Mở ta còn đường đi của thức an của trai sông

Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, ta phải làm như thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao?

Phần đầu trai không có. Người ta cho rằng đầu trai tiêu giảm có đúng không? Giải thích vì sao?

Hướng dẫn:

  • Muốn mở vỏ trai quan sát phải luồn lưỡi dao vào khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau. Cơ khép vỏ bị cắt lập tức vỏ trai sẽ mở ra.
  • Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với hai cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng mở vỏ nên khi trai chết thì cơ khép vỏ không hoạt động nữa do đó vỏ trai sẽ tự mở ra.
  • Phần đầu của trai tiêu giảm, do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động. Điều đó giúp nó di chuyển nhẹ nhàng hơn trong nước.

Bài 2:

Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

Hướng dẫn:

Mặt ngoài của vỏ trai là lớp sừng, khi mài vỏ trai ma sát sinh ra nhiệt làm vỏ nóng cháy. Chất sừng cháy có mùi khét.

Bài 3:

Trai sông di chuyển nhanh hay chậm? Đã bao giờ em nhìn thấy trai sông đang di chuyển chưa?

Hướng dẫn:

Trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20-30cm/giờ

Bài 4:

Em hãy giải thích tại sao nhiều bể nước người ta thường thả trai vào để lọc nước (làm  nước trong hơn)

Hướng dẫn:

Trai là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phương thức bắt mồi của Trai là thụ động theo hình thức lọc. Nó bắt mồi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp nước có mang theo thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích cỡ thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài.

Chính nhờ kiểu ăn lọc của nó mà nước trong bể cá của ta sạch hơn.

Bài 5:

Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

Em hãy cho biết ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?

Hướng dẫn:

  • Trứng và ấu trùng trong mang trai mẹ được bảo vệ khỏi bị động vật khác ăn mất và ở đây rất giàu thức ăn, dưỡng khí.
  • Ở giai đoạn trưởng thành trai rất ít di chuyển. Vì vậy ấu trùng có tập tính bám vào mang và da cá để di chuyển đến nơi xa. Đây là hình thức thích nghi phát tán nòi giống

Bài 6:

Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả.

Hướng dẫn:

Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ cứng chắc kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 18: Trai sông giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

   Quan sát hình 18.1, 2, 3 SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

1. (trang 43 VBT Sinh học 7): Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào?

Trả lời:

   Để mở vỏ trai quan sát bên trong, phải luồn lưỡi dao vào qua khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau ở trai. Khi đó vỏ trai sẽ mở.

   Tại sao trai bị chết thì vỏ mở?

   Khi trai chết 2 dây chằng không còn hoạt động nên 2 vỏ mở.

2. (trang 43 VBT Sinh học 7): Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

Trả lời:

   Có mùi khét vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng chảy, chúng có mùi khét.

3. (trang 45 VBT Sinh học 7): Phần đầu trai ở đâu, người ta cho rằng đầu trai tiêu giảm có đúng không?

Trả lời:

   Phần đầu trai ở chỗ phình to nhất. Đúng, vì trai không cần đến đầu trong cuốc sống nên tiêu giảm đi để giúp di chuyển nhẹ nhàng hơn

1. (trang 43 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận, giải thích cơ chế làm cho trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?

Trả lời:

   Cách di chuyển: Trai thò chân và vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy do nước phun ra ở rãnh phía sau, làm trai tiến về phía trước.

   Quan sát hình 18.4,5 SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

1. (trang 44 VBT Sinh học 7): Nước qua ống hút vào khoang áo đem gì đến cho miệng trai và mang trai?

Trả lời:

   Nước qua ống hút mang thức ăn đến miệng trai và oxi đến mang trai.

2. (trang 44 VBT Sinh học 7): Để có mồi ăn (thường là động vật nguyên sinh, vụn hữu cơ) và ôxi, trai chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì?

Trả lời:

   Kiểu dinh dưỡng thụ động.

   Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

1. (trang 44 VBT Sinh học 7): Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

Trả lời:

   Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật ăn khác ăn mất. Ở mang trứng sẽ được cung cấp oxi và chất dinh dưỡng

2. (trang 44 VBT Sinh học 7): Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào trong mang và da cá?

Trả lời:

   Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì vậy khi bám vào da và mang cá ấu trùng có thể đi được xa. Đây là một hình thức thích nghi phát tán nòi giống.

   Trai sông đại diện là đại diện của ngành Thân mềm. Chúng có lối sống chui rúc trong bùn, di chuyển chậm chạp. Có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài. Phần đầu cơ thể trai tiêu giảm nhưng nhờ hai đôi tấm miệng và hai đôi tấm mang trai lấy được thức ăn và ôxi để sinh sống.

1. (trang 44 VBT Sinh học 7): Trai tự vệ để thoát khỏi kẻ thù bằng cách nào?

Trả lời:

   Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.

   Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ ấy có hiệu quả?

   Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể ăn phần mềm cơ thể trai.

2. (trang 45 VBT Sinh học 7): Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước chúng sống?

Trả lời:

   Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các dộng vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trong nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.

3. (trang 45 VBT Sinh học 7): Nhiều ao đào thả cá, trai không được thả mà vẫn có, tại sao?

Trả lời:

    Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

Trai sông hay trai nước ngọt là các động vật thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), họ Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Sống trên mặt bùn ở đáy hồ ao, sông ngòi.

Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.[1] Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân). Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí oxy, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí cacbonic).[1] Cơ thể phân tính.

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.[1]

Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng.

Tốc độ di chuyển: từ 20–30 cm/giờ.

Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.

Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.

Trai sông thụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian, sau đó bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.[2][3]

Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai. Trai sông tạo ra ngọc nhưng hạt ngọc nhỏ và không đẹp như trai ngọc ở biển và trai cánh ở nước ngọt.

  1. ^ a b c Howells, Robert G.; Neck, Raymond W.; Murray, Harold D.; Inland Fisheries Division, Texas (5 tháng 6 năm 1996). Freshwater Mussels of Texas By Robert G. Howells, Raymond W. Neck, and Harold D. Murray (bằng tiếng Anh). ISBN 978-1-885696-10-6.
  2. ^ Beasley, C.R (2000). REPRODUCTIVE CYCLE, MANAGEMENT AND CONSERVATION OF PAXYODON SYRMATOPHORUS (BIVALVIA: HYRIIDAE) FROM THE TOCANTINS RIVER, BRAZIL. Universidade Federal do Pará, Campus de Bragança.
  3. ^ “Developmental Behaviors”. Reed College. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trai_sông&oldid=67909184”