Máy biến áp khi làm việc không được

Máy biến áp là một trong những sản phẩm không thể thiếu đối với mạng lưới điện hiện nay. Dưới đây sẽ là một số lưu ý khi sử dụng máy biến áp. Để đạt hiệu quả cao cũng như hạn chế các trường hợp xấu xảy ra mà người dùng cần biết. Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu và tìm ra phương pháp tốt nhất nhé.

Máy biến áp dùng để làm gì?

Thông thường máy biến áp được dùng trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là dùng thay đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số của nó.

Bên cạnh đó Máy biến áp còn được ứng dụng làm nguồn cho một số thiết bị điện cần có. Những mức điện áp khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Đặc biệt máy biến áp còn được sử dụng trong các hệ thống mạng lưới điện lớn. Như các khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, khu chế tác, khu công nghiệp…vv.

Điều khiến máy biến áp trở nên đặc biệt đó là có thể làm tăng hay hạ áp hiệu điện thế. Để từ đó điều chỉnh mức độ hiệu điện thế sao cho phù hợp với công suất của các thiết bị điện. Nhằm mục đích giúp tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng một cách đáng kể cũng như kéo dài tuổi thọ của các thiết bị điện.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy biến áp với nhiều công dụng khác nhau. Trong số đó phải kể đến những loại máy biến áp tiêu biểu như: Máy biến áp lực, máy biến áp dùng để làm thí nghiệm, máy biến áp hạ thế. Máy biến áp hàng, máy biến áp tăng thế. Máy biến áp cách ly, máy biến áp dùng để đo lường, máy biến áp tự ngẫu.

Một số lưu ý khi sử dụng máy biến áp trong cuộc sống hằng ngày

+ Khi bạn tiến hành sử dụng máy biến áp thì cần lưu ý. Đầu dây vào phải lớn hơn công suất máy như vậy mới đảm bảo an toàn và chất lượng cho máy.

+ Điều đặc biệt đó là bạn không nên sử dụng quá công suất cho phép. Vì điều này có thể khiến cho máy bị ảnh hưởng ít nhiều cũng như làm hao tổn điện năng. Làm máy biến áp nhanh hỏng hơn, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng khác nữa.

+ Khi không sử dụng nên rút bỏ tất cả các thiết bị. Đây là một trong những lưu ý khi sử dụng máy biến áp bạn nên biết.

+ Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý đó là khi sử dụng máy biến áp nên cắm vào máy biến áp. Phải thực sự chắc chắn và không được lỏng lẻo gây ảnh hưởng ít nhiều. Nếu không chú ý sẽ gây nên những hiện tượng lạ đó là phóng tia lửa. Gây chập điện và cháy rất nguy hiểm đến những người xung quanh.

+ Nên đặt máy biến áp ở nơi rộng rãi thoáng mát, dễ nhìn thấy.

+ Không để thiết bị bụi bẩn, tuyệt đối không nên để gần nước và các hóa chất độc hại. Nên cách ly với các vật thể có thể gây cháy và sử dụng theo đúng quy định phòng cháy chữa cháy.

+ Trước khi mua nên tìm hiểu thật kỹ và nên nhờ nhân viên có kinh nghiệm. Giúp bạn lựa chọn được loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng máy biến áp bạn nên lưu ý để sử dụng máy đạt hiệu quả cao nhất.

Cấu tạo của máy biến áp

Một máy biến áp hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 phần chính: lõi thép, dây quấn và vỏ máy.

Bộ phận Lõi thép

Bộ phận lõi thép bao gồm Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn. Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín. Bộ phận Lõi thép được chế tạo từ lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau cũng như được chế tạo từ thiết bị dẫn từ tốt.

XEM THÊM>>> Công ty sửa chữa và lắp đặt máy biến áp uy tín tại Hà Nội

Dây quấn [Cuộn dây]

Đối với bộ phận dây quấn thường được làm bằng chất liệu đồng hoặc nhôm. Bên ngoài được bao cách điện vô cùng an toàn và chắc chắn. Nhiệm vụ của dây quấn là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.

Đối với bộ phận Cuộn dây sẽ có nhiệm vụ nhận năng lượng vào được gọi là cuộn dây sơ cấp. Còn cuộn dây có nhiệm vụ truyền năng lượng ra được gọi là cuộn dây thứ cấp. Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau. Tùy thuộc nhiệm vụ của máy mà các số vòng của các cuộn dây khác nhau. 

Bộ phận Vỏ máy

Đối với bộ phận vỏ máy cũng tùy theo loại máy biến áp mà thường được làm từ những chất liệu như nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng. Bộ phận này có công dụng đó là để bảo vệ các bộ phận bên trong của máy.

Nguyên lý làm việc của máy biến áp

Máy biến áp có nguyên lý hoạt động đó là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Trên một vật dẫn khi vật dẫn đó được đặt trong một từ trường biến thiên.

Khi bạn tiến hành đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp. Sẽ gây ra những hiện tượng đó là sự biến thiên của từ thông ở bên trong 2 cuộn dây. Và từ thông này sẽ đi qua cuộn sơ cấp và thứ cấp, sau đó trong cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm biến đổi điện áp ban đầu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến máy biến áp chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn để bạn hiểu hơn về lĩnh vực này. nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thi công cũng như lắp đặt máy biến áp hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Xử lý sự cố máy biến áp

          Đối với các máy biến áp dầu:

          Đối với các máy biến áp khô:

Các máy biến áp đều được phép quá tải đến 40% so với dòng điện định mức nhiều lần nếu tổng số thời gian quá tải ở mức trên không quá 6 giờ một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93. Khi đó phải tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp.

– Cho phép máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp 5% với điều kiện máy biến áp không bị quá tải và 10% với điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp.

– Cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp ngắn hạn 10% [dưới 6 giờ trong một ngày đêm] với điều kiện máy biến áp không bị quá tải.

– Các máy biến áp tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn điện áp định mức 10% với điều kiện máy biến áp không bị quá tải.

– Đối với máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính có đầu phân áp hoặc nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định theo số liệu của nhà chế tạo.

Tags: quy trình xử lý sự cố máy biến áp, google

Máy biến áp điện lực là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống truyền tải điện năng quốc gia. Các máy biến thế nhận điện từ máy phát từ hệ thống lưới điện cao thế và biến đổi thành các điện áp thấp hơn để cung cấp năng lượng cho gia đình và Doanh nghiệp gọi là máy biến áp phân phối. Với các máy truyền giữa các hệ thống điện với nhau thì gọi là máy trung gian, còn máy biến thế biến đổi từ nhà máy điện lên hệ thống lưới cao thế thì gọi là máy truyền tải.

Máy biến thế là thiết bị điện từ tĩnh nên tuổi thọ của máy thường từ 17 đến hơn 20 năm khá lâu năm. Chính vì vậy Máy trong thời gian hoạt động thường quên không có những hành động duy tu bảo dưỡng. Vì vậy các hỏng hóc có thể đột ngột xảy ra và gây những hư hỏng nặng và tốn kém trong việc sửa chữa máy. Vì vậy trong quá trình vận hành máy chúng ta cần lên lịch bảo trì để tránh sụ gián đoạn hoạt động của máy gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình vận hành ta cần tuân thủ đúng yêu cầu nhà sản xuất và lưu ý những điều dưới đây:

Cho phép máy biến áp làm việc với điện áp cao hơn định mức

  • Thời gian dài thì 5% khi phụ tải không vượt quá phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25% phụ tải định mức.
  • Ngắn hạn 10% đối với phụ tải không quá định mức.

Máy biến áp chịu quá tải theo tiêu chuẩn nhà sản xuất đề ra hoặc theo tiêu chuẩn EVN

Phụ tải của máy biến áp có thể vượt giá trị ghi trên nhãn máy nhưng không được vượt 1,5 lần so với dòng điện định mức. Thời gian chịu quá tải không vượt quá 2 giây.

Nếu máy biến áp chịu ngắn mạch khẩn cấp, dòng điện ngắn mạch có thể lớn gấp 25 lần so với dòng điện định mức. Thời gian chịu ngắn mạch cũng không quá 2 giây.

Nhiệt độ lớp dầu trên không quá 90℃.

Máy biến áp phải thường xuyên được kiểm tra, theo dõi trong quá trình vận hành. Cần phải lưu ý ghi chép các số liệu về nhiệt độ, điện áp, màu sắc dầu…

Xem xét kiểm tra định kỳ, kiểm tra khi có thay đổi đột ngột.

Trong thời gian 6 tháng đầu tiên khi vân hành, cứ định kỳ mỗi tháng lấy mẫu dầu kiểm tra, sau 6 tháng thì định kỳ 2 tháng 1 lần. Dưới đây là quy trình vận hành máy biến áp và sự cố thường gặp trên máy cũng như hướng sử lý cho mỗi trường hợp. Tài liệu do Tổng công ty điện lực ban hành.

máy biến áp phân phối

1.  Quy trình vận hành :

1.1. Chế độ vận hành theo đặc tính của máy biến áp là chế độ vận hành bình thường và lâu dài. Máy biến áp có thể làm việc ở chế độ quá tải, thời gian và mức độ quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D và QD

[ Theo quy trình vận hành – Sửa chữa máy biến áp do Tổng Công ty Điện lực Việt nam ban hành năm 1998 ] như sau :

Bội số quá tải theo định mức .

Thời gian quá tải [giờ- phút ] với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng so vơí nhiệt độ không khí trước khi quá tải  0C .

13,50C

180C

22,50C

270C

31,50C

360C

1,05

Lâu dài

1,10

3-50

3-25

2-50

2-10

1-25

1-10

1,15

2-50

2-25

1-50

1-20

0-35

1,20

2-05

1-40

1-15

0-45

1,25

1-35

1-15

0-50

0-25

1,30

1-10

0-50

0-30

1,35

0-55

0-35

0-15

1,40

0-40

0-25

1,45

0-25

0-10

1,5

0-15

1.2 Hằng giờ vận hành viên phải:

a- Ghi thông số tại máy biến áp:

–   Mực dầu máy biến áp.

–   Nhiệt độ dầu .

–   Nhiệt độ cuộn dây.

b- Kiểm tra :

* Tình trạng bên ngoài của biến áp, rò rỉ dầu ….

* Màu của chất hút ẩm:

–  Màu xanh : Bình thường .

–  Màu hồng : chất hút ẩm đã hết khả năng , phải  yêu cầu thay mới.

* Kiểm sự làm việc của 04 quạt làm mát của biến thế ở chế độ :  AUTO.

Nếu phát hiện tº dầu quá trị số chạy quạt mà quạt chưa chạy thì vận hành viên phải cho quạt chạy chế độ tay và báo  trưởng ca.

* Nghe tiếng kêu trong máy biến áp: Tiếng kêu phải êm và đều.

* Kiểm tủ điện kiểm soát: Phải sạch và bình thường.

*Kiểm tình trạng : Sứ, thanh dẫn, mực dầu, cáp, tiếp địa vỏ  máy  phải bình thường

1.3 Các trường hợp cần dừng khẩn cấp máy biến áp :

* Tiếng kêu lớn, không đều và rung chuyển bên trong .

* Dầu biến áp tràn ra ngoài .

* Sự phát nóng của biến áp tăng lên bất thường.

* Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.

* Sứ  bị bể , phóng điện bề mặt  sứ.

* Có tai nạn hay cháy ở phạm vi biến áp .

– Khi biến áp bị cắt do rơ le tác động, phải nhanh chóng xác định được  rơ le nào tác động, nguyên nhân gây tác động .

* Nếu do rơ le so lệch, rơ le hơi, van an toàn tác động thì không được đưa máy biến áp vào làm việc trở lại . Phải cô lập biến áp ra khỏi hệ thống , tổ chức kiểm tra để xác định nguyên nhân . Chỉ được phép đưa biến áp vào hoạt động trở lại khi đã được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Nhà máy và điều độ lưới điện chấp thuận .

* Nếu do rơ le khác tác động , khi xác định không phải sự cố của bản thân máy biến áp thì cho phép đóng điện lại một lần  nhưng phải được sự đồng ý của điều độ lưới điện

* Tất cả các trường hợp rơ le tác động cắt máy biến áp , phải nhanh chóng báo cho điều độ viên lưới điện , thời gian và tên rơle tác động để điều độ kết hợp cùng xử lý .và báo cáo lãnh đạo Nhà máy.

2. Một số sự cố thường gặp và cách xử lý

2.1-Nguyên tắc chung :

1-Khi có sự cố xảy ra trên các thiết bị trạm 220 KV Trưởng ca nhà máy chỉ huy xử lý sự cố theo quy trình, qui phạm và báo cáo ngay cho điều độ lưới điện để phối hợp xử lý sự cố trên nguyên tắc an toàn và nhanh chóng khôi phục kết dây lại bình thường.

2- Khi sự cố xảy ra Trưởng ca báo cáo ngay cho điều độ viên lưới điện :

– Máy cắt tác động

– Tên rơ le tác động.

– Tình trạng thiết bị.

– Thực hiện các thao tác theo lệnh của điều độ viên lưới điện phù hợp với tình hình thiết bị của trạm.

– Sau khi báo điều độ viên hệ thống điện Trưởng ca phải báo ngay tình hình sự cố cho Lãnh đạo Nhà máy để kết hợp xử lý khi cần thiết

Nguyên nhân mới được phép đóng điện lại biến thế với sự cho phép của Phó Giám đốc kỹ thuật.

2.2 Một số sự cố thường gặp và cách xử lý :

TT

Tên báo động

Hậu quả

Cách xử  lý

1

BUCHHOLZ RELAY ALARM

[96B1]

[Rơle hơi Máy biến áp  chính tác động cấp 1]

Báo động * Giảm tải qua máy biến thế và kiểm tra :

– Độ phát nóng biến áp

– Âm thanh của máy biến áp

– Mực dầu, chế độ làm mát…

Nếu bình thường : Reset báo động tăng lại tải qua biến áp và tiếp tục theo dõi

2

BUCHHOLZ RELAY TRIP

[96B2]

[Rơle hơi Máy biến áp  chính tác động cấp 2]

*Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ ST : trip

* Báo điều độ lưới điện.

* Án động biến thế  để kiểm tra:

–    Rơ le hơi

–          Thử mẫu dầu biến thế

–          Đo cách điện biến thế

* Kiểm tra khắc phục được nguyên nhân mới được phép đóng điện lại biến thế với sự cho phép của Phó Giám đốc kỹ thuật.

3

OIL -TEMP INDICATOR ALARM

[26Q1]

[Nhiệt độ dầu biến áp chính cao ]

Báo động *Kiểm tra tìm nguyên nhân báo động để xử lý :

– Thông số tải qua máy biến áp [nếu quá tải thì phải giảm tải ]

– Hệ thống quạt làm mát biến áp [tất cả các quạt phải được hoạt động ]

– Chỉ thị nhiệt độ tại chỗ,độ nóng vỏ biến áp…

4

OIL – TEMP INDICATOR TRIP

[26Q2]

[Nhiệt độ dầu biến áp chính cao  -trip]

*Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ST : trip

*Báo điều độ lưới điện

* Kiểm tra :

– Nhiệt độ dầu chỉ thị thực tế.

– Nhiệt độ vỏ biến thế

– Thông số : công suất , điện áp, cường độ…qua biến áp.

– Kiểm trị số chỉnh định công tắc tác động.

[nếu nghi ngờ tác động sai ]

* Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc phục xong mới được phép đóng điện lại biến áp.

5

OIL LEVEL INDICATOR ALARM          [33Q]

[Mực dầu MBAchính  thấp ]

Báo động * Kiểm tra, xác định mực dầu máy biến áp.

– Nếu mực dầu còn đầy : kiểm tra công tắc lúc thích hợp.

– Nếu mực dầu thấp : xin án động biến áp để kiểm tra nguyên nhân và châm dầu bổ sung.

6

WIND-TEMP INDICATOR

ALARM        [26W1]

Nhiệt độ cuộn dây MBA chính cao-báo động

Báo động *Kiểm tra : xác định nguyên nhân

– Nhiệt độ chỉ thị thực tế [cuộn dây, dầu]

– Thông số qua máy biến áp.

* Giảm tải qua biến áp để kiểm tra, theo dõi [nếu cần ]

7

WIND- TEMP INDICATOR TRIP

[26Q2]

Nhiệt độ cuộn dây biến áp chính cao- trip

*Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ ST : trip

*Báo điều độ lưới điện

* Kiểm tra :

– Nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu chỉ thị thực tế.

– Công suất chuyển tải qua máy lúc rơ le tác động.

– Nhiệt độ vỏ biến thế.

* Kiểm tra, chỉnh định lại trị số tác động của công tắc [nếu nghi ngờ tác động sai]

* Kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục xong mới được phép đóng điện lại biến thế.

8

PRESSURE  RELIEF  DIVICE

[63VX]

*Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ ST : trip

*Báo điều độ lưới điện

* Kiểm tra xác định nguyên nhân gây quá áp suất dầu biến áp và khắc phục xong mới được phép đóng điện lại.

9

SUDDEN PRESSURE  RELAY

[63SX]

[ Áp suất dầu biến áp chính tăng đột ngột]

*Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ST : trip

* Báo điều độ lưới điện

* Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc phục xong mới được phép đóng điện lại.

10

FAN.FAILURE ALARM  [FAN] Báo động *Kiểm tra xác định quạt làm mát nào bất thường để xử lý.

11

DIFFERENTIAL  RELAY TRIP[87T]

[Bảo vệ so lệch Máy biến áp chính tác động]

Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ST : trip

* Báo điều độ lưới điện

*Án động biến áp 10T để kiểm tra biến thế , khu vực cáp 11KV, thanh dẫn 110KV lân cận biến thế, kiểm rơ le…

* Kiểm tra xác định nguyên nhân gây 87T tác động và xử lý xong mới được phép đóng điện lại biến thế với sự đồng ý của PGĐ kỹ thuật.

12

RESTRICT   E/F   R.Y  TRIP [50REF]  [Bảo vệ chạm đất    MBA   chính tác động ] *Cắt:máy cắt hoà

*Cắt máy cắt lưới

*GT/ST : trip

*Báo điều độ lưới điện

* Án động biến thế để kiểm tra xác định nguyên nhân đưa đến bảo vệ tác động.

* Khắc phục xong nguyên nhân mới được phép đóng điện lại biến thế.

13

[Bảo vệ quá dòng phía cao áp máy biến thế chính tác động -rơle 50/51] *Cắt:máy cắt hoà

*Cắt máy cắt lưới

*Báo điều độ lưới điện

* kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bảo vệ quá dòng tác động.

* Khắc phục xong mới được phép đóng điện lại.

14

Bảo vệ quá dòng kèm chạm đất phía cao áp máy biến thế chính tác động -Rơle 51N *Cắt:máy cắt hoà

*Cắt máy cắt lưới

*Báo điều độ lưới điện

* kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bảo vệ tác động.

* Khắc phục xong mới được phép đóng điện lại.

15

CB.BREAKER  FAILURE

Bảo vệ chống từ chối máy cắt tác động

Máy cắt lưới không cắt khi có tín hiệu cắt sự cố – Relay 50BF

* Cắt tất cả các máy cắt xung quanh máy cắt lưới. *Báo điều độ lưới điện.

*Cô lập MC lưới để xử lý.

* Kết hợp với điều độ lưới điện đóng lại các máy cắt bị tác động [sau khi cô lập máy cắt lưới] do rơ le 50BF đưa đến.

16

NEUTRAL   VOLTAGE  TRIP [59N]

Bảo vệ quá điện áp trung tính biến áp Relay 59N tác động

*Cắt:máy cắt hoà

*Cắt máy cắt lưới

*GT/ST : trip

*Báo điều độ lưới điện.

* Kiểm tra xác định nguyên nhân gây quá điện áp trung tính biến áp để xử lý:

– Do sự cố lưới bên ngoài

– Do sự cố nội bộ [kiểm hiện trường khu vực biến áp, kiểm thông số qua biến áp, kiểm rơ le…]

* Xác định nguyên nhân,xử lý xong mới được phép đóng điện lại biến áp.

17

SF6  PRESSURE   LOW  STAGE -1

[110KV]

[áp suất khí SF6 máy cắt lưới thấp mức 1]

Báo động * Kiểm tra áp suất khí SF6 của máy cắt lưới

* Nếu áp suất khí SF6 thấp hoặc công tắc hỏng sẽ án động máy cắt để xử lý lúc thích hợp.

18

SF6  PRESSURE   LOW  STAGE -2

[110KV]

[áp suất khí SF6 máy cắt lưới  thấp mức 2]

*Cắt:máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

*Báo điều độ lưới điện

* Án động máy cắt lưới để kiểm tra, xử lý:

+ Nếu khí SF6 thấp.

– Xác định chỗ xì để xử lý.

– Nạp đủ khí SF6.

+Nếu công tắc tác động sai

– Cần chỉnh lại công tắc.

* Xử lý xong nguyên nhân mới được phép đưa máy cắt vào vận hành.

19

TRIP CIRCUIT  SUP [74-110KV]

[Rơle giám sát mạch trip MC lưới]

*Báo động

[ MC lưới không cắt được bằng điện]

*Kiểm tra, xử lý mạch trip MC lưới

20

RELAY  FAILURE *Báo động *Kiểm tra, xử lý rơ le hỏng

21

S.T /GT  FAULT TRIP

[Bảo vệ turbine, máy phát ST /GT tác động ]

*Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ ST : trip

*Báo điều độ lưới điện

* Kiểm tra các nguyên nhân trip ST/GT để khắc phục.

22

110KV  BUS  FAULT  TRIP

[Bảo vệ thanh cái 110KV tác động ]

* Bật các máy cắt 110KV nối vào thanh cái *Báo điều độ lưới điện

* Án động thanh cái và kiểm tra :

– Tình trạng kết dây thanh cái

– Đo cách điện thanh cái

– Kiểm rơ le…

* Xác định xong nguyên nhân mới được phép tái lập điện thanh cái.

23

OLTC   PRESSURE   TRIP

[Áp suất trong bộ điều áp cao-van an toàn tác động]

*Cắt: máy cắt hoà

* Cắt máy cắt lưới

* GT/ ST : trip

*Báo điều độ lưới điện

*Án động biến áp chính ,kiểm tra xác định nguyên nhân và xử lý xong mới được phép đóng điện lại.

Tổng kết 

Máy biến áp hay bất kỳ một loại máy cụ thể nào đó, chúng ta thường xuyên kiểm tra định kỳ trong quá trình hoạt động sẽ kéo dài được tuổi thọ máy một cách đáng kể đồng thời có thể tránh khỏi những sự cố không mong muốn gây thiệt hại lớn. Để vận hành máy biến áp người vận hành cần những hiểu biết chuyên sâu về kỹ thuật và kinh nghiệm để kịp thời phát hiện những hư hỏng phát sinh trong tương lai. Từ đó đưa ra những thay thế cần thiết.

Độc giả quan tâm về máy và có những thắc mắc cần giải đáp có thể bình luận phía dưới hoặc liên hệ số ĐT: 0975613163 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tìm hiểu thêm

  • Bảng giá máy biến áp Đông Anh mới nhất
  • Máy biến áp tự ngẫu

Video liên quan

Chủ Đề