Nâng cao hiệu quả dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 violet

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:“MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

LỚP 2

A. PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIChương trình Tiểu học mới chính thức được Bộ giáo dục và Đào tạo lưu hành trêncả nước vào năm học 2001-2003. Cùng với các môn học khác chương trình môn TiếngViệt được biên soạn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trên cơ sở phát huy nhữngkinh nghiệm đó đã có, đồng thời tiếp nhận những thành tựu hiện đại của việc dạy tiếngViệt nói chung và tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng cho từng quốc gia, từng khu vựcvà trên toàn thế giới.Điều 23 Luật giáo dục đã quy định mục tiêu giáo dục ở Tiểu học: “Giáo dục Tiểuhọc giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dàivề đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhâncách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách và trách nhiệmcông dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở”.Chính vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chính thức đổi mới chươngtrình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 quả là vấn đề rất quan trọng vì các kiến thức được tíchhợp, tinh giản chú trọng nhiều đến khả năng giao tiếp của học sinh. Chương trình Sáchgiáo khoa Tiếng Việt 2 gồm các bài học thuộc 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chínhtả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Trong các phân môn nói trên, Tập làm văn làphân môn có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Khi thực hiện chươngtrình mới, tôi thấy tâm đắc nhất là phân môn “Tập làm văn” mà tôi đang trực tiếp giảngdạy. Vì phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng

cao các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, đặc biệt là kỹ năng sản sinh văn học [văn bản nói và

văn bản viết] cho học sinh Tiểu học. Như vậy, nói rằng phân môn Tập làm văn góp phầnto lớn trong việc hiện đại hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học TiếngViệt ở Tiểu học là hình thành, phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đểhọc tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, tự nhiên, tự tin trong các môitrường hoạt động của lứa tuổi.Là giáo viên dạy lớp nên tôi rất quan tâm đến việc giúp các em tự tin học tốt phânmôn Tập làm văn. Chính vì thế mà tôi chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài Một sốkinh nghiệm dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 2.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUThông qua sáng kiến kinh nghiệm này, nhằm:– Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt [nhưnghe, nói, đọc, viết] để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứatuổi.– Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc,bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tốt đẹp thông qua nội dung bài dạy.– Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy,từ đó giúp học sinh chiếm lĩnh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

– Góp phần nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập làm văn.

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận:

Điều kiện kinh tế – xã hội đã có những thay đổi quan trọng, nhiều thành tựu đổimới của các ngành khoa học đã xuất hiện những điều kiện đòi hỏi phải xây dựng lạichương trình môn Tiếng Việt. Bước vào thế kỷ XXI, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước. Đây là một quá trình lâu dài, gian khổ, phức tạp, từ đây trên thế giới cũngnhư đất nước ta bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề mới như kinh tế, tri thức, sự phát triển củacông nghệ thông tin, hội nhập vào nền kinh tế – văn hóa của thế giới.Học sinh nắm được chương trình mới đạt được kết quả tốt là vấn đề nan giải vìchương trình cũ Tập làm văn đưa ra kiến thức có sẵn, học sinh dựa vào kiến thức đã đưara để học sinh điền vào, hoạt động tích cực của học sinh còn rất ít, học sinh chưa có sựsáng tạo trong học tập, giao tiếp nghi thức tối thiểu như: chào hỏi, lời động viên, an ủi làrất xa lạ đối với trẻ. Khi khách đến nhà, học sinh chưa biết có lời chào như thế nào, khibố mẹ bảo “Con chào bác đi!” con trẻ chỉ đáp lại với lời chào chưa gãy gọn, ngượngngùng. Lời cảm ơn, xin lỗi đối với trẻ là rất viễn vông. Nhưng đối với chương trình mớitôi rất hài lòng và hứng thú, học sinh nắm được nghi thức sử dụng chúng trong mọi tìnhhuống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng. Qua đó bồi dưỡng và hìnhthành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Chính vì thế trong hệ thống giáo dục quốc dân Tiểu học là bậc học có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng. Ngày nay với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bậc Tiểu học đã coitrọng và đầu tư rất nhiều cả về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, con người, trang thiết bịvà sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy. Bậc Tiểu học được coi là bậc nền tảng của hệ thốnggiáo dục quốc dân. Chất lượng này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học.Người giáo viên Tiểu học phải chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên, đồng thời có tráchnhiệm xây dựng một nền móng dân trí tối thiểu cho cả dân tộc thực hiện tốt Luật giáo dục

phổ cập Tiểu học và các mục tiêu chương trình đề ra.

Phân môn Tập làm văn có tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, sửdụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác củamôn Tiếng Việt đảm nhiệm [kỹ năng đọc, nghe nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặtcâu..]. Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động với kiến thức nhiều mặt [Từ hiểu biếtvề cuộc sống đến tri thức về văn học, khoa học thường thức…] có liên quan đến đề bài.Bài Tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng lực tưduy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cánhân học sinh. Qua bài Tập làm văn [kết quả học tập phân môn Tập làm văn] ta sẽ thấyđược trình độ sử dụng Tiếng Việt, những tri thức và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.Là môn học công cụ, phân môn Tập làm văn lớp 2 giúp cho học sinh nắm vữngđơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Trên cơ sở hình thành kỹ năng: nghe, nói,đọc, viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều kiện học sinh nắm được tri thức khoa học mới.Vì vậy, dạy học sinh tiếp thu được chương trình mới, kiến thức Tập làm văn là góp phầnkhông nhỏ vào việc hình thành mục tiêu giáo dục và đào tạo.2. Cơ sở thực tiễn:Năm học 2011 2012, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2/1 trường Tiểu họcMinh Hòa Dầu Tiếng Bình Dương. Lớp 2/1 do tôi chủ nhiệm có tổng số là 37 họcsinh trong đó có 21 học sinh nữ. Trong năm học, tôi có những thuận lợi và gặp nhữngkhó khăn như sau:* Thuận lợi:– Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp chính quyền địa

phương.

– Là giáo viên giảng dạy nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủnhiệm.– Được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn.– Được sự giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.– Cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học cũng được nhà trường trang bị tươngđối đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.

– Sách vở và đồ dùng học tập của học sinh được phụ huynh mua sắm đầy đủ.

* Khó khăn:– Học sinh trường tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương thuộc vùng sâu,vùng xa của huyện Dầu Tiếng ít nhiều còn khó khăn về điều kiện học tập.– Phụ huynh đa số là nông dân ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập sinh hoạtcủa con em.– Môi trường sống ở vùng sâu, xa ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiếnthức của trẻ .– Là lớp đầu cấp [sau lớp 1] nên các em còn hạn chế khả năng giao tiếp, ngôn ngữ

còn hạn hẹp về vốn từ.

B. PHẦN THỨ HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN1.Về phía học sinh:* Học sinh thường lười đọc sách báo hoặc tìm tòi sưu tầm những tài liệu phục vụcho kiến thức có liên quan đến môn học dẫn đến nghèo vốn từ, nghèo vốn sống để cóthể đưa bài văn vào viết.* Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ động viên của phụ huynh.* Học sinh chỉ quan tâm đến những sở thích không phục vụ cho môn học như: đọcsách báo, truyện tranh nhảm nhí, chơi điện tử, xem phim ảnh không phù hợp với lứatuổi nên vốn văn học rất hạn chế.2/ Về phía giáo viên: Giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp dạy Tập Làm Văn: Lập dàn bàirập khuôn dẫn đến bài làm của học sinh giống nhau về ý tưởng, nội dung. Chưa rèn cho học sinh có thói quen đọc các bài văn mẫu, văn hay từ đó rút ra ýhay, tai hại thay một số giáo viên cho học sinh thuộc những bài văn mẫu điều đó đã làmmất đi sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của học sinh. Giáo viên chưa linh động sáng tạo khi tổ chức các giờ dạy trên lớp, hình thức tổchức dạy học đơn điệu: giáo viên hỏi – học sinh trả lời, chỉ những em khá giỏi mới có thểtham gia trả lời còn những học sinh trung bình hoặc yếu thì cảm thấy lo sợ nếu bị gọi

đến tên! Từ đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú học tập.

Chưa xử lí kịp thời, chính xác các phát sinh dẫn đến tình trạng giáo viên đánh giá

chưa đúng ý kiến của học sinh.

Trên đây là những tồn tại mà tôi thường thấy ở nhiều giáo viên khi dạy Tập làm văn.Thế thì làm thế nào để khắc phục hiện trạng trên. Bản thân tôi sau nhiều lần thực nghiệm

tại lớp mình và nhân rộng ở một số lớp khác đã thấy rất khả thi.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN1/ Đối với giáo viên;a. .Dạy học sinh nắm bắt được kiến thức được tốt, tôi cần tìm hiểu kỹ nội dungchương trình:Lớp 2: Số tiết: 1 tiết/tuần; cả năm 31 bài, 31 tiết.Nội dung:– Thực hành về một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, như:viết tự thuật, lập danh sách tổ, lập mục lục, lập thời gian biểu, gọi điện, viết nhắt tin, bưuthiếp…– Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu, như: Học sinh được học cáchchào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ định, mời, nhờ, đềnghị, chiavui, chia buồn, an ủi, thể hiện sự đồng ý, không đồng ý, ngạc nhiên, thán phục, cápđáp lại lời chào, lời tự giới thiệu , lời cảm ơn, xin lỗi.. qua các hình thức đọc thoại vàhội thoại trong các tình huống giao tiếp đơn giản trong gia đình, trường học.– Thực hành, rèn luyện về kỹ năng diễn đạt [ nói, viết ], như: kể về người thântrong gia đình, sự vật hay sự việc được chứng kiến, tả sơ lược về người, vật xung quanhtheo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi– Thực hành rèn luyện về kỹ năng nghe: dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại hoặc nêu

được ý chính của mẫu chuyện ngắn đã nghe.

b. Để thực hiện tốt những nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 2,tôi đã thực hiện như sau:Người giáo viên có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với họcsinh vì họ là những người chủ đạo tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chính vìthế bản thân người giáo viên cần phải :– Luôn học hỏi đồng nghiệp và tự học để nâng cao trình độ bản thân và nâng caotay nghề.– Phải đầu tư thật kĩ bài dạy trước khi lên lớp.– Phải hết sức nhạy bén và ứng xử kịp thời các tình huống phát sinh khi giảng dạybằng cách chú ý lắng nghe ý kiến của học sinh khi các em phát biểu để tìm ra ưu khuyếtđiểm chính của các em, sau đó nhận xét sửa chữa, góp ý đánh giá.– Giáo viên cũng cần rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét bài của bạn để từ đó nhậnbiết được những chỗ hay hoặc chưa hay trong làm bài của mình.. Điều này vừa động viênđược những em làm bài hay, vừa khơi dậy cho học sinh những ý tưởng, sáng tạo mới.Học sinh cảm thấy có thêm nguồn động lực để thi đua học tập, để bài của mình được côvà các bạn đọc trước lớp. Bên cạnh đó những hạn chế trong bài làm của học sinh, giáoviên cũng cần tế nhị khi nhận xét. Tuyệt đối không dùng những câu đại loại: ý nghèo nànquá, bài chưa đủ ý, bài yếu hoặc em không có chuẩn bị bài sao… Điều đó sẽ làm cho emnhư bị dội gáo nước lạnh vào mặt. Người giáo viên cần thận trọng, trước tiên cần tìm chobằng được những ưu điểm trong bài làm của học sinh dù chỉ nhỏ nhoi để tuyên dươngtrước lớp rồi từ từ cho các em chỉnh sửa, bổ sung cho câu văn hay hơn, hoàn chỉnh hơn. Người giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức học tập để tạo cơ hội cho nhiều

học sinh cùng được tham gia trình bày ý kiến của mình, như: Tổ chức học chung toàn

lớp; Tổ chức học theo nhóm [tổ chức lớp thành viên nhiều nhóm, các nhóm cùng đóngvai, trao đổi bàn bạc để thực hiện nội dung bài học]; Tổ chức để từng cá nhân làm việc độclập nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập.* Ví dụ: Ông em [hoặc bà em] bị mệt. Em hãy nói với ông [hoặc bà] 2-3 câu để tỏrõ sự quan tâm của mình.[Bài tập 1 tiết Tập làm văn – tuần 11] SGK Tiếng Việt lớp 2 trang 94.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của bài tập, định hướng cho họcsinh giao tiếp. Giáo viên dùng câu hỏi: Bài tập yêu cầu làm gì? nói gì? nói với ai, nói vớihình ảnh nào? Nói để làm gì? Thái độ, tình cảm của các nhân vật khi nói với nhau nhưthế nào?Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu: Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho một học sinh nóithử.Hoạt động 3: Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nói.Căn cứ tình huống giao tiếp được đặt ra trong đề bài. Giáo viên tổ chức cho nóitheo hướng.Chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện tập. Mỗi nhóm nhỏ hoạt động dưới hìnhthức trò chơi sắm vai [1 em đóng vai bà, 1 em đóng vai cháu]. Trong khi học sinh thựchành: Giờ học tạo không khí hào hứng, tôn trọng học sinh, kích thích học sinh muốn nói,mạnh dạn nói bằng những lời động viên khen ngợi.– Sử dụng câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh nói khi các em gặp khó khăn.– Chú trọng rèn học sinh diễn đạt đúng, đủ, rõ ý bằng lời văn tự nhiên, chân thành,giàu cảm xúc. Khi học sinh diễn đạt cần phải thể hiện nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…

để làm tăng sức biểu cảm của lời nói.

– Định hướng cho học sinh khác nghe và nhận xét kết quả trình bày của bạn về nộidung nói, về cách thể hiện nội dung đó để học sinh thấy rõ ưu khuyết điểm.Hoạt động 4: Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm.Từng bạn đã đóng góp đúng vai chưa: các câu nói của vai bạn đã đúng nghithức lời nói chưa? [mở đầu, kết thúc cuộc gặp, cách trò chuyện, cách xưng hô…].– Nội dung lời nói đã thực hiện đúng yêu cầu và đạt mục đích đề ra chưa?– Cách dùng từ ngữ, diễn đạt ngữ điệu, thể hiện được nét mặt, ánh mắt chỗ nào cầnhọc và cần sửa. Qua đó giáo viên nhấn mạnh những nghi thức lời nói cần thực hiện [vớiđề bài trên là nghi thức lời nói khi chia buồn, an ủi].– Khi chấm bài giáo viên cũng cần có sự nhận xét cụ thể về những lỗi sai của HS đểđịnh hướng cho HS khắc phục trong lần sau.– Nên tập cho các em có thói quen học tập các ý hay các đoạn văn hay hoặc từ bàilàm của bạn, từ sách báo tham khảo và tạo thói quen ghi chép lại trong sổ tay văn học củamình.– Phân môn Tập làm văn có tính tổng hợp [đòi hỏi học sinh phải bộc lộ cả nănglực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ,cảm xúc cá nhân] phân môn Tập làm văn hơn bất kỳ một phân môn nào khác đặt lênhàng đầu yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, cá nhân của học sinh.Do đó, dạy Tập làm văn phải tích cực hoá được hoạt động học tập của học sinh, phảitạo điều kiện để học sinh chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn.2. Đối với học sinh:

– Hết sức chú ý nghe giảng, có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

– Cụ thể hoá những ý nghĩ chung của bạn thành ý riêng của mình bằng cách tự lậpmột hệ thống dàn bài riêng của mình phù hợp với yêu cầu của chủ đề.– Mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến để các bạn xây dựng cho mình.– Tập cho mình có thói quen đọc sách báo hàng ngày để cập nhật thông tin bổ sungcho bài làm của mình thêm sâu sắc hơn. Tuyệt đối tránh máy móc rập khuôn theo bàimẫu.III . GIÁO ÁN MẪU

Sau đây tôi xin trình bày một giáo án cụ thể để các đồng chí cùng tham khảo:

Tập làm văn [Tuần 15]: Chia vui. Kể về anh, chị, em.[Giáo dục bảo vệ mội trường- Giáo dục kỹ năng sống ]I. Mục tiêu:1 – Rèn kỹ năng nghe và nói:-Biết nói lời chia vui [chúc mừng] hợp tình huống giao tiếp [BT1, BT2]; Biết đượcnhững tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.2 – Rèn kỹ năng viết:– Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em .[BT3]; Hiểu được tình cảm tốt đẹptrong gia đình; Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.

– Có ý thức trân trọng tình cảm anh chị em trong gia đình.

II. Chuẩn bị– GV: Tranh minh họa bài tập 1, một bó hoa. Bảng phụ, bút dạ. Một số tình huốngđể HS nói lời chia vui.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên
1. Khởi động :

Hoạt động của Học sinh
– Hát

2. Bài cũ : Quan sát tranh Trả lời câu hỏi..Viết nhắn tin.

-Gọi HS đọc bài tập 2 của mình.

-3 HS đọc tin nhắn .

-Nhận xét, ghi điểm từng HS.

-Bạn nhận xét.

3. Bài mớia. Khám phá:-Khi ai đó gặp chuyện buồn, chúng ta phải làm – Nói lời chia buồn hay an ủi.gì?-Vậy khi người khác hạnh phúc, chúng ta sẽ nóigì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điềuđó.b. Kết nối:

Bài 1

-Treo bức tranh và hỏi bức tranh vẽ cảnh gì?

– Bé trai ôm hoa tặng chị.

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

– Bạn Nam chúc mừng chịLiên được giải nhì trong kìthi học sinh giỏi của tỉnh.Hãy nhắc lại lời của Nam.

– Đạt giải nhì trong kì thi học

-Chị Liên có niềm vui gì?

sinh giỏi của tỉnh.
– Nam cũng thấy rất là vui.

-Khi chị Liên vui , Nam cũng cảm thấy nhưthế nào?

-Nam chúc mừng chị Liên như thế nào?

– Tặng hoa và nói: Em chúcmừng chị. Chúc chị sangnăm được giải nhất.

– Em sẽ thấy rất là vui, em

-Nếu là em trong trường hợp của Nam, em có cũng sẽ chúc mừng chị củamình như bạn Nam.

cảm nghĩ như thế nào?

Kết luận: Chị em trong gia đình phải biếtthương yêu, cảm thông, chia sẻ với nhau

những buồn vui trong cuộc sống.

Bài 2:
– Gọi HS đọc yêu cầu bài

– 3 đến 5 HS nhắc lại.

-Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc – HS nói lời của mình.
mừng chị.

– Em xin chúc mừng chị./Chúc chị học giỏi hơn nữa./Mong chị đạt thành tích caohơn./ Em rất khâm phục chị./– HS thực hành sắm vai theo

cặp nói lời chúc mừng chị

– Tổ chức cho HS thực hành sắm vai theo cặp.

Liên.-HS thể hiện.

-Nhận xét.

-Nhận xét.– Hãy viết từ 3 đến 4 câu kểBài 3

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

về anh, chị, em ruột [hoặcanh, chị, em họ] của em.– HS thực hiện kể về anh,

chị, em của mình cho các bạn

-GV nhận xét.

cùng nghe.– Phải biết thương yêu, đoànkết, cảm thông, chia sẻ với

nhau những buồn vui trong

– Anh, chị, em trong gia đình phải có tình cảm cuộc sống.

như thế nào?

– 2 dãy HS thi đua thực hiện.– Em rất yêu bé Nam năm

nay hai tuổi. Môi bé Nam đỏ

-Yêu cầu HS tự làm.
– Gọi HS đọc.

hồng, da trắng. Nam luôntươi cười ngộ nghĩnh. Em rấtyêu bé Nam.– Anh trai em tên là Minh.Anh Minh cao và gầy. Nămnay anh học lớp 4 TrườngTiểu học Ngô Thì Nhậm.Anh Nam học rất giỏi. Emrất yêu thương anh trai của

mình.

Tổ chức cho HS thực hành
– Chấm điểm 3 5 vở của HS.

theo nhóm đôi.

-Nhận xét.

– Từng nhóm HS thể hiện
sắm vai theo tình huống trên.

c.Thực hành

– Nhận xét.

– Yêu cầu HS nói lời chia vui trong một số tìnhhuống sau:– Em sẽ nói gì khi bbạn đạt thành tích cao tronghọc tập?– Khi bạn em được cô giáo khen?

-Nhận xét.

Hoạt động nối tiếp:– Nhận xét tiết học.

– Chuẩn bị bài sau.

IV. KẾT QUẢTrong năm học vừa qua, khi vận dụng những phương pháp trên vào giảng dạy chohọc sinh, tôi nhận thấy rất khả quan khi dạy phân môn này. Thành tích học tập của cácem cao hơn, chất lượng hơn và học sinh học tập cũng tích cực hơn.Bảng thống kê dưới đây đã chứng minh được điều đó:ĐiểmThời

gian

Tổng số

Giỏi

Khá

học sinh

[9 10]

[7 8]

Trungbình

[5 6]

DướiTrungbình

[1 – 4]

Đầu năm

37

3

11

19

3

Giữa HKI

37

16

10

10

1

Cuối HKI

37

20

11

6

0

Qua thời gian thực học, giáo viên và học sinh đã được rèn giũa và thực hành quacác tiết dạy Tập làm văn. Tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, học sinh tự làm bài tập,tự chiếm lĩnh tri thức qua hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, các em làm việc rấthào hứng, thành thạo với mỗi bài, mức độ yêu cầu khác nhau. Tôi đã nắm được vấn đề cơbản của chương trình về nội dung đổi mới phương pháp, kiến thức, kỹ năng trong giảngdạy phân môn Tập làm văn. Chính vì thế kết quả học tập của các em không ngừng đi lên.Tôi hy vọng với một chút kinh nghiệm nhỏ bé này sẽ phần nào giúp cho đồngnghiệp gỡ rối trong công tác giảng dạy của mình [nhất là với phân môn Tập làm văn].

C. PHẦN THỨ BA

I . BÀI HỌC KINH NGHIỆM.Muốn đạt kết quả cao trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 2 nóiriêng và phân môn Tập làm văn các lớp khác nói chung không phải là khó song cũngkhông đơn giản một chút nào. Trong quá trình đó, tôi đã rút ra được một vài kinhnghiệm để dạy tốt phân môn Tập làm văn như sau:– Giáo viên cần đặc biệt chú ý sử dụng phối hợp tốt phương pháp và hình thức tổchức dạy học phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với yêu cầu từng loại bài sao chotiết học được tổ chức thành chuỗi hoạt động sôi nổi, nhẹ nhàng, nhằm lôi cuốn học sinhtham gia thực hành luyện tập các kỹ năng.– Giáo viên luôn học hỏi các đồng chí đồng nghiệp, đọc thêm tài liệu để nâng caochất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới.– Người giáo viên phải là người mẫu mực trong mọi giao tiếp, cử chỉ… là tiếng nóichuẩn mực để học sinh học tập.– Thường xuyên trao đổi phụ huynh để thông báo và cùng bàn bạc khắc phụcnhững nhược điểm của học sinh.– Tập trung đầu tư nghiên cứu soạn giảng các tiết dạy, áp dụng những sáng kiếnkinh ngiệm của đồng chí, đồng nghiệp vào bài dạy, sử dụng các tài liệu, đồ dùng dạy họcphù hợp, sinh động nhằm kích thích học sinh học tập.– Tạo mối quan hệ giữa thầy và trò, quan tâm, yêu thương, gần gũi với các em,hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn các em nhằm tạo động lực giúp

các em hoàn thành mục tiêu của bài học [nhất là học sinh yếu kém].

– Dạy học phân môn Tập làm văn nên lồng ghép, tích hợp với các môn học khác đểmở rộng thế giới kiến thức cho học sinh và vừa có tính ôn tập vừa cung cấp thêm cho cácem vốn kiến thức để hỗ trợ đắc lực cho phân môn Tập làm văn.II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤTNăm học 2011 2012 là năm thứ mười áp dụng chương trình Tiểu học 2000.* Đối với cấp trên:– Tổ chức nhiều chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học hơn nữa cho các lớpgiáo viên cùng học tập.– Khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy.– Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.– Nhà trường cùng địa phương tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các em học tập tốthơn.* Đối với giáo viên :– Thường xuyên tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tàiliệu, sách giáo khoa để nâng cao tay nghề.– Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc đọc của học sinh và ghi nhận kết quả họctậo của các em dù là một tiến bộ rất nhỏ.* Đối và phụ huynh:– Mua đủ sách giáo khoa cho các em, động viên khuyến khích cho các em đọc thêmtruyện, sách, báo

– Thường xuyên quan tâm tới việc học ở học của các em.

Tải về bản full

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề