Mùa đông năm nay kéo dài bao lâu

  • Thời sự

Thứ sáu, 4/2/2022, 12:22 (GMT+7)

6 ngày qua, miền Bắc xảy ra rét hại, rét đậm (trung bình ngày từ 13 và 15 độ C trở xuống). Đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) xuống 0, Hà Nội 11 độ C.

Không khí lạnh tràn về từ đêm 28 và ngày 29/1, sau đó liên tục được tăng cường khiến miền Bắc duy trì mức nhiệt rất thấp. Đỉnh núi Mẫu Sơn cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, lại đón không khí lạnh mạnh nhất nên từ ngày 30/1 đến nay phổ biến 1,5-2,5 độ, riêng sáng 3/1 chỉ 0 độ C. Sa Pa (Lào Cai) ban đêm chỉ 4 độ, ban ngày cao hơn 3-4 độ C.

Các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ ban đêm phổ biến 8-12, ngày tăng hơn 2-3 độ C. 5 trạm quan trắc của Hà Nội 6 ngày qua ghi nhận mức nhiệt thấp nhất 11-13, ban ngày 13-14 độ C. Riêng trưa nay trời hửng nắng, nền nhiệt nhích lên 16 độ - cao nhất trong đợt rét này.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia) đánh giá đợt rét này có cường độ mạnh và kéo dài nhất mùa đông năm 2021-2022. Đây cũng là đợt rét diện rộng đầu tiên kể từ năm 2016 rơi đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Mùa đông năm nay kéo dài bao lâu

Rét đậm ở miền Bắc duy trì đến hết chiều mai (5/2). Ảnh: Giang Huy

Cơ quan khí tượng dự báo, hình thái rét đậm, rét hại, ít mưa tiếp dục duy trì ở miền Bắc trong hôm nay và ngày mai do không khí lạnh có cường độ ổn định. Từ chiều và đêm mai, không khí lạnh suy yếu cùng lúc vùng hội tụ gió từ Thượng Lào di chuyển sang gây mưa rào, giông cho miền Bắc.

Đến ngày 7/2, khi vùng hội tụ gió di chuyển ra phía biển, miền Bắc giảm mưa, không khí lạnh suy yếu, nhiệt độ tăng dần. Tuy nhiên, từ ngày 8/2 một đợt không khí lạnh mạnh mới sẽ tràn xuống khiến miền Bắc trở lại những ngày buốt giá.

Trang Accuweather của Mỹ dự báo, thứ bảy nhiệt độ Hà Nội 13-18, chủ nhật cả ngày 14 độ, đến thứ hai cao nhất lên 20 sau đó giảm còn 17 độ C vào thứ ba và thứ tư. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa từ tuần sau nhiệt độ cao nhất lên 17, ban đêm 8 độ C.

Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi ngày nay và mai vẫn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nên có mưa về đêm, sáng. Nền nhiệt các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế vẫn dưới 21 độ C.

Từ ngày 7/2, không khí lạnh suy yếu, miền Trung giảm mưa và nhiệt độ tăng. Nhưng đến ngày 9-10/2 chịu ảnh hưởng không khí lạnh bổ sung, miền Trung mưa trở lại, khiến nhiệt độ giảm.

Nam BộTây Nguyên trong những ngày tới tiếp tục nắng mạnh, ban ngày ở Tây Nguyên 28-31 độ, Nam Bộ 33 -35 độ C.

Ở Nam Bộ xâm nhập mặn gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh từ đầu tháng 2. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3.

Cơ quan khí tượng lưu ý các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Trong thời kỳ xu thế mặn tăng cao từ ngày 1/2 đến 4/2, các địa phương cần hạn chế tưới cho cây trồng.

SKĐS - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn đã đưa ra dự báo xu thế khí hậu thủy văn từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2022. Theo đó, nhiệt độ, lượng mưa, các cơn áp thấp nhiệt đới và bão có xu hướng xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn dự báo hiện tượng ENSO sẽ tiếp tục duy trì trong trạng thái La Nina đến hết mùa Xuân 2022 với xác suất khoảng 65-75%. Sau đó, nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương có xu hướng tăng dần và có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng thời kỳ từ tháng 5-7/2022 với xác suất khoảng 50-60%.

Mùa đông năm nay kéo dài bao lâu

Năm nay nắng nóng dự báo đến muộn và không gay gắt. Hình minh họa

Bão/ATNĐ (áp thấp nhiệt đới) và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm từ tháng 3 đến tháng 8/2022

Trung tâm Khí tượng dự báo, từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2022, bão/ATNĐ ít có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông. Từ tháng 6/2022 đến tháng 8/2022, bão/ATNĐ có khả năng xuất hiện trên khu vực Biển Đông ít hơn so với TBNN cùng thời kỳ, tập trung vào khoảng thời kỳ từ nửa cuối tháng 7/2022 sang tháng 8/2022.

Mưa trái mùa có khả năng xuất hiện cục bộ ở Nam Bộ trong tháng 3/2022 với lượng không lớn. Mùa mưa có khả năng đến sớm trên khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tuy nhiên lượng mưa có xu hướng thấp hơn TBNN ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ vào thời kỳ đầu mùa mưa (từ tháng 6-8/2022). Đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa (tháng 4-6).

Nhiệt độ, rét đậm, rét hại và nắng nóng

Tháng 3-4/2022, nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước phổ biến thấp hơn TBNN khoảng từ 0-0,50C; riêng tháng 3/2022 tại khu vực Bắc Bộ, Bắc-Trung Trung Bộ thấp hơn từ 0,5-1,00C. Tháng 5/2022 nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN. Từ tháng 6-8/2022 nhiệt độ trung có xu hướng cao hơn từ 0-0,50C so với TBNN cùng thời kỳ.

Không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh trong nửa cuối tháng 02 và tháng 3/2022, có khả năng còn gây ra những đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ, nhưng không kéo dài. Các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong giai đoạn này chủ yếu lệch Đông, nên ở khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.

Nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nhiều khả năng đến muộn hơn so với TBNN, có khả năng không gay gắt và không kéo dài.

Lượng mưa

Khu vực Bắc Bộ: Tháng 3-4/2022, TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20%, riêng khu vực Tây Bắc Bộ cao hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ. Sang tháng 5/022 TLM cao hơn từ 10-20%. Từ tháng 6-8/2022 TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Trung Bộ: Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 3-4/2022 TLM phổ biến cao từ 10-20% so với TBNN. Tháng 4-5/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ, từ tháng 6-8/2022 TLM thiếu hụt từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Trung và Nam Trung Bộ: Tháng 3/2022, TLM phổ biến cao hơn từ 20-40% so với TBNN (riêng Ninh Thuận-Bình Thuận phố biến ít mưa), tháng 4-5/2022 có TLM cao hơn từ 10-20%. Sang tháng 6/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN. Từ tháng 7-8/2022 TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Tháng 3/2022, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ phổ biến ít mưa, riêng khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ có mưa rào cục bộ với TLM khoảng từ 15-30mm. Từ tháng 4-5/2022, TLM phổ biến cao hơn từ 10-20% so với TBNN. Tháng 6-8/2022, TLM phổ biến ở mức thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.

Xem thêm video đang được quan tâm: 

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng