Một trong những chính sách về kinh tế của nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỹ XIX)

Trang chủ » Lớp 7 » Khoa học xã hội 7

1. Qua những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX về kinh tế, chính trị, ngoại giao, hãy nêu nhận xét của em về chính sách đó

Bài làm:

Nhận xét về những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX về 

*Kinh tế: 

Nông nghiệp :

  • Ưu điểm :
    • Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
    • Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
  • Hạn chế:
    • Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.

Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn:  lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.

Thủ công nghiệp :

  • Ưu điểm :
    • Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
    • Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
  • Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

Thương nghiệp :

  • Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
  • Hạn chế:
    • Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
    • Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi

* Chính trị:

Hành chính:

  • Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân [Huế] làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
  • Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

Quân đội

  • Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
  • Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
  • Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

Luật pháp

  • Bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
  • Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ [về kinh tế, gia đình, xã hội].

*Ngoại giao: 

  • Đối với các nước phương Tây, mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”.

Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 33 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX trang 94, bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX sách vnen khoa học xã hội 7, giải khoa học xã hội 7 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Lời giải các câu khác trong bài

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn [nửa đầu thế kỉ XIX] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời:

Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:

    • Tích cực: Giữ được mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.

    • Hạn chế: Bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời, dẫn đến tính trạng lạc hậu, trì trệ và bị cô lập. Chính chính sách này đã là cơ sở để các nước phương Tây lấy cái cớ tiến hành xâm lược Việt Nam.

Trả lời:

Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng:

    • Thể hiên sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    • Tăng cường quyền lực trong tay vua tổ chức chính quyền chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tăng cường tính chuyên chế.

    • Cách phân chia các tỉnh của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với phạm vi quản lí của một tỉnh. Đây là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay.

Trả lời:

Nhận xét:

Ưu điểm

    • Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

    • Thủ công nghiệp nhà nước tổ chức với quy mô lớn, chế tạo được một số máy móc đơn giản.

Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

Trả lời:

Nhận xét về người thợ thủ công Việt Nam:

– Người thợ thủ công Việt Nam tay nghề cao, kỹ thuật tốt, sáng tạo có thể làm ra những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt đặc biệt biết sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến phương tây vào sản xuất.

– Tuy nhiên chế độ công tượng hà khắc đã kìm kẹp, hạn chế họ phát huy tài năng của mình.

Trả lời:

⇒ Nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” [đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây] vì sợ các nước này nhòm ngó không buôn bán và không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ.

    • Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

    • Cản trở việc giao lưu với những nước có nền kinh tế phát triển, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại.

    • Nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

    • Thể hiện tính bảo thủ, không thức thời, không nhạy bén với thời cuộc.

Trả lời:

– Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

    • Thời Gia Long:

        + Chính quyền trung ương tổ chức lại theo mô hình của nhà Lê, tăng quyền lực của vua.

        + Chia đất nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực doanh. Chính quyền trung ương cai quản cả nước, Tổng trấn trông coi thành.

    • Thời Minh Mạng: Năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng quyết định bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành chia cả nước là 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

– Nhận xét:

    • Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

    • Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

    • Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.

Trả lời:

Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :

– Nông nghiệp:

Ưu điểm: Ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang, diện tích trồng trọt được mở rộng, quan tâm đến thủy lợi.

Hạn chế:

    • Kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu.

    • Ruộng công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.

– Thủ công nghiệp:

Ưu điểm:

    • Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

    • Thủ công nghiệp nhà nước tổ chức với quy mô lớn, chế tạo được một số máy móc đơn giản.

Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

– Thương nghiệp:

Ưu điểm: Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền sang các nước láng giềng giao lưu buôn bán.

Hạn chế:

    • Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.

    • Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

Trả lời:

STT Lĩnh vực Thành tựu
1 Tôn giáo Nho giáo trở thành tôn giáo độc tôn, tín ngưỡng dan gian tiếp tục phát triển.
2 Giáo dục Nho học được củng cố, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội để tuyển người làm quan.
3 Sử học Quốc sử quán được thành lập, nhiều bộ sử lớn ra đời: Lịch triều hiến chương loại chí, Lịch triều tạp kỉ,…
4 Văn học Văn học chữ Hán kém phát triển, văn học chữ Nôm đạt được rất nhiều thành tựu. Một số nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,…
5 Nghệ thuật – Quần thể cung điện Huế, cột cờ Hà Nội,…

– Tiếp tục phát triển [nhã nhạc cung đình Huế, các loại hình ca nhạc dân gian,…]

Trả lời:

Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX:

– Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên chế độ phong kiến vẫn tiếp tục lâm vào khủng hoảng càng càng nghiêm trọng.

– Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.

– Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới.

– Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

Video liên quan

Chủ Đề