Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề điện dân dụng

Mục tiêu:

1. Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.

2. Biết được triển vọng phát triển của nghề Điện dân dụng.

3. Biết mục tiêu, nội dụng chương trình và phương pháp học tập nghề Điện dân dụng.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điện dân dụng - Bài 1: Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

GIỚI THIỆU GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG Mục tiêu:1. Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.2. Biết được triển vọng phát triển của nghề Điện dân dụng.3. Biết mục tiêu, nội dụng chương trình và phương pháp học tập nghề Điện dân dụng.I. Vi trí vai trò của điện năng và nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.1. Vị trí vai trò của điện năng 2.Vị trí vai trò của nghề Điện dân dụng Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì:- Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu xuất cao.- Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng được tự động hoá và điều khiển từ xa dể dàng.đụng-Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác để sử dụng- Điện năng đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ sinh hoạt đời sống gia đình .-Nhờ Điện năng có thể nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy cách mạng khoa học phát triển. 1. Vị trí vai trò của điện năng 2. Vị trí vai trò của nghề Điện dân dụng a. Các nhóm nghề trong ngành điện.- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng- Chế tạo vật tư và các thiết bị điện.- Đo lường, điều khiển, tự động hoá quá trình sản xuất.- Sửa chửa thiết bị điện , mạng điện, đồng hồ đo điện.Vậy nghề điện dân dụng giữ một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của con ngườib. Nghề điện dân dụng hoạt động trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ đời sống, sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình,gồm:-Lắp đặt mạng điện sinh hoạt và sản xuất nhỏ.- Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt- Bảo dưởng vận hành, sửa chữa hư hỏng trong mạng điện gia đình và sản xuất nhỏ, các thiết bị và đồ dùng điện trong gia đình.II.Triển vọng phát triển của nghề Điện dân dụngNghế Điện dân dụng luôn cần phát triển dể phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.Sự phát triển của nghề Điện dân dụng gắn liền với sự phát triển của ngành Điện, tốc độ đô thị hoá nông thôn và tốc độ phát triển nhà ở. Nghề Điện dân dung có đủ điều kiên phát triển ở mọi nơi kể cả nông thôn, miền núi.Nghề điện dân dụng phải phát triển mới đáp ứng được với sự phát triển của các thiết bị điện, đồ dùng điện ngày càng hiện đại.III. Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nghề Điện dân dụng1. Mục tiêu:a. Kiến thức: Biết những kiến thức về an toàn lao động của nghề.Biết được nhũng kiến thức cơ bản, cần thiết về đo lường điện.Hiểu được cấu tạo công dụng, nguyên lí làm việc, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản một số đồ dùng điện gia đình.Hiểu được những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà.Biết tính toán thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ.Biết những kiến thức cần thiết, về đặc điểm, yêu cầu, triển vọng của nghề Điện dân dụng.b. Về kỹ năng.Sử dụng được dụng cụ lao động hợp lý và đúng kỹ thuật..Thiết kế và chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ.Thiết kế, lắp đặt được mạng điện trong nhà một cách đơn giản.Tìm hiểu được những thông tin cần thiết về nghề Điện dân dụngc. Về thái độHọc tập nghiêm túc.Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và giữ vệ sinh môi trường.Yêu thích, hứng thú công việc và có ý thức chọn nghề trong tương lai2. Nội dung chương trình Giáo dục nghề Điện dân dụng. [105 tiết].Gồm có 7 chủ đề:Mở đầuAn toàn lao động trong nghề Điện dân dụng.Đo lường điệnMáy Biến ápĐộng cơ điệnMạng điện trong nhàTìm hiểu nghề Điện dân dụng IV. Phương pháp học tập nghề Điện dân dụng Phương châm học tập “hướng tới hoạt động học tập chủ động và tích cực”. Trong quá trình học tập Hs cần chú ý một số điểm sau:1. Hiểu rỏ mục tiêu bài học trước khi học bài mới gồm mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ.2. Tich cực tham gia học tập theo cặp, theo nhóm.để các em có điều kiện chủ động hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.3. Chú trọng phương pháp học thực hành một cách tích cực nghiêm túc và chủ động 1 Qua bài học này em hãy trình bày vai trò, vị trí của nghề Điện dân dụng?2. Em hày nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề Điện dân dụng?CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!

File đính kèm:

  • Bai 1 Gioi thieu nghe dien dan dung.ppt

Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

Tóm tắt lý thuyết

  • Nghề điện dân dụng rất đa dạng: điện năng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất
  • Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường,… để làm công tác về điện
  • Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đối tượng lao động của nghề gồm:

  • Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện
  • Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
  • Thiết bị đo lường điện
  • Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện
  • Các loại đồ dùng điện

2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

  • Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
  • Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
  • Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện

3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường: Làm việc ngoài trời, thường phải đi lưu động, làm việc trong nhà, nguy hiểm vì gần khu vực có điện, làm việc trên cao,...

4. Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động

  • Kiến thức: Hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ  thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.
  • Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
  • Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
  • Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp…

5. Triển vọng của nghề

  • Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
  • Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở
  • Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn miền núi
  • Do sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật → nhiều thiết bị mới có tính năng hiện đại

6. Những nơi đào tạo nghề

  • Các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kĩ thuật
  • Các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
  • Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân

7. Những nơi hoạt động nghề

  • Những công việc của nghề điện ở các hộ gia đình, trong các xí nghiệp, cơ quan, nông trại, đơn vị kinh doanh
  • Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện

Bài tập minh họa

Em hãy trình bày điều kiện lao động và yêu cầu của nghề điện dân dụng?

Gợi ý trả lời:

  • Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng: Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường: Làm việc ngoài trời, thường phải đi lưu động, làm việc trong nhà, nguy hiểm vì gần khu vực có điện, làm việc trên cao,...
  • Yêu cầu của nghề điện dân dụng:
    • Kiến thức: Hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ  thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.
    • Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
    • Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
    • Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp…

Câu 2

Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?

Gợi ý trả lời:

Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

  • Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
  • Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
  • Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện

Câu 3

Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những gì?

Gợi ý trả lời:

Đối tượng lao động của nghề gồm:

  • Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện
  • Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
  • Thiết bị đo lường điện
  • Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện
  • Các loại đồ dùng điện

Lời kết

Sau khi học xong bài Giới thiệu nghề điện dân dụng, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống

  • Đặc điểm và yêu cầu của nghề:

    • Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng

    • Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

    • Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

    • Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động

    • Triển vọng của nghề

    • Những nơi đào tạo nghề

    • Những nơi hoạt động nghề

Video liên quan

Chủ Đề