Một số tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Nôm

Ngày 11 tháng 08 năm 2015

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CHỮ NÔM

Về văn thơ nôm,  Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc lục bát và song thất lục bát. Ông đã làm mới ngôn ngữ văn học Tiếng Việt.

Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:

Nguyễn Du lưu lại trong kho tàng văn học Việt Nam thiên trường thi bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh được truyền tụng trong dân gian và được liệt vào tài liệu giáo khoa dạy ở bậc trung học.  Đoạn Trường Tân Thanh là áng văn chương tuyệt tác, viết theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu, dài nhất trong các tác phẩm xưa nay.

Đoạn trường tân thanh [Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều], được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học [bộ mới] ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc [1814-1820], có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình [1804-1809]. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn".

Ngoài ra, Văn chiêu hồn [tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh], là một ngâm khúc gồm có 184 câu theo thể song thất lục bát, trong đó chứa đựng tấm lòng từ bi của người Phật tử Nguyễn Du đối với cảnh khổ của muôn vạn sinh linh, cũng là một tác phẩm giá trị được nhiều học giả nghiên cứu, trích giảng.  hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình [1802-1812]. Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải. Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.

Thơ Nôm của Nguyễn Du đều thấy chỗ đậm, chỗ nhạt những yếu tố hoặc biểu hiện của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong văn học. Các tác phẩm thơ Nôm của ông đều thể hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương bất hủ là Truyện Kiều.

Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du [Nhà xuất bản Văn hóa, 1959] chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như sau:

  • Thanh Hiên thi tập [Tập thơ của Thanh Hiên] gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm [Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam] gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục [Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc] gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

Tác phẩm bằng chữ Nôm

Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:

  • Đoạn trường tân thanh [Tiếng than van mới đau lòng đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều], được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học [bộ mới] ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc [1814-1820], có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình [1804-1809]. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn" 
  • Văn chiêu hồn [tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh], viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên "Đông Dương tuần báo" năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình [1802-1812]. Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.

-Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du viết về một cô gái Trung Quốc có tài và có sắc ,16 tuổi cô làm vợ lẽ ở một nhà quyền qúy.vì vợ cả hay ghen ,không đươc̣ bao lâu cô bệnh mà chết ... Có người nói đây là thơ của nàng Tiểu Thanh.Có thể Nguyễn Du đã đọc Tiểu Thanh truyện.Được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.

  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.

ét tiến trình văn học viết Việt Nam từ trung đại đến cận – hiện đại, có thể thấy những dấu mốc quan trọng. Văn học viết của nước ta xuất hiện từ thế kỷ thứ X, ban đầu dùng chữ Hán. Tuy nhiên, chỉ vài thế kỷ sau, đã xuất hiện văn học chữ Nôm cùng song hành với văn học chữ Hán. Như vậy, có thể nói, sự xuất hiện văn học chữ Nôm đã đánh dấu mốc chặng đường đầu tiên của lịch trình phát triển văn học viết dùng tiếng mẹ đẻ, mặc dù chữ Nôm dựa theo chữ Hán mà sáng tạo ra. Sang đầu thế kỷ XX, văn học Quốc ngữ lại ghi một dấu mốc mới, tạo nên một bước ngoặt lịch sử quan trọng, đưa văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo của văn học thế giới. Tuy văn học Nôm vẫn thuộc khu vực văn học Á Đông, nhưng, chính vì nó mà đầu thế kỷ này văn học Việt Nam mới có cơ sở để phát triển lên một mức cao hơn. Văn học chữ Hán tồn tại như một song ngữ, nó có thành tựu, nhưng cũng có nhiều hạn chế và xét cho cùng, nó có tính lịch sử, nó không thể đến với nhân dân, lực lượng làm nên lịch sử, bạn đọc rộng rãi và là người thẩm định khách quan đối với văn học.

Chỉ từ khi nước nhà giành được độc lập vào thế kỷ thứ X, chữ Nôm mới hình thành rõ rệt. [Trước đó đã có văn học chữ Hán, tuy nhiên số lượng tác giả, tác phẩm chưa nhiều, chất lượng  văn học cũng chưa cao]. Tác giả văn học Nôm là trí thức Hán học, họ làm thơ Nôm, viết văn Nôm trên cơ sở kinh nghiệm Hán học và văn học chữ Hán. Vì viết bằng tiếng Việt, các tác giả tiếp thu được truyền thống ngôn ngữ, truyền thống văn học cổ, trong đó có truyền thống văn học dân gian.

Từ thế kỷ XIII, đã có những tác giả văn học Nôm như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố. Sau đó là Hồ Quý Ly, Chu An vào cuối thế kỷ XIV. Sang thế kỷ XV, văn học Nôm phát triển mạnh hơn bỡi Nguyễn Trãi với 254 bài thơ Nôm được coi là cổ nhất, hay nhất, là tác giả sáng tác thơ Nôm nhiều nhất. Cùng thế kỷ XV, có tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập công bố nhiều bài thơ Nôm của một tập thể tác giả. Vua Lê Thánh Tông làm thơ Nôm, ông còn đưa ra cả luật thơ Nôm nữa [năm 1463].

Sau thế kỷ XVI, tiếp đến thế kỷ XVII văn học Nôm càng phát triển mạnh. Dễ nhớ ra được những tác giả sau đây: Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Hàng, Đào Duy Từ, v.v…

Thật là không gnowf, nhưng chính lại là qui luật tất yếu, sang đến thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, văn học Nôm phát triển vượt bậc, như một sự nhảy vọt lạ lùng. Văn học chữ Hán cũng phồn thịnh, nhưng thấy rõ hơn là văn học chữ Nôm đột biến về số lượng và chất lượng. Văn học Nôm gần như là dòng văn học chủ đạo lúc này. Văn học Nôm đạt độ sắc sảo, nhuần nhụy, khoáng đạt, bứt phá. Chúng ta tìm thấy ở những năm tháng này nhiều tác phẩm văn học Nôm có giá trị, đó là bản dịch Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, tiếp đến là thơ Hồ Xuân Hương, là Truyện Kiều bất hủ. Sự ra đời của bản dịch tài hoa Chinh phụ ngâm [sau năm 1740] đánh dấu sự trưởng thành của văn học tiếng Việt, báo hiệu hơn 50 năm sau ra đời Truyện Kiều, như vừa nêu. Văn học Nôm phát triển đến mức làm tổn hại đến kỷ cương của Nhà nước phong kiến đang ở giai đoạn suy vi, khiến chúa Trịnh phải ra lệnh cấm. Văn học Nôm làm trỗi dậy ý thức phản phòng, ý thức yêu chuộng quốc âm, ý thức dân chủ, ý thức đòi hỏi quyền được bộc lộ tình cảm chân thật. Văn học Nôm đi sau vào nhân dân, nói chuyện đời thường [Hồ Xuân Hương], đồng thời trở thành mẫu mực, cổ điển [Nguyễn Du].

Văn học chỉ có sức sống và tồn tại lâu dài khi nó trở về đúng nơi nó đã được xinh ra: Cuộc sống của con người với bao nỗi niềm buồn vui, thăng trầm của số phận, của thời cuộc. Văn học chữ Hán không làm được việc này. Văn học Nôm nói được những vấn đề sau đây mà văn học chữ Hán không nói được, hoặc có đề cập chút ít thì cũng không thể đến với những người không biết âm Hán – Việt:

- Tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng, những khát khao về hạnh phúc.

- Nhu cầu giải trí, thụ cảm nghệ thuật, văn hóa.

- Khung cảnh đời sống thường ngày bình dị.

- Những khát khao ở mức nào đó và lẽ sống, đời người, nhục thể hoặc thân phận.

- Hiện thực xã hội muôn vẻ khác

- Khai thác nội dung từ dân gian.

Nội dung mới của văn học Nôm kéo theo sự phát triển, hoàn thiện của các thể loại văn học đạm sắc màu bản địa. Truyện Nôm phát triển, không ít những truyện ghi dấu ấn sâu đạm vào giai đoạn văn học trọng đại đáng nhớ:Phan Trần, Nhị Độ Mai, Bích Câu Kỳ Ngộ, Quan Âm Thị Kính, Sơ Kính Tân Trang, Hoa Tiên [của Nguyễn Thiện], Hoa Tiên [của Nguyễn Huy Tự]. Hầu hết các tác giả đều có ý thức xây dựng truyện kể. Có thể nói, những tác phẩm truyện Nôm ấy là manh nha của tiểu thuyết văn xuôi sau này. Đỉnh  cao là Truyện Kiều, một thành tựu chói lọi của ăn xuôi nghệ thuật và thơ lục bát. Như vậy, truyện thơ được cả về truyện, cả về thơ. Thơ lục bát, song thất lục bát đến thế kỷ XVIII đã nhuần nhị, mượt mà. Truyện thơ Nôm khuyết danh và hữu danh đóng góp đáng kể vào kho tàng văn học viết Việt Nam thời trung đại. Trước đó, thơ chữ Hán chỉ là những bài ngắn, bị gò bó vào niềm luật có sẵn từ Trung Quốc đưa sang. Truyện thơ Nôm đã phát triển theo các giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là thể Đường luật; giai đoạn thứ hai: diễn ca lịch sử [Thiên Nam ngũ lục]; giai đoạn thứ ba: thơ Nôm bình dân; giai đoạn thứ tư là cao trào, đình cao: thơ Nôm bác học.

Khúc ngâm và hát nói phát triển để chuyển tải nội dung mới. Thể ngâm khúc đáp ứng nhu cầu đồng cảm với những thân phận rủi ro, mất mát, những khao khát tự do ở một mức độ nhất đinh, nói chung là đáp ứng nhu cầu được san sẻ nỗi niềm, được yêu thương, muốn đồng cảm của con người, điều mà văn học chữ Hán không làm được. hát nói đáp ứng nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa, tinh thần muôn vẻ, điều mà văn học chữ Hán không quan tâm.

Như vậy, trên thực tế, tuy văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng văn học chữ Nôm cùng ngày càng phát triển mạnh và có đỉnh cao, làm suy giảm ảnh hưởng của văn học chữ Hán. Đây là một hiện tượng văn học mang tính lịch sử. Hiện tượng này có những nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân nội tại của văn học.

1. Quy luật khách quan của lịch sử đã quy định hiện tượng này. Văn học chữ Hán chủ yếu là văn học của giai cấp phong kiến, chỉ quẩn quanh ở văn, thơ, phú lục nhằm phục vụ chính quyền đương thời. Văn học chữ Hán có những ưu điểm mà các dòng văn học khác cần phải kế thừa. Tuy nhiên, nó đã không thể tồn tại tiếp tục khi mà xã hội phong kiến đến lúc phải chấm dứt, khi mà xã hội mới, xã hội của đông đảo nhân dân tiến tới làm chủ số phận mình, đã mở ra. Văn học Nôm gắn với nhân dân, gắn với dân tộc nhiều hơn.

Từ nguyên nhân đó, dẫn đến các nguyên nhân tiếp theo, khiến văn học Nôm phát triển rực rỡ và khẳng định mình.

2. Cảm hứng sáng tạo mới mẻ, phù hợp với sự phát triển khách quan của thời đại, của lịch sử. Chúng ta đã thấy, nội dung văn học chữ Nôm mới do cảm hứng sáng rác của tác giả là mới, bỏ lại phía sau những xúc cảm và suy nghĩ cung đình, những khát khao trung quân ái quốc, thái bình thịnh trị.

3. Thể loại mới, được bổ sung và hoàn thiện nhanh chóng. Những thể loại hát nói, truyện thơ, khúc ngâm đưa lại cho nền văn học nước nhà một sinh khí mới. Dễ thấy nhất là truyện thơ [xét về góc độ tiểu thuyết sơ khai] và thơ ca [xét về góc độ thể thơ trong truyện thơ, khúc ngâm, hát nói]. Thể loại mới này của văn học chữ Nôm có mặt mạnh là phản ánh được nhiều mặt của hiện thực xã hội và hiện thực con người.

4. Văn học chữ Nôm góp phần lớn làm cho ngôn ngữ văn học phát triển. Văn học chữ Nôm có tiếp thu cách sử dụng ngôn ngữ của văn học chữ Hán. Tuy nhiên, văn học chữ Nôm có văn tự riêng của dân tộc Đại Việt, ghi âm tiếng mẹ đẻ, cho nên đạt tới độ chính xác cao khi diễn đạt, có giá trị biểu cảm cao khi nói đến hiện thực đời sống của nhân dân ở xã hội mới, một xã hội mà chế độ phong kiến đang dần dần tàn lụi. Thơ Nguyễn Trã tiêu biểu cho trạng thái của tiếng Việt nghệ thuật thế kỷ XV. Thành công của Nguyễn Trãi tạo ra yếu tố tinh thần quan trọng là lòng tin đối với tiếng Việt. Đến Nguyễn Du, tiếng Việt nghệ thuật đã phát triển đến một mức độ cao, mà ngày nay, đọc lại Truyện Kiều, chúng ta vẫn chưa hết ngỡ ngàng.

5. VĂn học chữ Nôm tiếp tục thu hoạch vốn văn hóa, văn học dân gian. Văn hóa, văn học dân gian là nguồn suối trong mát chảy suốt lịch trình dân tộc, nó tiếp sức sống cho văn học chữ Nôm. Văn học chữ Nôm đến được với nhân dân, óng ánh sắc màu, giàu sức biêu cảm mới lạ chính vì đã giao thoa với văn hóa, văn học dân gian.

Văn học dân tộc, muốn phát triển, trước tiên và cuối cùng phải gắn với những cái gì thuộc dân tộc. Văn học Chữ Nôm át văn học chữ Hán, góp phần gợi mở cho nền văn học sau này trưởng thành ở những bước cao hơn, là vì vậy.

P.Đ.Â

Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 193 tháng 10/2010

Video liên quan

Chủ Đề