Máy tính điện tử là thành tựu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất [ như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh...]

Chi tiết Chuyên mục: Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật

* Thành tựu:

     + Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

     + Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.

     + Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều ...

     + Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime

     + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.

     + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.

     + Chinh phục vũ trụ.

* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.

* Hạn chế:

     + Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng [khí quyển, đại dương, sông hồ…]

     + Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

     + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Xem tiếp...

Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay

- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

Xem tiếp...

Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.

3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.

4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt [1989] xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Xem tiếp...

Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất [ như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh...]

Chi tiết Chuyên mục: Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật

* Thành tựu:

     + Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

     + Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.

     + Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều ...

     + Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime

     + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.

     + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.

     + Chinh phục vũ trụ.

* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.

* Hạn chế:

     + Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng [khí quyển, đại dương, sông hồ…]

     + Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

     + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Xem tiếp...

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật [KHKT] là một quá trình thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về KHKT diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội loài người. Cho đến nay, loài người đã trải qua hai cuộc Cách mạng KHKT. Cuộc Cách mạng KHKT gắn với cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ XVIII – XIX và cuộc Cách mạng KHKT hiện đại diễn ra từ năm 1940 đến nay. Hai cuộc Cách mạng KHKT đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống và kinh tế – xã hội của thế giới, đặc biệt là cuộc Cách mạng KHKT hiện đại. Cuộc Cách mạng KHKT hiện đại đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn I từ năm 1940 đến năm 1970 và giai đoạn II từ năm 1970 đến nay.

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn I

Cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật diễn ra rất sôi động, phù hợp với thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế đã bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh của nhiều nước [trừ Hoa Kỳ]. Những thành tựu khoa học được nghiên cứu, phát minh trong thời gian chiến tranh đã được hoàn thiện và ứng dụng vào sản xuất cũng, như đời sống để sản xuất ra nhiều của cải vật chất, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển mạnh theo chiều rộng, tập trung vào các hướng chủ yếu:

  • Tăng cường khai thác các nguồn năng lượng, mở rộng các cơ sở nguyên vật liệu;
  • Tăng cường cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao động;
  • Chú trọng phát triển các ngành sản xuất truyền thống sử dụng nhiều nguyên liệu như: luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất và dệt;
  • Mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các đại dương và khoảng không vũ trụ;
  • Nghiên cứu ứng dụng di truyền học như kỹ thuật gen để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.

Nhờ vậy, khối lượng các sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới trung bình năm khá cao [khoảng 5 – 6%]. Nguồn của cải vật chất dồi dào đã làm cho đời sống của nhân dân nhiều nước được cải thiện.

Nhưng sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế theo chiều rộng trong giai đoạn này, đặc biệt là sản xuất công nghiệp với cường độ và quy mô lớn đòi hỏi khối lượng nguyên, nhiên liệu lớn, dẫn đến tình trạng suy kiệt các tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Thập kỷ 70 đã xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu, giá các loại nguyên vật liệu cũng như nhân công tăng rất cao, sự cạnh tranh thị trường giữa các nước công nghiệp diễn ra khốc liệt.

Trước tình trạng đó, buộc các nước phải chuyển hướng sang phát triển bền vững, phát triển kinh tế tri thức, tăng cường sử dụng KHKT nhiều hơn vào việc đổi mới nền sản xuất, phát triển các ngành công nghệ mới nhằm giảm bớt sự tiêu hao các nguyên vật liệu và nhân công lao động, tạo được nhiều sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ. Do vậy, cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật hiện đại chuyển sang giai đoạn II.

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn II

Tiếp tục những kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước, trong giai đoạn này cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật nhằm vào các hướng nghiên cứu chính sau:

Thay thế và giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên vật liệu truyền thống

Các nguồn năng lượng truyền thống vẫn được sử dụng trong sản xuất gồm: than đá, dầu mỏ, khí đốt… Các nguồn năng lượng này đều thuộc các loại tài nguyên có khả năng cạn kiệt. Việc khai thác chúng ngày càng trở nên khó khăn, tốn kém và các nguồn tài nguyên này đang bị suy kiệt. Thêm vào đó, việc sử dụng các loại năng lượng truyền thống lại gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên và ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang tăng cường phát triển các nhà máy điện chạy bằng năng lượng nguyên tử để thay thế cho các nhà máy nhiệt điện. Ở một số nước, nguồn điện mới này đã chiếm tới 50% tổng sản lượng điện [như ở Pháp]. Những năm gần đây, công nghệ nano được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt vào việc chế tạo, xây dựng các nhà máy điện năng lượng nguyên tử để nâng cao độ an toàn của các thiết bị, tạo ra nguồn năng lượng sạch [Pháp là nước đi đầu trong lĩnh vực này]. Kế hoạch của Việt Nam năm 2020 sẽ có nhà máy điện năng lượng nguyên tử đầu tiên đi vào vận hành.

Song song với việc phát triển điện nguyên tử, các nhà khoa học và các nước cũng đang tăng cường nghiên cứu, ứng dụng việc sử dụng các nguồn năng lượng của thủy triều, gió, năng lượng Mặt Trời, nhiệt trong lòng đất…

Việc giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu còn có nhiều thành cồng trong việc chế tạo ra các loại phương tiện, thiết bị, máy móc sử dụng ít nguyên liệu truyền thống và giảm tiêu hao năng lượng, hoặc sử dạng năng lượng mới không gây ô nhiễm…

Ngoài ra cũng đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và sử dụng các loại nguyên vật liệu nhân tạo mới, có tính năng tốt hơn như: hợp kim, chất dẻo, sợi thủy tinh, các chất tổ hợp, các chất gốm sứ chịu áp lực cao, các chất bán dẫn, siêu dẫn… giúp cho việc giảm mức tiêu thụ các loại nguyên, nhiên vật liệu, giải quyết các vấn đề phức tạp trong công nghệ và kinh doanh.

Tăng cường tự động hóa trong sản xuất công nghiệp và nhiều ngành kinh tế

Để tăng cường tự động hóa đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng nhằm chế tạo ra các thiết bị hiện đại như máy tính điện tử, máy điều khiển số, người máy [rôbôt]… Nhờ đó mà có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Những kết quả này đã góp phần giảm bớt hoặc thay thế cho người lao động trong những công việc đơn giản, công việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm để tăng cường nguồn lao động có kỹ thuật cao.

Phát triển nhanh và không ngừng hoàn thiện kỹ thuật điện tử và tin học viễn thông

Đây là những ngành mới, nhưng có vai trò quan trọng, chi phối toàn bộ phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó, có thể phát huy tốt nhất sức mạnh và trí tuệ của con người, rút ngắn được khoảng cách về thời gian và không gian trong thu thập, xử lý thông tin, liên lạc cũng như trong nhiều lĩnh vực khác.

Phát triển công nghệ sinh học để có những sản phẩm mới, năng suất cao, chất lượng tốt

Các ngành công nghệ sinh học được phát triển trên cơ sở những khám phá, phát minh trong lĩnh vực sinh vật học, di truyền học như kỹ thuật gen, kỹ thuật nuôi cấy tế bào, công nghệ vi sinh…

Sự phát triển các ngành công nghệ này đã mở ra những triển vọng to lớn cho ngành nông nghiệp và đối với sự sống của con người, như việc nhân bản tế bào, xây dựng sơ đồ gen, men vi sinh, nuôi cấy mô… Kết quả giúp cho con người tạo ra nhiều vật chất mới, giảm sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên, tăng khả năng chữa được nhiều bệnh nan y…

Phát triển công nghệ môi trường

Loài người sử đụng ngày càng nhiều nguyên, nhiên liệu và xả vào môi trường ngày càng nhiều chất thải. Ô nhiễm môi trường do các chất thải trở thành vấn đề đối mặt của các quốc gia và toàn thế giới.

Vì vậy, những thập kỷ gần đây có nhiều nghiên cứu, ứng dụng vào việc xử lý, tái chế các chất thải. Nước thải được thu gom, sử dụng công nghệ hóa sinh để làm sạch. Rác thải được thu gom, phân loại rồi tái chế hoặc xử lý, tạo ra nguồn năng lượng sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Những nước công nghiệp phát triển đã tăng cường phát triển công nghệ này như: CHLB Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Sỹ…

Video liên quan

Chủ Đề