Máy bay mig 21 số hiệu 4324

[Bqp.vn] - Sáng 10/03/2015, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận máy bay MiG-21 số hiệu 4324 và Bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” là bảo vật quốc gia. Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chủ trì buổi lễ.

Tham dự buổi lễ có Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị cùng các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhân chứng lịch sử.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên máy bay MiG-21 số hiệu 4324.

Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 là loại máy bay chiến đấu phản lực tiêm kích, 1 người lái, lắp động cơ phản lực P11-300 do Liên Xô [cũ] sản xuất năm 1965. Đây là máy bay mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, được biên chế vào đội hình tiêm kích của Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371 từ tháng 1/1967.

Từ tháng 1 - 12/1967, máy bay này đã cùng các phi công [9 phi công đã lập thành tích khi lái máy bay MiG-21 số hiệu 4324] cất cánh 69 lần, gặp địch 22 lần, nổ súng 16 lần, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ. Sau mỗi lần lập chiến công, các phi công đều được tặng thưởng Huy hiệu Bác Hồ và máy bay được sơn một ngôi sao đỏ lên hai bên thân trước. Với 14 lần lập chiến công, Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 đã được sơn 14 ngôi sao đỏ.

Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 là hiện vật có giá trị đặc biệt, là biểu tượng chiến thắng của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng, góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc; đồng thời, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị bốn bên ở Pa-ri để giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Các đại biểu tham quan Bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” là tấm bản đồ miền Nam Việt Nam, can 12 mảnh. Phía trên có chữ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh”; phía dưới góc bên phải có chữ “Làm tại Chỉ huy sở, ngày 22/4/1975”; có chữ ký bằng tay của đồng chí Phạm Hùng ký tên là Bảy và chữ ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” được các cán bộ phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng cán bộ tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thực hiện ngày 15/4/1975 dưới sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ở căn cứ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Sau nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, xin ý kiến của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị, ngày 21/4/1975, Bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” hoàn thành. Bản đồ thể hiện 5 hướng tiến công của các binh đoàn chủ lực và các đơn vị tiến công vào Sài Gòn, với các mục tiêu quan trọng, như: Bộ Tổng Tham mưu Ngụy, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát Ngụy và sân bay Tân Sơn Nhất.

Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa chúc mừng cán bộ, nhân viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã có thêm 2 bảo vật quốc gia; đồng thời khẳng định: Việc 2 hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được công nhận là bảo vật quốc gia là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với hiện vật có giá trị đặc thù liên quan đến sự kiện trọng đại của đất nước. Những hiện vật này có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng đối với các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là những vật chứng xác thực ghi dấu chiến công to lớn của quân và dân ta, vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo quản và phát huy giá trị lịch sử của những bảo vật quốc gia này.

  • Miền thổ cẩm trong mây

    Xã hội - Lê Quốc Thu - 10:08 31/05/2022

    [TN&MT] - Tia nắng đầu hè phủ lên những rặng núi cao, rồi tràn ngập ra khắp các bản làng dưới thung lũng Lăng Can [huyện Lâm Bình, Tuyên Quang]. Mùa này, những cơn gió từ dưới thung lũng thổi lên đỉnh đèo Khau Lắc mang theo cánh đồng...

  • Mơ hồ như khói thuốc

    Xã hội - Phương Anh - 10:06 31/05/2022

    [TN&MT] - Mặc dù, nước ta đã có quy định cụ thể xử phạt hành vi vi phạm về buôn bán, sử dụng thuốc lá, nhưng thực tế cho thấy, chuyện xử phạt chỉ "năm thì mười họa". Và chừng nào, các đánh giá vẫn ghi nhận “chuyển biến tích cực” một...

  • Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú của thác Bồ Ghè

    Xã hội - Văn Dinh - 10:03 31/05/2022

    Tại Huế, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng nhưng cũng có những nơi đẹp ít ai biết đến, và thác Bồ Ghè là một trong số đó với vẻ đẹp hoang sơ, tiềm ẩn, là điểm dừng chân đầy mê hoặc với du khách trong mùa hè.

  • Hà Nội: Mặt bằng giá căn hộ tiếp tục tăng

    Bất động sản - Thùy Linh - 10:03 31/05/2022

    Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam [VARS], thị trường bất động sản căn hộ đang hình thành mặt bằng giá mới trong khi nguồn cung tiếp tục chưa thích ứng kịp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt trong xu hướng đô thị hóa ngày càng...

Trong kháng chiến chống Mỹ, máy bay MiG-21 số hiệu 4324 đã 14 lần lập công, giữ kỷ lục về số lần bắn hạ máy bay địch của không quân Việt Nam.

Được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội, Bảo vật quốc gia – máy bay MiG-21 mang số hiệu 4324 giữ kỷ lục về số lần bắn hạ máy bay địch trong lịch sử Quân chủng Phòng không – Không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, trước đây thuộc biên chế Trung đoàn không quân 921, Sư đoàn không quân 371 của Quân chủng Phòng không – Không quân.

Theo hồ sơ chiến đấu, từ tháng 4 đến tháng 12/1967, máy bay MiG-21 số hiệu 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, nổ súng tấn công 16 lần, khai hỏa 25 quả tên lửa đối không, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ.

Chiến tích vẻ vang của “con én bạc” 4324 được thể hiện bằng 14 ngôi sao đỏ ở phần đầu máy bay.

Với 14 lần lập công chỉ trong khoảng 8 tháng, xác suất tiêu diệt mục tiêu của chiếc MiG-21 số hiệu 4324 cao nhất Việt Nam trong cả giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

Trong số 12 phi công đã từng điều khiển chiếc máy bay này, có 9 người đã từng bắn rơi máy bay đối phương, 8 phi công đạt hạng Ace [bắn rơi từ 5 chiếc trở lên], 7 người được tuyên dương Anh hùng, 5 người trở thành tướng lĩnh.

Có 5 phi công đã hai lần bắn rơi máy bay địch bằng MiG-21 số hiệu 4324, là các phi công Lê Trọng Huyên, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Văn Cốc và Nguyễn Đăng Kính.

Người đầu tiên lập công cùng MiG-21 4324 là phi công Lê Trọng Huyên. Ngày 30/4/1967, ông xuất kích chiến đấu, bắn rơi một chiếc “thần sấm” F-105 trên bầu trời Bắc Thái [nay thuộc địa bàn hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên].

Ngày 17/12/1967 là ngày oanh liệt nhất của MiG-21 số hiệu 4324 khi hai phi công Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính thay nhau lái chiếc máy bay này và bắn rơi hai chiếc “thấn sấm” F-105 của đối phương.

Chiến công thứ 14 của chiếc máy bay được lập ngày 19/12/1967, khi phi công Nguyễn Đăng Kính tiếp đối đầu với biên đội F-4 và F-105 của Mỹ trên bầu trời Tam Đảo, bắn rơi một chiếc F4.

Có thể nói, máy bay MiG-21 số hiệu 4324 là một biểu tượng cho tinh thần bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sau quá trình phục vụ trong quân ngũ, vào ngày 7/12/1974, chiếc máy bay này đã được Trung đoàn không quân số 921 bàn giao cho Bảo tàng Quân đội [nay là Bào tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam] làm hiện vật trưng bày, giáo dục tinh thần yêu nước.

Chiếc máy bay huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề