Mổ nội soi thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày

Thai ngoài tử cung là khi phôi thai làm tổ và phát triển bên ngoài buồng tử cung như: góc tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng… thay vì di chuyển vào bên trong buồng tử cung để làm tổ như bình thường. Thai ngoài tử cung kể cả sau khi đã được xử lý thì ít nhiều đều gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, tâm lý của chị em phụ nữ, bởi vậy cần phải có khoảng thời gian nghỉ ngơi đủ để cơ thể có thể phục hồi. Vậy thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng nhé!

Thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày?

Trao đổi về vấn đề thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày, chuyên gia y tế cho biết như sau:

Tất cả vị trí khác ngoài tử cung không đủ điều kiện để thai tồn tại và phát triển bình thường, đây chính là lý do vì sao mang thai ngoài tử cung được coi là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Một số trường hợp thai lớn nếu không được xử lý kịp thời có thể vỡ bất cứ lúc nào gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng của chị em do mất máu quá nhiều. Bởi vậy, cần có những quy định cụ thể về chế độ nghỉ khi mang thai ngoài tử cung.

Theo Công văn 2017/BHXH-CSXH năm 2014 và quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT thì chị em khi mang thai ngoài tử cung sẽ được thực hiện theo chế độ ốm đau, đồng thời thai ngoài tử cung thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Bởi vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau do điều trị bệnh dài ngày cụ thể như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a] Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b] Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Đối chiếu theo quy định tại Thông tư 46/2016/TdT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Số thứ tự 303 “Biến chứng sau sảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung”.

Trong đó, tổng thời gian hưởng chế độ ốm đau dành cho chị em mang thai ngoài tử cung sẽ bao gồm thời gian ghi trên giấy ra viện và chỉ định nghỉ thêm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [nếu có], tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Mức hưởng chế độ ốm đau khi mang thai ngoài tử cung

Bên cạnh vấn đề thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày thì mức hưởng chế độ ốm đau khi mang thai ngoài tử cung cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để tính được mức hưởng này theo quy định, chị em có thể tham khảo công thức sau: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày sẽ được tính bằng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nhân với tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau [tính theo phần trăm] và nhân với số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Trong đó, tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu và giảm dần nếu tiếp tục điều trị sau 180 ngày. Ngoài ra, người lao động nữ khi mang thai ngoài tử cung còn được hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe ốm đau theo quy định tại Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau mang thai ngoài tử cung

Sau khi giải đáp vấn đề thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau mang thai ngoài tử cung giúp nữ giới có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe, cụ thể như sau:

1. Nghỉ ngơi nghiêm túc tại giường, có thể vận động nhẹ, đi lại nhẹ nhàng. Tránh lao động nặng, kiêng vác đồ nặng…

2. Trấn an lại tâm lý, cố gắng suy nghĩ tích cực, tránh đau buồn quá độ.

3. Kiêng tắm gội bằng nước lạnh, kiêng uống nước lạnh, ăn đồ lạnh…

4. Kiêng quan hệ tình dục đến khi vùng kín phục hồi hoàn toàn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

5. Tránh mang thai lại quá sớm khi sức khỏe chưa kịp hồi phục [kiêng ít nhất 3-6 tháng].

6. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt, protein, canxi,… để giúp sức khỏe mau chóng phục hồi. Tránh ăn những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn liền, chất kích thích,…

7. Tái khám định kỳ thường xuyên để tầm soát và phục hồi sức khỏe tốt nhất.

Chị em có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Trực thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội – một trong những phòng khám nằm trong “top đầu”, xuất sắc đáp ứng 83 tiêu chí khắt khe của Sở Y tế đề ra. Đa khoa Y học Quốc tế được đầu tư kỹ lưỡng về trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến, được Sở Y tế kiểm duyệt chất lượng trước khi áp dụng, đồng thời quy tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thăm khám trực tiếp hỗ trợ điều trị. Nhờ vậy mà từ khi đi vào hoạt động, phòng khám luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà đơn vị lãnh đạo giao phó, khám chữa bệnh hiệu quả, uy tín, cải tiến dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ y tế toàn diện với hệ thống tư vấn miễn phí 24/7, hệ thống bảo mật thông tin an toàn, thủ tục nhanh gọn, chi phí niêm yết theo quy định…. giúp phòng khám luôn nhận được sự đánh giá cao từ Sở Y tế và sự tin tưởng của đông đảo chị em trên địa bàn thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận.

Nếu như vẫn còn thắc mắc nào về vấn đề thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày, chị em có thể ấn VÀO ĐÂY hoặc liên hệ hotline [miễn phí, 24/7]: [024] 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp cụ thể.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – địa chỉ 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

 Chế độ thai sản  Phẩu thuật thai ngoài tử cung

Tôi bị phẩu thuật thai ngoài tử cung hơn 6 tuần, có được tính theo Chế độ thai sản không? Thủ tục ra sao? 

Nội dung này được Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam tư vấn như sau:

  • Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a] Lao động nữ mang thai; b] Lao động nữ sinh con; c] Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi d] Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp của bạn “thai ngoài tử cung” là bệnh lý, trường hợp này bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Mục 1 Chương III, Luật Bảo hiểm xã hội • Thủ tục: Căn cứ khoản 1 điều 8 Quy định Về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội [Ban hành kèm theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam] quy định hồ hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, gồm: a. Sổ bảo hiểm xã hội; b. Giấy ra viện [bản chính hoặc bản sao] đối với người lao động điều trị nội trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người điều trị ngoại trú do cơ sở y tế điều trị cấp [mẫu số C65-HD].

    Bạn nên đề nghị đơn vị lập hồ sơ gửi sang BHXH nơi mà đơn vị bạn đang tham gia BHXH để chúng tôi có cơ sở thanh toán nếu bạn có đủ hồ sơ theo quy định trên.


Nguồn:

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hậu Giang

Trong quá trình mang thai, người mẹ có thể mang thai ngoài tử cung. Vậy khi lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì được hưởng chế độ nào?

Giải quyết chế độ cho lao động

Tại địa phương, trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành còn có vướng mắc về việc xác định chế độ hưởng đối với trường hợp lao động nữ thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 2017/BHXH-CSXH năm 2014 để hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Theo đó, người lao động khi mang thai ngoài tử cung sẽ được giải quyết theo chế độ ốm đau. Do đó, khi có xác nhận của cơ sở y tế về việc mang thai ngoài tử cung, người lao động có thể đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ ốm đau do điều trị dài ngày cho bản thân mình.

Xem thêm: Thủ tục giải quyết chế độ đau ốm của người lao động

Thời gian, mức hưởng chế độ

Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014, khi mang thai ngoài tử cung, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ với thời gian hưởng như sau:

– Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

– Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ với mức hưởng là:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày=Tiền lương đóng BHXH
của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc
xTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau [%]xSố tháng nghỉ việc hưởng chế độ
ốm đau

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo sẽ giảm dần, cụ thể:

– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Xem thêm: Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật

Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau

Theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đã được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mang thai ngoài tử cung mà chưa phục hồi được sức khoẻ thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Cụ thể:

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

– Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

– Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Xem thêm: Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau điều trị bệnh tật

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì được hưởng chế độ nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề