Mỗi tuần mẹ bầu tăng bao nhiêu kg?

Ở tuần thai thứ 22, mẹ đang trải qua thời gian tuyệt vời nhất trong thai kỳ và tận hưởng những cử động nhỏ nhất từ bé. Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ muốn biết thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là đẹp và an toàn. Mình sẽ giải đáp cho mẹ ngay dưới bài viết này.

Khám phá thai 22 tuần, bé yêu nặng bao nhiêu?

Với các bà mẹ mang thai, việc thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg rất quan trọng. Nhưng điều mà mẹ quan tâm hàng đầu luôn là cân nặng của bé yêu trong bụng có đạt chuẩn và phát triển bình thường hay không.

Ở tuần thai thứ 22, bé yêu sẽ nặng khoảng 430g và chiều dài 28cm. Lúc này, bé đã cảm nhận được giọng nói của mẹ, cảm nhận được những cử chỉ yêu thương mà mẹ dành cho bé. Đó là lý do mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn ở tuần thai thứ 22 này.


Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là vừa chuẩn

Mẹ cũng đừng quá lo lắng và áp lực về việc thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là vừa đẹp. Bởi cũng tùy cơ địa của từng người để quyết định đến cân nặng của mẹ trong suốt thời gian thai kỳ. Nhìn chung, ở 3 tháng giữa thai kỳ thì mẹ chỉ nên tăng từ 5 – 6kg để tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, nạp đủ calo và quan trọng nhất là giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ để có một thai kỳ khỏe mạnh.


Nhóm thực phẩm mẹ không nên bỏ qua ở tuần thai thứ 22

Tuần thai thứ 22, mẹ vì áp lực thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là đẹp nên kiêng khem và không dám bồi bổ, dung nạp dưỡng chất vì sợ thừa cân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn khiến thai nhi không có đủ chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển.


Dưới đây là một số nhóm thực phẩm Codegiamgia khuyên mẹ nên dùng ở tuần thai thứ 22:


Sắt và canxi

Sắt và canxi là 2 khoáng chất mẹ cần bổ sung trong suốt thời gian thai kỳ của mình. Nhiều mẹ lựa chọn mua thuốc sắt, canxi dành cho bà bầu để bổ sung đầy đủ những khoáng chất này cho bé.

Nhưng mẹ lại không hề biết, trong thịt bò, bí đỏ, gan động vật, tôm, cua… lại chứa rất nhiều sắt và canxi tốt cho mẹ và bé. Mẹ có thể thêm những thực phẩm này vào trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình với hàm lượng vừa đủ để bổ sung những khoáng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.


Sữa

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại sữa bầu hỗ trợ cho quá trình phát triển xương và chiều cao cho bé yêu. Mỗi ngày, mẹ uống 2 ly sữa vào buổi sáng và buổi tối để nạp thêm năng lượng và cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé.


Trường hợp bé yêu của mẹ đang nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn. Mẹ nên uống 3 ly sữa bầu mỗi ngày để giúp bé nhanh lớn hơn và đạt đúng cân nặng như mong đợi.


Lòng đỏ trứng gà

Mẹ nào đang đau đầu vì tìm kiếm thực phẩm “ăn vào con, không vào mẹ” thì lòng đỏ trứng gà chính là lựa chọn cực kỳ hoàn hảo. Trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều axit amin giúp phát triển cơ bắp và trí não cho bé yêu. Ăn lòng đỏ trứng gà, mẹ cũng không phải quá lo sợ về câu hỏi thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là vừa nữa đâu nhé.

Những hậu quả nghiêm trọng khi mẹ tăng quá nhiều hoặc tăng quá ít trong thai kỳ

Trên thực tế, có nhiều bà mẹ vẫn bỏ qua câu hỏi thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là chuẩn bởi suy nghĩ mẹ ăn càng nhiều thì con càng khỏe mạnh. Không! Nếu mẹ tăng cân quá nhiều hay tăng cân quá ít trong thai kỳ thì đều ảnh hưởng lớn đến em bé.


Mẹ tăng cân quá nhiều

Có những mẹ tăng 13 – 14kg trong thai kỳ. Thậm chí tăng đến 20kg trong 9 tháng thai kỳ thì bé sẽ có nguy cơ mắc những bệnh như bị béo phì khi lớn lên, bị hen suyễn, dị ứng… Đặc biệt, nếu mẹ tăng cân quá nhanh thì mẹ cũng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Nặng hơn nữa thì mẹ sẽ đối mặt với tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm.


Mẹ tăng cân quá ít

Nhiều mẹ lại kiêng khem quá nhiều dẫn đến việc tăng cân quá ít. Điều này khiến cho sức khỏe của mẹ không được đảm bảo. Mẹ thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, khó thở và thậm chí là mẹ không có đủ sức khỏe để chăm sóc bé yêu trong bụng.


Mẹ tăng cân quá ít, bé yêu cũng không có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Bé sẽ đối mặt với tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Với những bé sinh thiếu cân thì còn bị suy hô hấp, sức đề kháng kém và dễ bị bệnh vặt về sau.


Hi vọng với những thông tin chia sẻ của mình như trên thì mẹ sẽ lưu ý hơn về câu hỏi thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg để điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mình. Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ giúp mẹ tự tin hơn để cùng bé vượt cạn thành công nên mẹ đừng xem nhẹ vấn đề cân nặng của mình nhé.

Cân nặng theo từng tuần tuổi là một trong những tiêu chí để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cân nặng thai nhi 3 tháng cuối thường tăng mạnh hơn để chuẩn bị cho quá trình chào đời.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối [giai đoạn từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ] thường tăng nhanh

  • Yếu tố di truyền.
  • Vóc dáng và cân nặng của mẹ trước khi có bầu: Mỗi thai phụ có cân nặng trước khi sinh khác nhau, do đó, ba tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu câncũng sẽ khác nhau đôi chút.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Nếu chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
  • Tăng đủ cân trong thai kỳ: Mẹ bầu cần tăng đủ cân trong thai kỳ. Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại
  • Số lượng thai: Trong trường hợp mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé thường nhẹ hơn bình thường
  • Bệnh lý của thai phụ: Thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳcó thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Tuổi của bà mẹ mang thai.

Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối thường tăng nhanh do yếu tố di truyền

 

2. Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối

Cân nặng và chiều dài thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn phát triển như sau:

  • Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ. Lúc này, chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần thai thứ 30, cân nặng thai nhi 30 tuầnsẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều dài thai nhi 3 tháng cuối theo tuần thai tham khảo [cập nhật năm 2019 – Tổ chức Y tế thế giới WHO]:

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 2430 cm600 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 2534.6 cm660 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 2635.6 cm760 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 2736.6 cm875 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 2837.6 cm1005 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 2938.6 cm1153 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3039.9 cm1319 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3141.1 cm1502 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3242.4 cm1702 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3343.7 cm1918 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3445 cm2146 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3546.2 cm2383 gCân Nặng Thai Nhi Tuần 3647.4 cm2622 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3748.6 cm2859 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3849.8 cm3083 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 3950.7 cm3288 gCân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 4051.2 cm3462 g

3. Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân có nguy hiểm không?

Thai nhi thừa cân

Thai nhi thừa cân và quá to có thể khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ hạ đường huyết [do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của trẻ sơ sinh không kịp điều chỉnh]. Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… ở trẻ.

Thai nhi thiếu cân

Nếu thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, trẻ trong quá trình lọt lòng thường có nguy cơ bị ngạt thở cao. Thêm vào đó, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: Viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết…

Một số nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi ba tháng cuối có giá trị để tham khảo. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến cân nặng của bé sẽ khác nhau đôi chút. Do vậy, nếu cân nặng của thai nhi có cao hoặc thấp so với tiêu chuẩn chung, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa chứ không nên vội vàng kết luận.

4. Cân nặng của mẹ và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Thai phụ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình, để cân nặng tăng khoảng 10 – 12 kg trong suốt quá trình mang thai là tốt nhất.

  • Nếu thai nhi thiếu cân so với mức chuẩn: Mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg.
  • Nếu mẹ thừa cân:Chỉ nên tăng khoảng 1kg từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5 kg mỗi tuần là phù hợp.

Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng quá ít, đồng nghĩa với việc sẽ không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi phát triển, bé có nguy cơ sinh non. Ngược lại, các mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cao hơn vì thai quá to.

Để đảm bảo thai nhi phát triển vừa đủ, đúng chuẩn, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần phải đảm bảo hợp lý về chế độ dinh dưỡng:

  • Đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: Đạm, đường, bột, béo.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất thông qua rau xanh và trái cây.
  • Không nên nạp quá nhiều chất bột, đường, nhất là với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Với chất béo, mẹ nên ưu tiên nguồn chất béo từ cá, thực vật, các loại hạt.

Thực đơn bà bầu 3 tháng cuối cần đảm bảo hợp lý về chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên thường xuyên tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng, vừa phải. 30 phút vận động mỗi ngày chỉ giúp duy trì cân nặng và sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Chủ Đề