Máy ảnh đầu tiên ra đời năm nào

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới ra đời là phát minh vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Cho đến hiện tại, thiết bị này vẫn không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt. Nhờ có phát minh này mà nghệ thuật nhiếp ảnh đã được ra đời và phát triển như ngày nay.

Bạn đang xem: Chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới

Lịch sử phát triển từ khi chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới ra đờiNhững bức hình được chụp đầu tiên trên thế giới

Tiền thân của chiếc máy ảnh hiện nay là “buồng tối” [camera obscura]. Từ thế kỷ XI, chiếc máy ảnh đầu tiên đã được định hình. Thiết bị có tên “buồng tối” này đã được hình thành từ thời cổ xưa của người Trung Hoa và Hy Lạp cổ. Nó sử dụng một cái ống hoặc một cái lỗ kim để chiếu hình ảnh đảo ngược của cảnh vật bên ngoài lên một bề mặt.

Sử dụng phương pháp thay đổi đường kính để có được bức hình rõ nét hơn

Những chặng đường phát triển

Năm 1568, Danielo Barbaro đã chế tạo ra chiếc máy ảnh có khả năng thay đổi đường kính để ảnh được rõ nét hơn.

Đến năm 1802, Gamphri Devid và Tomas Edward dùng cách in tiếp xúc đã tạo ra bức ảnh trên một loại giấy đặc biệt, nhưng độ bền của chúng khá kém.

Vào năm 1816, Zozep Nips đã chế tạo được một chiếc máy ảnh kiểu hộp có thể thu được ảnh âm bản.

Năm 1835, ông William Talbot là người đầu tiên làm được dương bản từ ảnh âm, đồng thời những bức ảnh thu được cũng rất nét.

Đến năm 1839, Luis Dage công bố phát minh về quá trình định vị ảnh lên các miếng bạc. Thời gian tiếp theo, rất nhiều người đóng góp công sức và ý tưởng trong quá trình hoàn thiện chiếc máy ảnh.

Chiếc máy ảnh hiện đại đầu tiên

Cuối cùng, cho đến năm 1888 chiếc máy ảnh hiện đại của hãng Eastman Dry Play and Film xuất hiện trên thị trường. Nó được nạp sẵn phim rộng 6cm với khả năng chụp 100 kiểu ảnh.

Tới tháng 12 năm 1975 máy ảnh của hãng Eastman Kodak đã cho ra bức ảnh số đầu tiên. Máy này sử dụng bộ cảm biến CCD được làm ra bởi Fairchild Semiconductor năm 1973. Máy ảnh sở hữu khối lượng 3,6Kg. Thời gian chụp mỗi tấm ảnh là 23 giây. Chụp ảnh trắng đen với độ phân giải 10.000 Pixela và được ghi vào băng từ.

Năm 1981, máy chụp ảnh số đầu tiên trông giống máy chụp ảnh thường là máy Sony Magica [Magnetic Video Camera] ra đời.

Cho đến năm 1984, Canon ra mắt máy ảnh Canon RC-701. Đây là một máy chụp hình điện tử Analogue.

Máy ảnh kỹ thuật số với thẻ nhớ đầu tiên ra đời

Mãi đến năm 1988, Fuji DS-1P là máy ảnh số thật sự đầu tiên được tạo ra. Thẻ nhớ 16MB dùng để ghi hình chụp và bộ nhớ này lấy năng lượng từ pin.

Năm 1991, Kodak DCS-100 là máy ảnh số đầu tiên được sản xuất và bán rộng rãi. Nó được trang bị độ phân giải 1,3MP và giá một thiết bị này là 13.000$.

Chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên được bán rộng rãi

Đến năm 1995, máy chụp ảnh số sử dụng màn hình tinh thể lỏng đầu tiên được sản xuất là Casio QC-10. Cũng trong năm này, Ricoh RDC-1 là máy chụp hình số đầu tiên có khả năng ghi ảnh động cũng được công bố.

Năm 1996, Kodak DC-25 là máy chụp ảnh số đầu tiên dùng Compact Flash.

Xem thêm:

Năm 1997, tạo ra chiếc máy ảnh số bình dân lần đầu tiên sở hữu độ phân giải 1MP.

Máy chụp hình độ phân giải lớn bắt đầu hình thành

Vào năm 1999, hãng sản xuất Nikon cho ra đời Nikon D1 – máy ảnh DSLR đầu tiên. Nó sở hữu độ phân giải là 2,74MP với mức giá dưới 6.000$. Đây là một mức giá chấp nhận được đối với giới chơi ảnh giàu có và nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Máy sở hữu ống kính theo chuẩn Nikon F-mount như các máy chụp ảnh phim.

Mãi đến năm 2003, hãng Canon đã giới thiệu máy Canon Digital Rebel [hay còn gọi là 300D]. Nó có độ phân giải 6MP và là chiếc máy chụp hình DSLR đầu tiên có giá thành dưới 1.000$. Từ đó cho đến ngày nay, hàng loạt các loại máy chụp ảnh được sản xuất. Với kiểu dáng và tính năng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện.

Bên cạnh đó, sự ra đời của những chiếc smartphone với camera tích hợp nhiều chức năng. Đã giúp cho việc chụp ảnh trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Tuy vậy, nhưng đối với những ai đam mê nhiếp ảnh thực thụ, không có gì sánh được với chiếc máy ảnh thật. Chính vì vậy mà công nghệ sản xuất máy ảnh chưa bao giờ lỗi thời.

Những bức hình được chụp đầu tiên trên thế giới

Bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhưng ít ai biết rằng ẩn chứa trong đó là một lịch sử lâu dài. Minh chứng rõ nhất để khẳng định điều này là thông qua những bức hình đầu tiên được tạo nên.

Những bức hình đầu tiên được chụp trên thế giới

Ảnh View from the Window at Le Gras [1826 – 1827]

Đây được coi là bức ảnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nó được chụp bởi Nicéphore Niépce vào khoảng 1826 – 1827, tại Burgundy [Pháp].

Ông đã hợp tác với Claude để tạo nên kỹ thuật nhiếp ảnh được gọi là “heliography”. Kỹ thuật chụp này là sự kết hợp nhựa đường, mảnh thủy tinh hoặc kim loại.

Ảnh chụp chân dung đầu tiên [1839]

Gần 2 thế kỷ trước, Robert Cornelius đã tự chụp bức ảnh chân dung đầu tiên trên thế giới. Ông đã đặt máy ảnh ở một vị trí cố định rồi sau đó tự bấm chụp. Quá trình này diễn ra trong khoảng 1 phút tại trên đường Chestnut ở Philadelphia, Mỹ.

Ảnh chụp Mặt Trăng đầu tiên

Năm 1840, John William Draper – một học giả người Mỹ đã chụp ảnh Mặt Trăng tại Đại học New York trên tầng thượng của đài thiên văn. Nó là tư liệu đầu tiên của con người ghi lại được hình ảnh của tinh cầu gần Trái Đất nhất.

Ảnh đầu tiên chụp một vị tổng thống

Năm 1841, tổng thống William Henry Harrison đã cho phép chụp hình của ông, thay vì vẽ tranh như trước đây. Nhưng sau đó ông không may qua đời và từ đó bức ảnh cũng bị thất lạc.

Từ đó, bức ảnh đầu tiên chụp tổng thống thuộc về John Quincy Adams – vị tổng thống thứ 6 của Hoa Kỳ. Tấm hình này được chụp vào năm 1843.

Ảnh cổ nhất có góc chụp từ trên cao

Ở thế kỷ 19, bức ảnh được chụp từ trên cao đầu tiên được các nhiếp ảnh gia chụp từ một chiếc khinh khí cầu. Với độ cao hơn 600 mét, James Wallace Black và Samuel Archer King đã chụp lại thị trấn Boston [Mỹ].

Ảnh màu đầu tiên trong lịch sử loài người

Năm 1855, James Clerk Maxwell đã khai sinh ra phương pháp nhiếp ảnh “3 màu”. Nhưng cho tới năm 1861, nó mới được Thomas Sutton áp dụng để chụp một chiếc ruy băng. Đây chính là bức ảnh có màu đầu tiên trên thế giới.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về những chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới và những bức hình được chụp đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Từ khi phát minh ra máy ảnh cho đến nay, thiết bị này chưa bao giờ lỗi thời, dù hiện nay có thêm những chiếc smartphone có khả năng chụp ảnh sắc nét, độ phân giải cao.

Máy ảnh là một phát minh vô cùng quan trọng và sáng tạo trong lịch sử của loài người, cho đến nay loại máy móc này vẫn không ngừng được cải tiến về mọi mặt nhằm mang đến cho người dùng sự tiện lợi, hiện đại và cả sự thời trang nữa. Nhờ có sự xuất hiện của máy ảnh mà một lĩnh vực nghệ thuật đình đám cũng được ra đời, đó là 

nhiếp ảnh.


 


Chiếc máy ảnh đầu tiên đã được định hình từ thế kỷ 11, và các loại máy ảnh của bây giờ được coi là một sự phát triển từ những  “camera obscura”  tiếng Latin obscura có nghĩa là “buồng tối”.  Những  “buồng tối” này là một thiết bị có niên đại từ thời cổ xưa của người Trung Hoa và Hy Lạp cổ, dùng một cái ông hay một cái lỗ kim để chiếu lại cảnh vật bên ngoại lộn ngược xuống trên một bề mặt.

Vào năm 1568, ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra chiếc máy ảnh có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Năm 1802, Tomas Erdward và Gamphri Devid bằng cách in tiếp xúc đã cho ra ảnh trên một loại giấy đặc biệt [tuy nhiên những bức ảnh này không bền].

Năm 1816, một người tên là Zozep Nips đã sáng chế ra một chiếc máy ảnh kiểu hộp cho phép thu được ảnh âm bản. Năm 1835, ông William Tabot là người đầu tiên đã làm ra dương bản từ ảnh âm và cũng thu được những bức ảnh rất nét.

Năm 1839, ông Luis Dage đã công bố phát minh về một quá trình định vị ảnh trên các miếng bạc. Theo thời gian, rất nhiều người đóng góp ý tưởng và công sức vào việc hoàn thiện chiếc máy ảnh.

Cuối cùng, vào năm 1888 người ta đã thấy trên thị trường xuất hiện những chiếc máy ảnh hiện đại của hãng Eastman Dry Play and Film. Chiếc máy này nạp sẵn phim rộng 6cm đủ để chụp 100 kiểu ảnh. Sau khi chụp hết phim, máy ảnh được trả về... cho công ty để lấy phim ra và in tráng! Sau đó, nó được nạp lại phim và trả cho khách hàng.

Ảnh số được chụp đầu tiên vào tháng 12 năm 1975 bằng máy của hãng East man Kodak. Máy đó dùng bộ cảm biến CCD do Fairchild Semiconductor làm ra năm 1973. Máy này nặng 3,6Kg, chụp ảnh trắng đen có độ phân giải 10.000 Pixela và ghi vào băng từ. Chụp mỗi tấm ảnh mất 23 giây. Tuy nhiên, càng về sau Steven Sasson đã càng hoàn thiện sản phẩm của mình bằng cách thu gọn tối đa kích thước và phần cứng bên trong. Cũng chính sản phẩm này về sau đã đặt dấu chấm hết cho đế chế ảnh phim mà Kodak đã từng thống trị trong thời gian dài. 

Máy chụp ảnh số đầu tiên trông giống máy chụp ảnh thường là máy Sony Magica [Magnetic Video Camera] sản xuất năm 1981.

Mãi tới năm 1984 Canon giới thiệu Canon RC-701, một máy chụp ảnh điện tử Analogue

Máy ảnh số thật sự đầu tiên là Fuji DS-1P vào năm 1988, hình chụp được ghi vào thẻ nhớ 16MB [phải nuôi bộ nhớ này bằng pin] nhưng có thể coi là sự nâng cấp to lớn về mặt lưu trữ.

Máy ảnh số đầu tiên được bán rộng rãi là Kodak DSC-100 năm 1991. Nó có độ phân giải 1,3MP và giá là 13.000$. Máy chụp ảnh số đầu tiên có màn hình tinh thể lỏng là Casio QC-10 năm 1995. Máy chụp ảnh số đầu tiên dùng Compact Flash là Kodak DC-25 năm 1996.


 


Chiếc máy ảnh [chụp phim] không ngừng được cải tiến theo chiều hướng gọn nhỏ thuận tiện và đẹp hơn, nhưng về cấu tạo đều phải có các bộ phận sau: Buồng tối máy ảnh; Ống kính máy ảnh; Tốc độ chớp [màn trập]; Khẩu quang [cửa điều sáng]. Khi kết hợp với phim và nguồn sáng nó sẽ cho ra những tấm ảnh như ý.

Muốn có một bức ảnh phải có nguồn sáng, nguồn sáng là yếu tố chính. Độ nhạy của phim [DIN,ASA] kết hợp với nguồn sáng qua hai bộ phận là tốc độ chớp và khẩu quang bắt hình ảnh vào phim [bản âm], qua khâu in phóng thành tấm ảnh [bản dương]. Vì vậy, các yếu tố trên phải được kết hợp đúng với nhau mới cho ra những tấm ảnh đẹp [đúng sáng].

Thông số độ nhạy bắt sáng của phim là một định chuẩn, được tiêu chuẩn hoá theo máy đo sáng [MĐS] kết hợp với cửa điều sáng và tốc độ chớp [cũng được tiêu chuẩn hóa] đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Đó là nguyên lý chung mà hiện nay dù máy ảnh [dùng phim] có tốt đến đâu, có tối tân hiện đại mấy vẫn phải lấy nguyên lý này làm nền tảng [Theo Nhiếp ảnh nguyên lý dữ thực dụng; Thượng Hải nhân dân kỹ thuật xuất bản xã


 


Buồng tối máy ảnh. Nằm trong thân máy là một hộp đựng phim tuyệt đối kín, phim chụp là chất bắt nhạy ánh sáng. Vì thế, buồng tối máy ảnh phải thật kín. Có trục kéo, trục cuốn phim vận hành bằng tay [máy cơ học], bằng mô tơ [máy điện tử].

Ống kính máy ảnh

. Là vật chủ yếu để ghi nhận ảnh, định vị khoảng cách, sửa sai độ méo hình, chống loé sáng [halô]. Có rất nhiều kiểu ống kính khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người cầm máy.

Tốc độ [Temps de poses]. Là thang số mở khép của màn trập nhanh chậm theo thời gian đã được quy chuẩn sẵn được cấu tạo bởi các lực của đòn bẩy, tay đẩy thông qua lò xo hoặc rơle [B,1,2,4,8,15,30,60,125,250,500,1000,2000/giây].

Khẩu quang [dia phragm]. Bộ phận này gồm các lá thép mỏng, mở ra khép lại theo thang số. Tuỳ theo quang độ của ống kính. Số nhỏ là số mở lớn, số lớn là độ khép nhỏ [F:1; 1,4; 2; 2,8; 4; 5,6; 8; 11; 16; 22]. Cũng có loại khẩu quang [cửa điều sáng] là những lỗ to nhỏ cố định trên một lá kim loại đục sẵn, hoặc chỉ đơn giản là một cửa lọt sáng cố định. Khẩu quang khép càng nhỏ thì sự rõ nét trên ảnh càng kéo dài ra. Ngược lại, khẩu quang càng mở lớn thì sự rõ nét trong ảnh càng cạn. [Theo thực hành ảnh; Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp - 1989].

Phim. Có loại phim trắng đen và có loại phim màu, có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng thông dụng nhất là phim cỡ 35mm. Độ nhạy được quy chuẩn theo hai hệ DIN và ASA. Phim màu bán đảo âm [hay phim âm bản] gồm nhiều lớp tráng trên mặt nhựa [đế phim]. 1, Lớp bắt nhạy màu lam; 2, Lớp Gélatine lọc màu vàng; 3, Lớp bắt nhạy màu lục; 4, Lớp bắt nhạy màu đỏ; 5, Chất trụ của phim; 6, Lớp chống loé [Theo Hỏi đáp về phim ảnh màu; Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp - 1988].

Các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều loại máy ảnh. Nhưng thực ra cũng chỉ có hai dòng chính là máy chụp với các kỹ thuật [Khẩu quang, Tốc độ, tiêu cự] đã được điều chỉnh tự động, thường gọi là máy điện tử, được dùng rộng dãi trong những người cầm máy không chuyên. Họ chỉ cần lấy khuôn hình cân đối và bấm máy là đã được những bức ảnh tương đối đẹp. Còn dòng máy cơ là máy điều chỉnh {Tiêu cự [độ nét], Cửa điều sáng, Tốc độ chớp} bằng tay. Nên đòi hỏi người cầm máy phải có kiến thức về kỹ thuật chụp ảnh và phải có kinh nghiệm nhất định. Nó cho phép người ta chụp được những tấm ảnh như ý. Máy cơ cũng có loại thiết kế vừa điều chỉnh được vừa tự động để người dùng thuận tiện hơn.


 

Nguồn: Wikipedia, khoahoc.tv [TL]


Video liên quan

Chủ Đề