếu nhi, đó là những ấp ủ của tình yêu nghề nghiệp nơi cô giáo tài năng và rất có trách nhiệm với nghề. Nhạc của Thu Hường rất gọn ghẽ, đề tài phong phú, được công chúng đón nhận nhiệt tình”.

• CHẮP ƯỚC MƠ CHO TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ

Thầy giáo Nguyễn Hoàng Trọng sinh năm 1967, quê ở xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1988, Hoàng Trọng cùng gia đình vào huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng xây dựng kinh tế mới. Năm 2002, anh tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, chuyên ngành Âm nhạc. Tốt nghiệp ra trường, Nguyễn Hoàng Trọng trở về nơi vùng đất khó khăn nhưng gắn nhiều kỷ niệm tuổi học sinh lam lũ của mình. Anh được phân công làm giáo viên Âm nhạc Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS-THPT liên huyện phía Nam ở Đạ Tẻh đến nay. Vừa dạy học, vừa sáng tác các ca khúc, thầy giáo-nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Trọng có nhiều thành công để vinh dự được kết nạp vào Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng. Năm 2019, anh trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong niềm vui chung của đồng nghiệp và mọi người. 

Ngoài nghiệp “trồng người”, Nguyễn Hoàng Trọng đam mê sáng tác ca khúc từ lúc mới trưởng thành. Khi đã hội đủ về kiến thức và chín muồi về cảm hứng, Nguyễn Hoàng Trọng bắt đầu sáng tác. Đến nay, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Trọng có khoảng gần 100 ca khúc. Đề tài anh khai thác nhiều là lãnh tụ Hồ Chí Minh, các miền quê hương Việt Nam, những người mẹ, tình yêu đôi lứa… Đặc biệt, cũng như nhạc sĩ Thu Hường, thầy giáo Hoàng Trọng dành nhiều tâm huyết sáng tác về đề tài thiếu nhi. Anh trải lòng: “Những sáng tác này một phần vì yêu học trò, phần nữa, trong thực tế, sáng tác âm nhạc về ca khúc thiếu nhi còn ít ỏi nên không đáp ứng được nhu cầu ca hát của các em”. Nguyễn Hoàng Trọng thâm trầm, thường kiệm lời khi nói về mình, nhưng tôi biết, sáng tác cho lứa tuổi thiếu nhi luôn đau đáu ở thầy giáo yêu nghề mến trẻ này. Tác phẩm đoạt giải của anh trước hết là những tác phẩm viết về ngành Giáo dục, đó là giải Nhì Cuộc vận động sáng tác ca khúc thiếu nhi dành cho giáo viên âm nhạc toàn quốc năm 2019 hay giải tác phẩm đạt chất lượng cao đăng Tạp chí Lang Bian 2018 của Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng... Sáng tác về ngành Giáo dục, Nguyễn Hoàng Trọng có nhiều tác phẩm như: Em bé vùng cao đi học, Mùa hè của em, Em đi chơi rằm, Đồng dao thằng Cuội, Em quen rồi làng buôn, Tiếng đàn cô giáo, Em là cô giáo vùng cao, Mỗi ngày em đến lớp…

Những tác phẩm viết các đề tài khác, Nguyễn Hoàng Trọng có: Em yêu Bác Hồ Chí Minh, Về với mẹ, Lời ru, Điệu ví quê hương, Hãy hát lên Việt Nam, Về Đạ Tẻh cùng em, Nghĩ từ Lăng Bác, Còn yêu nhau, Vô tình, Mùa hoa ru em,… Nhiều bài hát lời của anh, nhưng cũng khá nhiều bài Hoàng Trọng phổ thơ hoặc lấy ý thơ của bạn bè, và có cả của nhà thơ nổi tiếng nước ngoài, khi nhạc sĩ giao cảm kết được tâm tình. Nhưng dù đề tài nào, Nguyễn Hoàng Trọng đều có một phong cách riêng, nhiều tác phẩm anh khai thác chất liệu âm nhạc các vùng văn hóa, từ Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc đến đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ. Tác phẩm vừa thân thuộc gần gũi của hương đồng gió nội, vừa nhẹ nhàng trữ tình thiết tha trìu mến. Nhạc sĩ Đình Nghĩ nhận xét: “Hoàng Trọng sáng tác rất nhiều thể loại, trong đó có nhạc trẻ và khả năng sáng tác của anh rất rõ. Giai điệu trong nhạc Hoàng Trọng mới mẻ; có những giai điệu anh viết với những phức điệu, điều mà không phải ai cũng viết được. Bởi phải có tay nghề, lý luận và chiều sâu mới viết được. Đấy là thế mạnh của Hoàng Trọng. Tôi cũng có thêm ghi nhận rất đáng khích lệ, đó là anh Trọng tự hòa âm phối khí cho các ca khúc của mình…”.

Xin chúc mừng hai nhà giáo, hai hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam Trần Thu Hường và Nguyễn Hoàng Trọng. Đó là quả ngọt bằng sự phấn đấu không ngừng của hai cá nhân nhà giáo; cũng là sự ghi nhận, động viên hoạt động sáng tạo của người “thuyền trưởng”- nhạc sĩ Đình Nghĩ. Anh nói: “Để có ca khúc được định danh là nhạc sĩ thực chất không đơn giản. Với hai người này, càng cao quý khi nói không quá rằng, họ là những người đi xóa nạn mù nhạc vùng sâu, vùng xa, thông qua trường học. Họ học hành bài bản, là những sáng tác trẻ có nhiều đam mê và tiềm năng, vì vậy, chúng tôi cố gắng giới thiệu họ vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Thành tích của hai nhà giáo cũng là thành tích của Chi hội Nhạc sĩ chúng tôi”.

MINH ĐẠO

1. “Bụi phấn” [nhạc: Vũ Hoàng, thơ: Lê Văn Lộc]

“… Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm

Bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay…”


Bụi phấn có lẽ là ca khúc kinh điển nhất về người thầy mà bất kỳ ai khi còn đi học cũng đều thuộc lòng. Được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Lê Văn Lộc, Bụi phấn nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Lời ca tuy ngắn ngủi nhưng mỗi khi những giai điệu da diết ấy vang lên, người nghe như cảm thấy bùi ngùi, xúc động khi nhớ về người thầy, người cô – những người đã tận tâm dạy dỗ và đem đến cho chúng ta những bài học tri thức lẫn cuộc sống vô cùng quý giá từ “tuổi còn thơ”. Hình ảnh bụi phấn vương trên mái tóc người thầy là một hình ảnh đẹp mà không một người học trò nào có thể quên được. [Nghe bài hát]

2. “Nhớ ơn thầy cô” [nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện]

“… Về lại trường xưa với bao kỷ niệm Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng

Lời thầy cô vọng mãi…”


Một ca khúc sôi động, trẻ trung mang đậm phong cách tuổi học trò của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Nhớ ơn thầy cô kể về chuyến thăm lại trường xưa với biết bao ký ức, kỷ niệm về hình bóng thầy cô giáo của những thế hệ học trò cũ. Sau này khi đã lớn khôn và bay đi khắp phương trời, nhiều người trong chúng ta mới thực sự cảm thấy thía thía những lời dạy bảo của thầy cô năm xưa. Những lời dạy ấy chính là hành trang theo mỗi người học trò trên chặng đường đi tìm kiếm sự trưởng thành trong cuộc đời. Mang những giai điệu trong sáng, rộn ràng, Nhớ ơn thầy cô được lứa tuổi học trò qua rất nhiều thế hệ yêu mến và thường xuyên được ngân vang trong các buổi biểu diễn văn nghệ. [Nghe bài hát]

Thầy cô dìu dắt học trò từ những nét chữ đầu tiên.

3. “Đi học” [nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Minh Chính]

“… Trường của em be bé, nằm lặng giữa rừng cây Cô giáo em tre trẻ, dạy em hát rất hay Hương rừng thơm đồi vắng, nước suối trong thầm thì

Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi…”


Những ai từng có quãng thời gian cắp sách đến trường chắc hẳn đều quen thuộc với bài thơ nổi tiếng có tên Đi học được trích trong sách giáo khoa lớp 1. Đi học được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc với giai điệu rất đầm ấm và tình cảm. Ca khúc này đã in sâu trong ký ức của rất nhiều thế hệ học trò Việt Nam.
Đi học – hai từ thân thương biết nhường nào gợi nhớ về khoảng thời gian ngọt ngào và tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Giờ đây cho dù vẫn còn được đi học hay đã rời xa mái trường nhưng mỗi khi câu hát “cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi” vang lên, mỗi chúng ta đều cảm thấy trong lòng trào dâng một nỗi nghẹn ngào, xúc động. [Nghe bài hát]

4. “Kỷ niệm mái trường” [nhạc và lời: Minh Phương]

“… Ngày bé thơ còn nhớ Ta dắt tay nhau tới trường Vào trong lớp học mến thương bạn bè

Thầy cô thân yêu bao kỷ niệm, giờ đã qua…”


Là một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Minh Phương, Kỷ niệm mái trường từng giành giải nhất trong cuộc thi Tuổi đời mênh mông vào năm 2001. Lời ca của bài hát này là tâm sự của học sinh cuối cấp trong những năm tháng cuối cùng khi còn bên nhau dưới một mái trường. Bao kỷ niệm từ ngày đầu tiên tới lớp với những tình cảm thân thương của bạn bè, thầy cô giờ đã sắp trở thành quá khứ. Mai đây tất cả rồi sẽ trưởng thành và có những cuộc sống khác nhau, nhưng những ký ức tươi đẹp về mái trường, về thầy cô, về bạn bè sẽ mãi không thể phai nhòa. Kỷ niệm mái trường do chính tác giả trẻ Minh Phương thể hiện cùng Thùy Chi – nữ ca sĩ trẻ rất được yêu thích trên Internet. [Nghe bài hát]

5. “Khi tóc thầy bạc trắng” [nhạc và lời: Trần Đức]

“… Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh Khi tóc thầy bạc trắng, chúng em đã khôn lớn rồi Thời gian trôi mau, Cầu Kiều thầy đưa qua sông

Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường…”


Hình ảnh người thầy giáo đã xuất hiện trong vô vàn bài hát trữ tình của Việt Nam biết bao nhiêu năm qua, từ Bụi phấn [Vũ Hoàng], Người thầy [Nguyễn Nhất Huy] đến Khoảng lặng phía sau thầy [Nguyễn Ngọc Thiện], Những điều thầy chưa kể [Trần Thanh Sơn]… Nhưng có lẽ hình ảnh người thầy hiện lên chân nhật nhất, thân thương nhất là trong Khi tóc thầy bạc trắng của nhạc sĩ Trần Đức.
Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗi người thầy. [Nghe bài hát]

6. “Những nụ cười trở lại” [nhạc và lời: Xuân Nghĩa]

“… Trường yêu hỡi chúng tôi về đây Nhìn tôi xem giờ nay khác xưa rồi Ngày nào rời trường mặc thêm áo mới

Mà gặp lại trường vẫn như xưa…”


Hầu như ai cũng có một thời cắp sách đến trường với bao mộng mơ, tinh nghịch và ngây ngô của tuổi học trò. Đến khi ra trường, những kỷ niệm về thầy cô, bạn bè và trường lớp mãi in sâu trong tâm trí của mỗi người. Thời gian trôi qua, 10 năm sau, vào một ngày tình cờ, những người học trò cũ quay trở lại mái trường xưa yêu dấu. Biết bao ký ức thân thuộc bỗng tràn về: những lần quên bút, quên bài, những tiếng bạn bè gọi nhau khi tan học, lời thầy cô giảng bài năm xưa… Với những ca từ hồn nhiên, dễ thương và giai điệu nồng nàn, Những nụ cười trở lại của nhạc sĩ Xuân Nghĩa đã đem đến cho người nghe những hình ảnh, những xúc cảm thân thương nhất về lứa tuổi học trò. [Nghe bài hát]

Những phút giây hồn nhiên, vui vẻ dưới mái trường.

7. “Mái trường mến yêu” [nhạc và lời: Lê Quốc Thắng]

“… Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói Vì hạnh phúc tuổi thơ, cho đời thêm sức sống

Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha…”


Mái trường mến yêu là một ca khúc dành cho lứa tuổi học trò đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ Việt Nam. Con người ai cũng có những kỷ niệm, dù là vui hay buồn, nhưng có lẽ những kỷ niệm về mái trường, về thầy cô, bạn bè luôn luôn êm đềm và khó quên nhất. Những tháng ngày ngây thơ, hồn nhiên với bao ước mơ, hoài bão của một thời tuổi trẻ luôn để lại trong mỗi người ấn tượng sâu đậm. Ca khúc Mái trường mến yêu đã vẽ nên một bức tranh ký ức với “hàng cây xanh thắm dưới mái trường”, “giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá”, “khúc nhạc dịu êm” và đặc biệt là ở đó có một người thầy giáo tận tâm luôn trìu mến và hết lòng với những người học trò tinh nghịch. [Nghe bài hát]

8. “Con đường đến trường” [nhạc và lời: Phạm Đăng Khương]

“… Một chiều đi trên con đường này Hoa điệp vàng trải dưới chân tôi Ngập ngừng trong tôi như thầm hỏi

Đường về trường ôi sao lạ quá…”


Nỗi niềm được thể hiện trong ca khúc Con đường đến trường của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương là nỗi nhớ da diết về mái trường xưa trong tâm trí một người học trò đã trưởng thành. Một lần tình cờ, người học trò ấy đi trên con đường quen thuộc đến trường năm xưa và những kỷ niệm cũ bỗng dưng ùa về. Đó là nỗi nhớ về những người bạn cũ, là nỗi nhớ về những lời dạy bảo của thầy cô, là nỗi nhớ về những mùa thi “ghi dấu trong cuộc đời”. Cuộc sống là không ngừng phấn đấu và vươn tới tương lai, nhưng cũng có lúc chúng ta cần dành những khoảng thời gian dù chỉ là ngắn ngủi để hoài niệm về quá khứ, về những kỷ niệm êm đẹp của một thời tuổi trẻ mà sẽ chẳng bao giờ có lại được. [Nghe bài hát]

9. “Ngày đầu tiên đi học” [nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, thơ: Viễn Phương]

“… Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương Ngày đầu tiên đi học, em mắt ướt nhạt nhòa

Cô vỗ về an ủi. Chao ôi! Sao thiết tha!…”


Ai cũng từng trải qua “ngày đầu tiên đi học” với rất nhiều xúc cảm khác nhau, từ háo hức, vui mừng đến lo lắng, hồi hộp. Đi học – đó là lúc những đứa trẻ được tiếp cận một thế giới mới mà ở đó có những thứ gọi là kiến thức, có những người bạn cùng lớp vui vẻ và đặc biệt là có cô giáo với nụ cười hiền từ. Ngày đầu tiên được đi học là khoảnh khắc đặc biệt, thiêng liêng đối với riêng mỗi người mà không ai có thể quên được. Đó cũng là những giây phút để lại ấn tượng sâu sắc với những ông bố, bà mẹ khi chứng kiến đứa con bé bỏng của mình tự đi những bước đầu tiên trong cuộc sống. Thời khắc ấy đã được diễn tả thật ý nghĩa qua những ca từ của bài hát Ngày đầu tiên đi học do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Viễn Phương. [Nghe bài hát]

Giọt mồ hôi lăn trên má cậu học trò nhỏ trong những ngày đầu tiên đi học.

10. “Mong ước kỷ niệm xưa” [nhạc và lời: Xuân Phương]

“… Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỷ niệm Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô Bạn bè mến thương ơi, sẽ còn nhớ những lúc giận hờn Để rồi mai chia xa, lòng chợt dâng niềm thiết tha

Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”

Xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim Xin hãy tin em của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Mong ước kỷ niệm xưa nhanh chóng được đông đảo khán giả yêu nhạc Việt Nam đón nhận. Cho đến nay, Mong ước kỷ niệm xưa đã trở thành nhạc phẩm bất hủ và nổi tiếng nhất dành cho giới học sinh sinh viên Việt Nam. Lời ca đầy ý nghĩa về những năm tháng cắp sách đến trường luôn đem đến cho người nghe sự xúc động mạnh mẽ và cảm giác bồi hồi, nghẹn ngào mỗi khi câu hát “Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại” được ngân vang.
Hãy biết trân trọng những tháng ngày được sống cùng bạn bè, thầy cô dưới mái trường bởi đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thân thương nhất mà khi trưởng thành, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể tìm lại được. Mong ước kỷ niệm xưa là một trong những sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Xuân Phương và là ca khúc gắn liền với tên tuổi của Tam ca 3A. [Nghe bài hát]


Thông tin khác

Video liên quan

Chủ Đề