Một trong những dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp là:

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi do người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Xét về lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nghĩa là khi thực hiện hành vi, chủ thể biết được hành vi của mình có hại cho xã hội, đi ngược lại lợi ích, các yêu cầu và chuẩn mực xã hội. 

Sự nhận thức này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống, học vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật… Khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người của mọi người phát triển bình thường. 

Điều cần đặc biệt nhấn mạnh đối với lỗi này đó là sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa là phải nhận thức ngay được tính trái pháp luật của hành vi. Một người biết hay không biết tính trái pháp luật của hành vi không phải là điều kiện bắt buộc để xác định họ có lỗi hay không khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. 

Có thể thấy, lỗi cố ý trực tiếp thể hiện sự nhận thức và mức độ quyết tâm cao nhất của người thực hiện. Ví dụ tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173, Bộ luật hình sự nắm 2015: 

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Trong trường hợp này, có thể thấy, chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà hắn trộm cắp là tài sản của người khác và mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đich đó không cấu thành một tội phạm độc lập.

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

Luật Hoàng Anh

Lỗi cố ý gián tiếp là gì? Lỗi là một trong những căn cứ để cấu thành tội danh trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác biệt nhất định. Việc xác định sai lỗi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của tòa án? Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015
  • Bộ luật hình sự 2015

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi quy định tại Khoản 2 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015,  là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy  ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Ví dụ:  Hai hôm trước gia đình ông Nguyễn Văn A trong lúc thi công đổ mái nhà đã làm rơi một ván gỗ xuống dưới đường dẫn tới anh Hoàng Văn B bị tử vong do vô tình đi ngang qua đó và bị ván gỗ rơi trúng người. Dù biết nhà gần đường và có nhiều người qua lại nhưng ông A không làm biện pháp phòng tránh nào dẫn tới hậu quả anh B tử vong. Hành vi của ông A là hành vi cố ý gián tiếp để mặc hậu quả xảy ra dù đã biết trước.

  • Về lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp cũng ý thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra. Việc xảy ra hậu quả không có ý nghĩa gì. Hậu quả xảy ra hay không người phạm tội vẫn chấp nhận.

-Xét sâu hơn về phương diện lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp chỉ tồn tại trường hợp nhận thức được hậu quả có thể xảy ra. Nếu người phạm tội nhận thức được hậu quả tất yếu sẽ xảy ra thì không thể có ý chí để mặc cho hậu quả xảy ra (như lỗi cố ý trực tiếp). Như vậy, nếu trong  khi thực hiện hành vi, người phạm tội dù không mong muốn hậu quả xảy ra do hành vi của mình nhưng khi đó trong ý thức nhận thấy rằng hậu quả tất yếu xảy ra thì đó là trường hợp lỗi cố ý trực tiếp. Dựa vào nhận thức của can phạm là thấy trước hậu quả “tất yếu” xảy ra so với khả năng “có thể” xảy ra mà tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp sẽ nguy hiểm hơn tội phạm có lỗi cố ý gián tiếp

– Về ý chí, người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đã được thấy trước, do hành vi mình gây ra có thể xảy ra. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội nhằm vào một mục đích khác và chấp nhận cả những hậu quả nguy hiểm cho xã  hội do hành vi mình gây ra có thể xảy ra để đạt mục đích mà mình đã đặt ra.

– Cụ thể hơn, người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm mục đích khác. Chính để đạt mục đích này mà người phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà họ đã thấy trước

Tiêu chí   Cố ý trực tiếp là gì? Cố ý gián tiếp là gì?
Vô ý do cẩu thả là gì?
Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 10 BLHS 2015

Khoản 2 Điều 10 BLHS 2015

Khoản 2 Điều 11 BLHS 2015
Khái niệm

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Về mặt lý trí

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra

Nguyên nhân gây ra hậu quả

Có sự cố ý

Có sự cố ýDo sự cẩu thả
Trách nhiệm hình sự

Cao nhất

Cao hơn

Thấp hơn

Ví dụ

C và D xảy ra mâu thuẩn, C dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp

A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả!

Hi vọng bài viết “Lỗi cố ý gián tiếp là gì” sẽ có ích với các bạn!

Hotline: 0833.102.102