Cách ra đề thi tốt nghiệp và đại học 2022

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Cần Thơ - Ảnh: CHÍ CÔNG

Theo công bố phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành "khung thời gian" tổ chức thi.

Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao về cho các địa phương, tôi nghĩ sẽ rất phù hợp với bối cảnh hiện nay.

ThS Nguyễn Văn Phúc [hiệu trưởng Trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM]

Đợt thi chung toàn quốc

Giải thích về việc này, ông Mai Văn Trinh cho biết bộ sẽ có trách nhiệm xác định thời gian tổ chức thi. Trong đó sẽ có một đợt thi chung trên toàn quốc cho tất cả các tỉnh, TP trong điều kiện bình thường. 

Nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, căn cứ vào đề xuất của các địa phương không có điều kiện tham gia đợt thi chung, Bộ GD-ĐT sẽ quyết định có thêm đợt thi bổ sung. Các đợt thi chung và đợt thi bổ sung sẽ nằm trong khung thời gian, phù hợp với việc triển khai nhiệm vụ năm học.

Cùng với xác định lịch thi, Bộ GD-ĐT cũng chịu trách nhiệm toàn bộ về đề thi. Cụ thể là xây dựng cấu trúc, định dạng đề thi, ban hành đề thi tham khảo, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi. 

"Dựa trên ngân hàng câu hỏi, sử dụng phần mềm chuyên dụng để tổ hợp thành đề thi cung cấp cho các địa phương sử dụng tổ chức thi. 

Như vậy, Bộ GD-ĐT vẫn đảm nhiệm công tác ra đề thi. Đề thi là tổ hợp từ một ngân hàng câu hỏi đủ lớn và được cân bằng về độ khó. Nếu thêm đợt thi, đề vẫn được tổ hợp từ ngân hàng đó" - ông Mai Văn Trinh cho biết.

Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không có thay đổi đáng kể so với năm 2021. Bộ GD-ĐT vẫn ban hành quy chế thi, phần mềm chấm thi, tổ chức thanh tra, kiểm tra để cùng các địa phương tổ chức kỳ thi an toàn, khách quan, công bằng. 

Bộ GD-ĐT cũng vẫn tiếp tục duy trì phương thức quản trị cơ sở dữ liệu thi tốt nghiệp THPT như nhiều năm qua. Dữ liệu này ngoài việc phục vụ việc đối sánh, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên toàn quốc, còn có thể cho phép các trường sử dụng trong phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Thiệt thòi cho học sinh vùng dịch

Trước thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, bà Nguyễn Thị Hoa - giáo viên đồng thời cũng là phụ huynh có con học lớp 12 ở TP Thủ Đức, TP.HCM - chia sẻ: "Thực sự tôi cảm thấy hụt hẫng khi đọc thông tin trên các báo rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 vẫn sẽ diễn ra như cũ. Tôi lo lắng con gái mình sẽ phải đi thi trong điều kiện dịch bệnh như các học sinh lớp 12 năm trước".

Bà Hoa đề nghị: "Trong tình hình hiện nay, Bộ GD-ĐT nên giao việc xét tốt nghiệp THPT cho các địa phương. Bởi năm nay là năm học rất đặc biệt. Học sinh ở TP.HCM không thể đến trường mà phải học trực tuyến. Con gái tôi rất lo lắng. 

Cháu nói học trực tuyến dù cả thầy và trò đều cố gắng nhưng vẫn không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Đến thời điểm này vẫn chưa biết khi nào học sinh TP.HCM mới có thể đến trường. Cuối năm đi thi chung một đề với học sinh các tỉnh thành được đi học trực tiếp thì e sẽ rất thiệt thòi cho học sinh ở vùng dịch bệnh".

Tương tự, ThS Nguyễn Văn Phúc, hiệu trưởng Trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM, cho hay: 

"Năm học 2021 - 2022 khác mọi năm ở chỗ điều kiện dạy học ở các tỉnh thành hoàn toàn khác nhau. Có nơi học trực tiếp nhưng có nơi phải học 100% trên Internet như TP.HCM. Đó là chưa kể mỗi tỉnh thành hiện đang có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao về cho các địa phương, tôi nghĩ sẽ rất phù hợp với bối cảnh hiện nay. Những tỉnh thành không có dịch hoàn toàn có thể tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp đúng thời gian đưa ra từ đầu năm học. 

Còn những tỉnh thành có dịch COVID-19 được phép lùi thời gian xét tốt nghiệp với yêu cầu đảm bảo an toàn cho thí sinh. Việc giao kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương còn mang ý nghĩa thúc đẩy các địa phương thực hiện chương trình nhà trường một cách rõ nét nhằm đảm bảo cho yêu cầu phát triển nguồn nhân lực".

Giảm lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp

Theo TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội các trường đại học - cao đẳng Việt Nam, kết quả thi tốt nghiệp THPT trong hai năm gần đây chỉ có thể đạt được mục đích xét tuyển đại học đối với các trường tốp giữa và tốp dưới. 

Đề thi tốt nghiệp có độ phân hóa không cao nên các trường có khả năng cạnh tranh cao hơn sẽ khó khăn nếu chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh giống như từng áp dụng với kỳ thi THPT quốc gia trước đây. Vì thế năm 2021, hầu hết các trường trong tốp này đã phải có thêm các phương thức tuyển sinh khác.

Hiện Luật giáo dục đại học đã giao quyền cho các trường đại học thực hiện tự chủ, trong đó có tự chủ về tuyển sinh. Việc các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở mức độ nào trong phương thức tuyển sinh là do các trường tự quyết. 

Với các trường có khả năng cạnh tranh cao, có thể áp dụng hướng chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, sàng lọc bước đầu lấy một số lượng ít hơn, sau đó có các hình thức sàng lọc khác như tổ chức kỳ thi riêng, sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau tùy thuộc vào đặc thù đào tạo.

Trên thực tế, nhiều trường muốn chọn cách đơn giản, ít tốn sức là lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT là cơ sở chính để tuyển sinh. Việc này góp phần khiến cho kỳ thi tốt nghiệp THPT phải chịu áp lực nặng nề. 

Trong khi đề thi tốt nghiệp thì khó có thể thỏa mãn hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Việc tự chủ mạnh hơn, giảm dần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp là hướng đi cần thiết đối với các cơ sở đào tạo. Trong đó, những trường đại học lớn cần đi tiên phong, thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trước xã hội.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền - phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội - cũng cho rằng thực tế đã cho thấy sự không phù hợp của kỳ thi gánh hai mục đích. Và khi kỳ thi đã được trả về cho mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT thì các cơ sở đào tạo cần chủ động tính toán cho phương án tuyển sinh của mình...

Công bố sớm đề án tuyển sinh

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2022 các cơ sở đào tạo vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT khi xây dựng phương thức tuyển sinh.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT khuyến cáo các trường, ngành có tính cạnh tranh cao xem xét sử dụng kết quả thi chỉ là bước sàng lọc, sơ tuyển và cần có hình thức sát hạch, phân loại cao hơn đảm bảo chất lượng, sự công bằng trong tuyển sinh.

Ông Mai Văn Trinh cũng nói các trường chỉ áp dụng các phương thức sát hạch, phân loại cao hơn khi có đủ điều kiện và phải công bố sớm, rộng rãi đề án tuyển sinh để thí sinh không bị động.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Giữ ổn định hay thay đổi quá lớn?

HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ

TPO - Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022 sẽ diễn ra từ ngày 7-8/7 tới. Thí sinh mang tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi sẽ bị xử lý.

Chậm 15 phút không được làm bài thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ gồm 5 bài thi, trong đó 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên [KHTN: Vật lý, Hóa học, Sinh học]; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội [KHXH: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT].

Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.

Quy chế thi quy định trách nhiệm của thí sinh, trước ngày diễn ra kỳ thi, thí sinh có mặt tại phòng thi, kiểm tra thông tin cá nhân, nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi [CBCT] hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời.

Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.

Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, nếu đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp.

Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 5 phút tính từ thời điểm phát đề thi.

Thí sinh không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi.

Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi.

Một điều nữa là thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Riêng môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi rời đi.

Cấm mang vật dụng truyền tin

Quy chế thi của Bộ GD&ĐT quy định rõ, thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ, Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý, các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Những năm trước, luôn có các trường hợp thí sinh mang điện thoại vào phòng thi và bị xử lý.

Thí sinh lưu ý những vật dụng cấm mang vào phòng thi bao gồm: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, vũ khí và chất gây nổ, gây cháy, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

Tuy quy chế thi không cấm thí sinh mang các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng theo khuyến cáo của cơ quan công an cũng như lãnh đạo Sở GD&ĐT một số địa phương, thí sinh không nên mang theo các thiết bị không phục vụ cho việc làm bài thi, tránh gây rắc rối. Nhiều người kiến nghị từ năm tới, Bộ GD&ĐT nên sửa quy chế thi, bỏ phần thí sinh được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào để tránh trường hợp kẻ gian sử dụng các thiết bị hỗ trợ truyền tin ra ngoài.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh, không mang điện thoại vào phòng thi. “Những năm trước, dù cán bộ coi thi đã nhắc nhở nhiều lần, vẫn có tình trạng thí sinh cố tình hoặc vô ý mang điện thoại vào phòng thi, đến khi sắp kết thúc thời gian làm bài, người thân gọi điện, chuông reo và bị cán bộ coi thi lập biên bản xử lý, rất đáng tiếc”, lãnh đạo Bộ GD&ĐT khuyến cáo.

Tuyển sinh vào lớp 10: Hình ảnh các thí sinh TPHCM thi môn cuối cùng

Bất thường đề Sinh học thi tốt nghiệp THPT: Bộ GD&ĐT phát thông báo khẩn

Hà Linh

Video liên quan

Chủ Đề