Mùng 1 Tết có nên quay tay không

Trong cuộc sống vợ chồng, quan hệ tình dục là chuyện thường tình để duy trì sự mặn nồng và tình cảm. Thế nhưng, trong quan niệm dân gian Việt Nam, có rất nhiều thời điểm không nên thực hiện chuyện này. Vậy vào mùng 1 – 2 – 3 Tết có nên quan hệ vợ chồng không? Quan hệ trong những ngày này có gặp vận xui hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mùng 1 – 2 – 3 Tết có nên quan hệ vợ chồng không? Tại sao?

Mùng 1 Tết có nên quay tay không

Mùng 1 Tết không nên quan hệ vợ chồng. Ảnh: Internet

Vợ chồng quan hệ với nhau là việc chắc chắn không ai có thể ngăn cản được, đây cũng là nhu cầu của mọi người trưởng thành. Trong tình yêu, “chuyện ấy” có thể giúp tình yêu, tình cảm vợ chồng trở nên thăng hoa, mặn nồng hơn. Tuy nhiên, quan hệ vợ chồng vào những ngày đầu năm, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết Nguyên đán là điều đại kỵ, tránh tuyệt đối. Nguyên nhân được giải thích như sau:

Trong điển tích Tố Nữ Kinh, một tác phẩm nổi tiếng từ Trung Quốc vào 2000 năm trước đây, kiêng kị chuyện vợ chồng ngày mùng 1 được đề cập đến. Từ đó về sau, trong quan niệm dân gian Trung lẫn Việt đều truyền miệng nội dung này, cấm kị quan hệ vợ chồng trong ngày mùng 1 Tết. Ngoài ra, các cặp vợ chồng còn không được quan hệ trong các ngày khác là rằm, ngày cuối tháng âm lịch.

Người xưa quan niệm rằng, những ngày âm lịch này nếu quan hệ vợ chồng, người trong cuộc sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hao tổn nguyên khí, tổn thọ, không may mắn. Hơn nữa, nếu quan hệ dẫn đến thụ thai trong các ngày này, con cái sinh ra sẽ không khỏe mạnh, kém thông minh.

Một số người xưa còn giải thích thêm, trong mùng 1 và những ngày đầu năm, quan hệ vợ chồng sẽ làm mọi người hấp thu các luồng khí xấu, gặp vận xui, kém may mắn. Ngoài ra, những ngày đầu năm âm lịch, theo quan niệm của người Việt, ông bà tổ tiên sẽ quay trở về để thăm gia đình, con cháu. Vì vậy mà vào ngày mùng 1 - 2 - 3 Tết, mọi người không nên quan hệ vợ chồng để tránh ông bà khiển trách.

Mùng 1 Tết có nên quay tay không

Ngày 30 Tết vẫn được quan hệ vợ chồng. Ảnh: Internet

Theo lý giải trong y học cổ truyền phương Đông, những ngày đầu năm âm lịch là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”, do đó, làm “chuyện ấy” trong lúc này vô cùng không tốt cho sức khỏe, tổn hao khí lực. Hiểu đơn giản việc quan hệ trong thời điểm này sẽ làm âm dương bất hòa, tổn hao sức khỏe của mọi người. Hệ lụy của việc này là nam giới mắc rối loạn cương dương, sinh con có thể bị yếu, sức khỏe kém, phát triển không tốt.

Theo lý giải từ quan niệm dân gian và y học cổ truyền, lời giải đáp cho câu hỏi mùng 1 – 2 – 3 Tết có nên quan hệ vợ chồng chính là không nên. Tuy nhiên, một số người theo tư tưởng tiến bộ hiện đại thì lại cho rằng hành động này không hề ảnh hưởng gì trong dịp đầu năm mới cả. Vì vậy, tùy thuộc vào tư tưởng và tín ngưỡng của từng người mà vợ chồng quyết định có nên quan hệ tình dục trong những ngày đầu năm hay không.

Những điều cấm kị khác trong dịp đầu năm

Không chỉ việc quan hệ vợ chồng, vào ngày mùng 1 – 2 – 3 Tết âm lịch, mọi người còn phải kiêng kị thực hiện những điều cơ bản sau đây để tránh vận xui, mang lại may mắn cho gia đình.

Mùng 1 Tết có nên quay tay không

Ngày Tết muốn may mắn cả năm phải kiêng kị nhiều điều. Ảnh: Internet

  • - Không quét nhà trong 3 ngày đầu năm Tết Nguyên đán. Người xưa quan niệm rằng, hành động này sẽ quét đi hết tiền tài, may mắn trong gia đình, suốt năm, gia đạo sẽ không được giàu sang, làm ăn không suôn sẻ. Cũng chính vì vậy mà dịp Tết, hầu hết người Việt không để chổi ra ngoài, giấu hết chổi đi để không ai quét nhà trong ngày mùng 1 – 2 – 3.
  • - Không làm vỡ đồ trong ngày đầu năm mới vì có thể thu hút vận xui, gia chủ không gặp may mắn, gia đình có chuyện buồn trong năm.
  • - Không cãi nhau, đánh nhau, xích mích trong gia đình. Hành động này sẽ làm cả năm gia đình sống không yên ắng, lục đục thường xuyên.
  • - Không mua gạo, lửa ngày đầu năm. Người Việt quan niệm chỉ có những gia đình túng thiếu, nghèo khổ mới làm điều này vào dịp Tết âm lịch hằng năm. Nếu không muốn suốt cả năm sống trong nghèo đói, làm ăn không phát đạt, mọi gia đình không nên mua gạo, mua lửa ngày đầu năm.
  • - Hạn chế đi chúc Tết ngày mùng 1. Đầu tiên, trong trường hợp tuổi của bạn xung khắc với gia chủ, bạn có thể làm gia đạo của họ gặp điều kém may mắn trong năm mới. Thứ 2, trường hợp gia đình bạn vừa có người mất, đang gặp tang chế mà đi chúc Tết ngày mùng 1 cũng là việc không nên.
  • - Hạn chế đóng cửa nhà vì đây là khoảng thời gian Ngọc Hoàng và nhiều vị thần tiên ghé thăm nhân gian, từng gia đình. Nếu đóng cửa nhà, các vị chắc chắn sẽ không vào nhà, không mang đến phước lành, tài lộc cho gia đình bạn.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, trong ngày mùng 1 – 2 – 3 Tết âm lịch có rất nhiều điều phải kiêng kị, không nên thực hiện, trong đó có việc quan hệ vợ chồng để giúp cả năm luôn suôn sẻ, gặp may mắn, hạnh phúc, tài lộc.

TPO - Theo quan niệm của người xưa, trong ngày mùng 1 Tết mọi hành động và lời nói cần hết sức thận trọng để tránh xui xẻo cho cả năm. Đặc biệt, kiêng cho nước, cho lửa, kiêng làm vỡ đồ đạc, kiêng quét nhà…

Kiêng cho nước, cho lửa

Theo quan niệm dân gian, nước và lửa tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Vì vậy, trong ngày mùng 1 tránh việc đi xin nước, xin lửa và đặc biệt kiêng cho nước, cho lửa. Nếu phạm phải điều này, tức là mất lộc trong cả năm, tiền bạc làm ra cũng không giữ được. Thậm chí, gặp phải điều xui xẻo, tai hoạ.

Trong tục xưa còn có lệ thuê người gánh nước vào sáng mùng 1 Tết. Những người gánh nước cũng được mừng tuổi, cả chủ nhà lẫn người gánh thuê cả năm sẽ đều may mắn.

Kiêng mai táng

Vào ngày mùng 1, gia đình nào có tang cũng sẽ cất khăn tang 3 ngày để tránh xui xẻo và đón năm mới trọn vẹn niềm vui. Nếu chẳng may có người nhà mất vào ngày mùng 1, gia chủ sẽ không phát khăn tang mà để đợi đến sáng mùng 2 mới phát tang và mai táng. Những gia đình có tang đều tránh đi chúc Tết, thăm hỏi gia đình người khác.

Kiêng đánh thức người khác vào sáng mùng 1

Nếu đi chúc Tết sáng mùng 1, gặp gia chủ đang ngủ, khách không nên đánh thức họ dậy mà đợi người đó tỉnh táo mới được chúc. Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ khiến người ta bị “trù ẻo” cả năm phải nằm trên giường.

Người nhà cũng không đánh thức nhau dậy vào sáng mùng 1 vì quan niệm người nằm ngủ sẽ chịu sự thúc giục về công việc, cuộc sống trong suốt năm.

Kiêng quét nhà

Kiêng quét nhà ngày Tết chính là một trong những tục lệ đã được lưu truyền lâu đời cho đến ngày nay. Từ những điển tích xưa, người dân quan niệm, quét nhà 3 ngày Tết là sẽ quét hết đi tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới. Vì thế mà trong ngày 30 Tết, dù cho có bận rộn đến đâu đi nữa mọi người cũng sẽ cố gắng dọn dẹp, quét nhà cửa trước giao thừa để tránh 3 ngày Tết phải quét nhà cửa. Nếu nhà bẩn mọi người chỉ nhặt rác mà không động đến chổi quét nhà.

Ở Nam Bộ người ta còn cho rằng khi đã quét sạch nhà cửa thì sẽ cất chổi đi. Nếu như gia đình nào mà những ngày Tết bị mất chổi thì cả năm đó sẽ bị trộm vào nhà trộm của cải.

Kiêng vay mượn tiền bạc

Nhiều người cho rằng không nên vay mượn tiền bạc vào những ngày đầu xuân năm mới. Bởi sự vay mượn báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến với người đi vay mượn trong cả năm tới. Bên cạnh đó, mọi người tránh nhắc nợ nhau vào ngày đầu xuân năm mới.

Kiêng động tới dao, kéo

Dao kéo là những vật mang sát khí, do đó nên hạn chế động vào chúng trong ngày đầu năm, nhất là mùng 1 Tết. Để khắc phục điều này, các gia đình nên cất bớt dao kéo, chỉ nên để lại những cái cần dùng.

Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

Theo quan niệm dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh thủy thần, do đó kiêng giặt quần áo sẽ giúp tránh mạo phạm thần thánh, dẫn đến xui xẻo. Ngoài ra nên tránh mặc quần áo màu đen - trắng bởi hai màu này tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường mặc những bộ quần áo mới với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, mong muốn một năm mới gặp nhiều may mắn, vui vẻ.

Kiêng sử dụng kim chỉ

Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở, chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sẽ gặp xui cho con.

Kiêng ăn cháo, kiêng một số món ăn vào sáng mùng 1 Tết

Bởi, người xưa cho rằng chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo, do đó ngày mùng 1 Tết nên nấu cơm để ăn. Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu, việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Trong những ngày đầu năm, người Việt thường không ăn thịt vịt, thịt chó, cá mè, mực, ốc,… vì theo quan niệm dân gian, những món ăn này sẽ mang tới điềm xấu. Ngoài ra, một số vùng còn không ăn tôm vì sợ đi giật lùi như tôm, từ đó công việc sang năm sẽ lùi chứ không tiến.

Không đi chúc Tết sáng mùng 1

Người xưa quan niệm tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam, người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Do vậy, ngày mùng 1 Tết thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.

Kiêng cãi vã, va chạm ngày đầu năm

Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào để cả năm vui vẻ, hòa thuận và đoàn kết. Những ngày này dù trẻ nhỏ có nghịch ngợm, phạm lỗi thì người lớn cũng chỉ cười xòa bỏ qua, tránh quát mắng, lớn tiếng.

Đặc biệt là những người có cãi vã, xích mích từ trước thì cũng tránh va chạm gây bất hòa trong những ngày đầu năm.

Ngoài ra, tránh những cảm xúc tiêu cực như khóc lóc, buồn tủi, bực tức. Nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình. Và đặc biệt trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

*Mọi thông tin trong bài chỉ có tính chất tham khảo!