Mỹ có những chiến lược gì trước sáng kiến vành đai và con đường- bri của trung quốc.

BRI của Trung Quốc bị tổn hại nặng nhưng vẫn tìm cách thích ứng

Kể từ đầu năm 2020 đã rộ lên các tin đồn rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường [BRI] – đại chiến lược kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đang gặp rắc rối do đại dịch Covid-19 và sự chống đối Trung Quốc trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, các đồn đoán này hóa ra mang tính mong muốn chủ quan nhiều hơn. Nếu phải diễn đạt chính xác thì quy mô của BRI đang chuyển từ tư duy phát triển cơ sở hạ tầng kiểu truyền thống sang các nỗ lực tinh gọn hơn, hiện đại hơn.

[Ảnh minh họa về BRI của Trung Quốc. Nguồn: Reuters]

Chính đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự chuyển đổi trên của Trung Quốc và BRI. Đại dịch Covid-19 một mặt làm giảm tầm vươn xa của Trung Quốc và làm sứt mẻ tiếng tăm của nước này, mặt khác cũng mang lại cho họ cơ hội thay đổi các thông số của BRI và tái định hướng sáng kiến này.

Trong suốt năm 2020, một số dự án trong khuôn khổ BRI hoặc bị ngừng lại hoặc bị hủy bỏ. Trong thời gian đó, nhiều nước tìm cách hoãn thanh toán các khoản nợ với Bắc Kinh. Trước tình cảnh đó, Trung Quốc xoay trục sang các dịch vụ y tế công và hoạt động số hóa.

“Tơ lụa Y tế”

Hãy cùng xem cái gọi là “Con đường Tơ lụa Y tế” của Trung Quốc. Ý tưởng do Trung Quốc khởi xướng về một chương trình y tế công toàn cầu không phải là điều mới mẻ. Ý tưởng này lần đầu được giới thiệu vào năm 2017 khi ông Tập Cận Bình ký một thỏa thuận với Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cam kết đưa y tế làm một trọng tâm của BRI. Và ý tưởng này trở nên nổi bật trong năm 2020 khi dưới sự bảo trợ của BRI, các công ty Trung Quốc công khai quyên góp đồ bảo hộ cá nhân ở nhiều nơi trên thế giới nhằm làm xoa dịu làn sóng chỉ trích vai trò của Trung Quốc trong việc làm cho virus SARS-CoV-2 [gây bệnh Covid-19] lây lan nhanh trên thế giới.

Các khía cạnh của Con đường Tơ lụa Y tế bao gồm tham vấn y tế, cung cấp đồ y tế, cũng như gửi tiền viện trợ tới WHO để tổ chức này giúp các nước đang phát triển xây dựng hệ thống y tế công mạnh hơn.

VOV.VN - Sức mạnh của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã nâng cao đáng kể, góp phần tạo thế chân vạc mới với 3 cực là Mỹ, Nga, và Trung Quốc thay thế trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Liệu Trung Quốc có tham vọng và năng lực để phá vỡ nốt thế chân vạc này?

“Tơ lụa Số”

Tiếp đó, Trung Quốc nghĩ thêm chiêu thức “Con đường Tơ lụa Số”.

Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một số bước thụt lùi trong tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành nhà cung cấp công nghệ 5G đứng đầu thế giới . Nhưng mặt khác đại dịch này lại mang đến cho Trung Quốc một số cơ hội khác. Trong năm 2020, các hãng công nghệ Trung Quốc đã giới thiệu vô vàn các dịch vụ y tế dựa trên 5G và giúp xây dựng các mạng 5G cả trong nước và ở nước ngoài để kết nối các nhân viên y tế và bệnh nhân với các chuyên gia y tế.

Một số ví dụ: Vào tháng 5/2020, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn một kế hoạch chi tiêu 6 năm lấy 5G làm nền tảng. Huawei – gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc, đã đặt một tuyến cáp quang dài 6.000km xuyên qua Đại Tây Dương nối Brazil với Cameroon. Trong khi đó, sự lan truyền của nền tảng thanh toán số như WeChat Pay và Alipay đã tăng mức độ quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ.

“Tơ lụa Xanh”

Hiện tại cái gọi là “Con đường Tơ lụa Xanh” của Trung Quốc ít được chú ý nhưng tương lai có thể trở nên quan trọng.

Đại dịch Covid-19 đã buộc Bắc Kinh phải bỏ các dự án không có tính cạnh tranh, không được lòng dân và không có lợi về kinh tế [như một số đập nước và nhà máy than bẩn]. Cuối năm 2020, Bộ Sinh thái Trung Quốc đã công bố một khung phân loại các dự án BRI dựa trên tác động môi trường của chúng. Năm 2020, 57% dự án đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng năng lượng là tập trung vào năng lượng tái sinh.

Tất nhiên BRI về cơ bản không được như mong muốn của phương Tây. Cốt lõi, BRI vẫn là một mô hình phát triển hướng vào cơ sở hạ tầng. Các kế hoạch của Chủ tịch Tập cho tương lai vẫn dựa vào các hành lang kinh tế cụ thể xuyên qua châu Á và châu Âu. Các dự án trong BRI có xu hướng sử dụng chính các hãng của Trung Quốc để thực hiện.

Tuy nhiên định nghĩa về BRI không rõ ràng nên sáng kiến này có thể thay đổi tương đối dễ dàng để thích ứng với tình hình mới, qua việc nó đang hướng vào phát triển y tế, công nghệ, và năng lượng xanh.

Trước tình thế này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nếu muốn cạnh tranh với Trung Quốc thì sẽ phải phát triển một kế hoạch đa diện để ứng phó với sự thay đổi hình dạng của BRI./.

Khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố quan hệ đối tác mới với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] tại Paris, Pháp tuần trước, mục tiêu công khai của nỗ lực này là chống tham nhũng và thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng cao toàn cầu.

Nhưng giới quan sát cho rằng ẩn bên dưới mối quan hệ hợp tác mới này là một nỗ lực lớn hơn nhằm thay thế sáng kiến Vành đai và Con đường [BRI], tham vọng cơ sở hạ tầng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng nhưng vấp phải nhiều hoài nghi từ phía Mỹ.

"Chúng tôi có mặt ở đây hôm nay để mang tới một cách tiếp cận khác", Ngoại trưởng Blinken nói với các đại diện OECD, cho rằng "các bên khác" đang tìm cách thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng mà không tham vấn cộng đồng sở tại, tận dụng tài nguyên, đưa lao động từ bên ngoài vào làm việc và cuối cùng "đẩy nhiều quốc gia đang phát triển vào cảnh nợ nần".

Ông Blinken thêm rằng Mỹ muốn hợp tác cùng "các chính phủ cùng chí hướng" cùng đối tác tư nhân và xã hội dân sự "phát động một cuộc đua hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng và bền vững hàng đầu trên toàn thế giới".

Đoàn tàu chạy trên tuyến đường sắt điện hiện đại đầu tiên Ethiopia-Djibouti tại Addis Ababa, Ethiopia vào tháng 10/2016. Ảnh: Xinhua.

Quan hệ đối tác này dựa trên nền tảng Mạng lưới Điểm xanh, sáng kiến do chính phủ Mỹ, Australia và Nhật Bản đưa ra vào năm 2019 nhằm thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở những nước đang phát triển.

Các ngân hàng thương mại ở Mỹ và nhiều nước phương Tây thường xem các nước thu nhập thấp, đặc biệt ở châu Phi, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên tránh đầu tư vào các dự án ở đó. Điều này tạo ra khoảng trống về cơ sở hạ tầng, giúp nhiều công ty Trung Quốc giành được các hợp đồng từ châu Phi, châu Á tới châu Mỹ.

Theo quan hệ đối tác mới, Mỹ cùng hai đồng minh Nhật Bản, Australia với sự hỗ trợ kỹ thuật từ OECD sẽ giải quyết nạn tham nhũng và đứng ra chứng nhận "dự án chất lượng cao" đáp ứng "tiêu chuẩn quốc tế" của Mạng lưới Điểm xanh.

Chứng nhận về chất lượng này sẽ là điều kiện để các thành viên sáng kiến Xây dựng Thế giới Tốt đẹp trở lại [B3W] của nhóm G7 có thể đầu tư và tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở những nước đang phát triển.

B3W được ra mắt vào tháng 6 với kế hoạch đầu tư 40 tỷ USD vào các nước đang phát triển cho tới năm 2035, gồm châu Phi, nơi Trung Quốc được xem là nhà thầu cơ sở hạ tầng và nhà đầu tư lớn nhất. Trong khuôn khổ B3W, các dự án sẽ cần đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu cao nhất trong các lĩnh vực, như minh bạch về mua sắm và các vấn đề quản trị liên quan, những khía cạnh mà BRI thường vấp nhiều chỉ trích.

David Shinn, giáo sư Trường Quan hệ Quốc tế Elliott thuộc Đại học George Washington, cho rằng phát biểu của Ngoại trưởng Blinken trong buổi ra mắt sáng kiến ngày 5/10 chính là mũi dùi hướng về BRI. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng hai sáng kiến không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.

"Tôi cho rằng G7 sẽ theo đuổi sáng kiến B3W mà không đề cập gì tới BRI", Shinn nói. "Hai sáng kiến này càng tách bạch nhau càng tốt. B3W nên tiếp tục theo đuổi hướng đi của riêng họ".

Nhưng Chris Alden, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Kinh Tế London, có quan điểm ngược lại. Theo ông, sáng kiến mà Ngoại trưởng Mỹ thông báo dựa trên nỗ lực tập thể nhằm lấy lại thị phần cơ sở hạ tầng ở những khu vực mà BRI đã chiếm ưu thế, đặc biệt là ở châu Phi.

"Các tiêu chuẩn cao và nỗ lực chống tham nhũng của B3W tạo ra đối trọng với BRI", Alden nói. "Các nước châu Phi trong thập kỷ qua đã bị thu hút bởi tốc độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc mà không kèm theo nhiều điều kiện, trái ngược với cách làm của OECD hay Ngân hàng Thế giới".

Seifudein Adem, giáo sư nghiên cứu toàn cầu tại Đại học Doshisha ở Kyoto, Nhật Bản đồng tình rằng sáng kiến của Ngoại trưởng Blinken là một phản ứng từ Washington trước các hoạt động và chính sách của Bắc Kinh, hơn là tính toán về lợi ích.

Adem thêm rằng ý tưởng cạnh tranh với BRI bằng "hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao" ở châu Phi từng được cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra tại Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi ở Nairobi vào tháng 8/2016.

Giới chuyên gia cho rằng dù mục đích thực sự sáng kiến mới là gì, việc Mỹ và G7 thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng toàn cầu vẫn là một động thái tích cực.

"Mối quan tâm đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng châu Phi là một điều thực sự tốt. Châu Phi đang rất thiếu vốn cho cơ sở hạ tầng, nên sẽ chào đón tất cả các khoản đầu tư mà lục địa này có thể nhận được", Adem nói.

Jonathan Hillman, giám đốc Dự án Tái kết nối châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken tại OECD phản ánh sự thay đổi chiến lược của Mỹ cả về nội dung lẫn hình thức.

"Việc Mỹ giờ tập trung hơn vào việc mở rộng phạm vi hiện diện của các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao toàn cầu là một thay đổi về nội dung", Hillman nói. "Sự thay đổi về hình thức ở đây là quan chức Mỹ không còn dành nhiều thời gian để chỉ trích công khai đối thủ cạnh tranh của họ, thay vào đó nói nhiều hơn về những lợi ích mà Washington và đồng minh đang mang lại. Thông điệp này có nhiều khả năng gây tiếng vang lớn đối với các nước đang phát triển".

Một trong những ví dụ đầu tiên về kế hoạch hợp tác của Mỹ và đồng minh là việc mở rộng tuyến cáp quang biển tới Palau được đồng tài trợ bởi Mỹ, Nhật và Australia, ba quốc gia nền tảng của Mạng lưới Điểm xanh, theo Hillman.

"Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều dự án, không chỉ thông qua Mạng lưới Điểm xanh và B3W của G7, mà còn thông qua Bộ Tứ, với sự góp mặt của Ấn Độ, và có thêm một nhóm điều phối cơ sở hạ tầng mới", ông nói.

Thanh Tâm [Theo SCMP]

Video liên quan

Chủ Đề