Năm 2000 có bao nhiêu người nhiễm hiv aids

Dựa vào các báo cáo tổng kết của UNAIDS [Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS], nghiên cứu của Quỹ Gia đình Kaiser [KFF]- tổ chức uy tín do tỷ phú George B. Kaiser sáng lập, phóng viên tờ VOX đã tổng hợp một bức tranh toàn cảnh về đại dịch HIV/AIDS từ khi xuất hiện đến nay.

Từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào đầu những năm 1980, đại dịch HIV-AIDS là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mỗi năm. Năm 1996, trong khi đại dịch đang hoành hành trên toàn thế giới, Liên hợp quốc đã quyết định thành lập UNAIDS. Đây là tổ chức đầu tiên trên thế giới tập trung phòng chống duy nhất một loại đại dịch.

Năm 2000, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã có cuộc họp đầu tiên về Đại dịch AIDS. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của Hội đồng Bảo an. Với tính chất của cuộc họp này, HIV/AIDS không chỉ dừng lại ở một vấn đề sức khỏe mà đã trở thành một mối đe dọa thường trực tới an ninh toàn cầu. Cuộc họp này đã mở ra một giai đoạn mới: thế giới tập trung nhiều nguồn lực vào nghiên cứu HIV/AIDS, các nước cùng phối hợp với nhau để ngăn chặn đại dịch.

Năm 2000, nguồn tài trợ cho Quỹ Toàn cầu Phòng chống HIV/AIDS đạt đến con số 5 tỷ đô la. Cuối năm 2014, nguồn ngân sách  của quỹ này lên đến 20 tỷ đô la. Cũng trong giai đoạn này, các nhà khoa học đã có những phát hiện mang tính đột phá về virus HIV. Họ đã tìm ra nhiều phương pháp mới giúp xét nghiệm và chẩn đoán nhanh hơn, các liệu pháp giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh... Nhiều cá nhân/tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này cũng thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông về phòng chống HIV, quan hệ tình dục an toàn.

Kết quả thật đáng ngạc nhiên! Ông Michel Sidibé-Giám đốc Điều hành của UNAIDS nhận xét: “chúng ta đã phá vỡ quỹ đạo của đại dịch. Tỷ lệ người chết, các ca nhiễm bắt đầu ít đi. Thậm chí, có thể khẳng định rằng, trong tương lai sẽ không có em bé nào nhiễm HIV từ khi mới sinh. Tuy nhiên ông Sidibé cũng khuyến cáo rằng công cuộc phòng chống HIV/AIDS vẫn còn rất nhiều thách thức chờ đợi phía trước: “Chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng đường đến chiến thắng còn rất xa”.

Những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

Các ca nhiễm HIV mới và tử vong liên quan đến AIDS-Nguồn: UNAIDS

Theo số liệu từ UNAIDS, hơn 15 năm trôi qua nhân loại đã có những nỗ lực trên toàn cầu để ngăn chặn được sự bùng phát của đại dịch. Từ năm 2000 đến nay, chúng ta đã ngăn chặn được hơn 300 triệu ca nhiễm mới và gần 8 triệu người chết. Các ca nhiễm HIV mới đã giảm 35% trong vòng 15 năm qua, các ca tử vong liên quan đến AIDS giảm 40% trong cùng thời kỳ.

Kéo dài sự sống cho người HIV/AIDS-Nhờ có phương pháp điều trị mới

Tỷ lệ người nhiễm HIV từ năm 1980-2010

Theo thời gian, các loại thuốc được sử dụng trong điều trị HIV ngày càng được cải thiện. Trước đây, theo phác đồ điều trị cũ, bệnh nhân được yêu cầu phải uống nhiều loại thuốc vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Hiện tại, họ chỉ cần uống một viên thuốc vào buổi sáng, và ít có tác dụng dụng phụ hơn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm, những loại thuốc các loại thuốc kháng virus này không tiêu diệt hoàn toàn virus HIV trong cơ thể bệnh nhân. Nếu người bệnh sử dụng thuốc, virus có thể sẽ không được tìm thấy trong máu tuy nhiên nó vẫn tiếp tục sinh sôi bên trong cơ thể. Nguyên nhân này lý giải tại sao virus HIV nhanh chóng gia tăng trở lại sau khi người bệnh ngừng dùng thuốc.

Người nhiễm HIV có thể sống trên 70 tuổi

Thuốc điều trị có thể giúp kéo dài sự sống. Nguồn: Báo cáo thống kê Quốc gia [Mỹ]

Theo các nhà nghiên cứu, nếu một người nhiễm HIV được phát hiện nhiễm HIV ở độ tuổi 20 tuân thủ theo chế độ điều trị thì tuổi thọ trung bình có thể kéo dài lên đến 71 tuổi. Tuy nhiên, ở cùng độ tuổi phát hiện nhiễm HIV, nếu không được điều trị thì tuổi thọ chỉ kéo dài đến 32 tuổi.

Chỉ có 40% người nhiễm HIV được điều trị

Tỷ lệ người cần được điều trị ở các nước thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm 2009-Nguồn: Quỹ Gia đình Kaiser [KFF]

Mặc dù các loại thuốc điều trị mới có thể cứu sống tính mạng và ngăn chặn sự lây lan của virus HIV tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống lớn trong việc tiếp cận điều trị. Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận điều trị. Trên toàn thế giới, ước tính có hơn 14 triệu người cần đến thuốc kháng virus, tuy nhiên  chưa đến 50% trong số họ được điều trị. Tại Mỹ, phân biệt chủng tộc, và khoảng cách giàu nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị của người bệnh. Người Mỹ gốc Phi ít có khả năng được tiếp cận với các dịch vụ y tế hơn mặc dù nguy cơ lây nhiễm virus trong cộng đồng này là cao hơn các nhóm khác.

Theo UNAIDS, trong năm 2000, ít hơn 1% những người có HIV ở các nước thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận với các dịch vụ trị liệu. Năm ngoái, có 40% người có HIV cần được điều trị đã được tiếp cận với liệu pháp điều trị kháng virus.

Nhiều trường hợp nhiễm HIV không có triệu chứng trong giai đoạn đầu

Ước tính số người trong độ tuổi 13 tuổi trở lên được và không được chẩn đoán tình trạng nhiễm HIV ở Hoa Kỳ từ năm 1985-2008 Nguồn: CDC

Theo nghiên cứu của CDC [Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ], khoảng 10-60% người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu không có bất cứ triệu chứng, dấu hiệu nào. Kết quả từ nghiên cứu gần đây của CDC tiết lộ khoảng 20% người có H không phát hiện ra tình trạng của mình vào thời điểm cuối năm 2008. Ước tính có 30% lây nhiễm virus từ người mà chính họ cũng không biết mình có tình trạng HIV dương tính.

Khu vực hạ Shahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu

Tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn năm 2014 - Nguồn: Quỹ Gia đình Kaiser [KFF]

Theo số liệu thống kê của UNODC, mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, tuy nhiên vẫn còn gần 40 triệu người sống chung với HIV. 70% các trường hợp nhiễm mới tập trung ở khu vực hạ Saharan châu Phi. Ở khu vực này, nhiều người không có điều kiện được tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và trị liệu như ở các nước phát triển, vì vậy đại dịch càng mở rộng. Châu Phi cũng là châu lục có tỷ lệ trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV là các bé gái lên đến 74%. Theo thống kê của Quỹ Gia đình Kaiser, trên toàn cầu phụ nữ chiếm ½ trong tổng số ca nhiễm HIV, và đại dịch cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Kỳ thị vẫn là một rào cản lớn

Nhận thức về nguyên nhân lây nhiễm HIV-Nguồn: VOX

Hai thập kỷ đã trôi qua nhưng kỳ thị người nhiễm HIV vẫn còn rất nặng nề, đây là rào cản lớn trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Từ khảo sát do VOX thực hiện, ta có thể thấy tỷ lệ người không biết HIV không thể lây qua:

-Dùng chung một cốc uống nước: 28%

-Chạm vào bệ ở toilet: 17%

-Bơi cùng một hồ với người có HIV dương tính: 11%

Mỹ-gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV từ quan hệ đồng tính

Từ khi đại dịch bùng nổ, tỷ lệ nhóm quan hệ đồng tính nam [MSM] nhiễm virus HIV đang có xu hướng gia tăng ở Mỹ.

Ước tính số lượng người nhiễm HIV mới trong các nhóm nguy cơ ở Mỹ -Nguồn: CDC

Tại Mỹ, kết quả nghiên cứu của Quỹ Gia đình Kaiser chỉ ra: Trong khi cộng đồng MSM [Men Sex Men: Nam giới có quan hệ tình dục với nam giới] chỉ chiếm 2% dân số Hoa Kỳ nhưng chiếm tới 2/3 [66%] các ca nhiễm HIV mới, 56% người sống chung với HIV, và hơn một nửa [55%] của tất cả các trường hợp tử vong từ khi đại dịch AIDS bùng nổ đến nay.

Không chỉ ở Mỹ mà tỷ lệ người nhiễm HIV từ quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ gia tăng là vấn đề gây mối quan ngại sâu sắc trên quy mô toàn cầu. Ông Sidibé khuyến cáo: Có một sự chủ quan ở đây! Ngày nay, nhiều người vững tin hơn vào các dịch vụ trị liệu. Họ có suy nghĩ chủ quan rằng nếu được trị liệu sẽ không có nguy cơ nhiễm HIV, vì vậy họ không dùng các biện pháp an toàn để bảo vệ mình.

Bình Nguyên

Theo UNAIDS, VOX

Nhân viên y tế hỗ trợ cho người dân đến tư vấn tại Trung tâm y tế quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. [Ảnh: T.G/Vietnam+]

Trong Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] tại phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào chiều 11/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết số ca nhiễm HIV phát hiện mới và tử vong giảm liên tục từ năm 2008 đến nay.

Theo giáo sư Nguyễn Thanh Long, sau khi Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 [Luật HIV 2006] được ban hành, công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai Luật đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đồng bộ với sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

[Tạo cơ sở pháp lý toàn diện nâng cao hiệu quả công tác phòng chống HIV]

Hệ thống văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, văn bản hướng dẫn chuyên môn đã được xây dựng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, với tổng số 3 Nghị định của Chính phủ; 8 Quyết định, 2 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; gần 200 Thông tư, Thông tư liên tịch và Quyết định của Bộ Y tế. Nhờ đó, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được những kết quả tích cực.

Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam hiện đã giảm. Số ca nhiễm HIV phát hiện mới và tử vong giảm liên tục từ năm 2008 đến nay. Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện từ năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay trên toàn quốc có 212.000 người đang nhiễm HIV và 103.000 người nhiễm HIV đã tử vong.

Hệ thống tổ chức, mạng lưới người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến xã, phường đã được thiết lập và kiện toàn. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Hằng năm, các cơ sở phòng, chống HIV/AIDS đã tạo điều kiện tiếp cận, cung cấp dịch vụ can thiệp giảm hại, xét nghiệm HIV cho gần 700.000 người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, điều trị cho gần 53.000 người nghiện ma túy, điều trị cho 144.600 người nhiễm HIV và dự phòng cho gần 2.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt ba giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm tử vong; kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.

Theo kết quả đánh giá của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS [UNAIDS], từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho 400.000 người không bị lây nhiễm HIV và 150.000 người không bị tử vong do AIDS. Việt Nam là một trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS đã được nâng cao, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.

Người nhiễm HIV đã được tạo điều kiện, hỗ trợ về hòa nhập cộng đồng, an sinh xã hội, học tập, làm việc và tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS./.

PV [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề