Khoa Công nghệ kỹ thuật giao thông

Sinh viên học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông sẽ được đào tạo những gì, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp thế nào?

Xã hội không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cũng góp phần quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ngày càng được chú trọng và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ đam mê lĩnh vực xây dựng, giao thông.

Nhiều bạn trẻ quan tâm ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì? Sinh viên sẽ được học những gì và cơ hội việc làm ra sao?

Ảnh minh họa.

TS. Ngô Thị Thanh Hương – Trưởng khoa công trình - Đại học [ĐH] Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết: Khoa công trình đào tạo 3 ngành là công nghệ kỹ thuật giao thông, công nghệ kỹ thuật xây dựng và môi trường là những thế mạnh của trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải. Từ 3 ngành đó chia thành các chuyên ngành nhỏ như cầu đường bộ, cảng công trình biển, xây dựng dân dụng…

Đối với cầu đường bộ, nhu cầu về nhân lực ở lĩnh vực này vẫn đang rất thiếu. Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.000km đường cao tốc nhưng dự báo 5 năm tới nhu cầu sẽ gấp đôi, đồng nghĩa với cơ hội việc làm trong lĩnh vực giao thông là rất lớn.

Sau khi có bằng kỹ sư về công nghệ kỹ thuật giao thông thì các em có thể làm kỹ sư tư vấn thiết kế, tư vấn thi công, giám sát làm việc ở Viện nghiên cứu hoặc làm giảng viên liên quan đến ngành nghề đào tạo.

Theo tìm hiểu của PV, được biết, hiện nay ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải còn đào tạo theo đơn đặt hàng với doanh nghiệp.

Về nội dung này, TS. Vương Đức Sơn – phụ trách đào tạo trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải thông tin: Phương thức đào tạo gắn kết doanh nghiệp với sinh viên nghĩa là doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào khâu đào tạo, cử cán bộ đến tham gia giảng dạy một số khâu như kỹ năng mềm, hướng dẫn sinh viên thực tập, tham gia quá trình đánh giá sinh viên, hướng dẫn bảo vệ tốt nghiệp. Các em tốt nghiệp ra trường đi làm tại doanh nghiệp luôn có thể đáp ứng ngay yêu cầu của họ.

Toàn bộ quá trình thực tập sẽ diễn ra tại doanh nghiệp, ra trường ngoài việc có kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn có kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian có tính kỷ luật và nhập cuộc rất tốt khi ra trường.

Những sinh viên như thế nào mới đáp ứng yêu cầu được học chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp? - TS. Vương Đức Sơn cho biết: Nhà trường áp dụng mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp đã được 4 năm, mỗi khóa có khoảng 7 lớp, mỗi lớp khoảng 30 sinh viên. Với những sinh viên đã theo học lớp này đều có khả năng thích ứng công việc rất cao. Hiện nay nhà trường đang đẩy mạnh đào tạo theo đơn đặt hàng của Nhật với 3 ngành: Kỹ thuật ô tô, Logistics và Công nghệ thông tin.

Trường có cả mạng lưới ở các tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Thế mạnh của trường là đào tạo theo ứng dụng công nghệ nên sinh viên trước khi ra trường đều được thực tập tại doanh nghiệp, đảm bảo 2 yếu tố: sinh viên có cơ hội xin việc ở nơi mình thực tập và nhiều sinh viên được học nhiều kinh nghiệm.

"Nếu các học viên đăng ký ngành đào tạo theo chuẩn mà doanh nghiệp đặt hàng, sau khi tốt nghiệp mà sinh viên đầu quân cho doanh nghiệp đặt hàng thì họ sẽ trả hoàn toàn học phí của học viên trong 5 năm học" - TS. Vương Đức Sơn chia sẻ thêm.

Hoàng Thanh

Nhiều trường đại học vừa công bố điểm chuẩn năm 2022. ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội vừa thông báo điểm chuẩn các ngành đào tạo với mức điểm cao ngất ngưởng ở khối C00.

Gặp phải câu đố tiếng Việt khó như thế này, có khi học sinh giỏi cũng phải mất một thời gian dài tìm đáp án mà chưa chắc đã đúng!

Hiện tại, nhiều trường đại học đã cơ bản xác định được mức điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2022.

UBND huyện Nam Giang [tỉnh Quảng Nam] xác định, hình ảnh hộp cơm với món thịt chuột được chụp từ tháng 12/2019, trong hoạt động “Ngày Tết quê em”.

Chính quyền huyện Nam Giang [Quảng Nam] đã giao cho Phòng GD-ĐT xác minh, kiểm tra thông tin, hình ảnh vụ học sinh trên địa bàn chỉ ăn cơm trắng với thịt chuột gây xôn xao mạng xã hội.

Phụ huynh của 2 em học sinh Trường THPT Hùng Vương [huyện Krông Ana, Đắk Lắk] bị thầy giáo đánh tại sân trường đã xin giảm nhẹ hình thức kỷ luật cho thầy giáo và mong muốn thầy nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm chủ nhiệm lớp.

Vừa học vừa chơi thông qua những câu đố vui cho bé giúp trẻ tìm hiểu về thế giới, gia tăng kiến thức.

Một thầy giáo công tác tại Trường THPT Hùng Vương, huyện Krông Ana [Đắk Lắk] đã dùng thước và mũ bảo hiểm đánh 2 học sinh ngay trong trường học. Đâu là nguồn cơn dẫn đến sự việc?

Xu hướng rời phố trở về làng, gọi là 'Kwichon' trong tiếng Hàn Quốc, ngày một lan rộng trong giới trẻ ở đất nước hiện đại hàng đầu châu Á này.

Khoảng 1.500 cháu từ 3 đến 4 tuổi ở huyện Đắk G’long [Đắk Nông] không thể đến trường mầm non vì địa phương này đang thiếu giáo viên trầm trọng.

Cập nhật 08/07/2021 bởi

Ngày nay, Việt Nam đang trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khiến cho các ngành học thuộc nhóm giao thông cực kỳ phát triển, kéo theo nhu cầu tìm nguồn nhân lực tăng cao. Trong những kỳ xét tuyển đại học gần đây, ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông được nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.

Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông được học gì?

Công nghệ kỹ thuật giao thông [tiếng Anh: Transportation Engineering and Technology] là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng giao thông như: xây dựng, thiết kế, sửa chữa, quản lý và vận hành các công trình giao thông,… Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng liên quan như cách đánh giá, kiểm tra chất lượng vật liệu, hạch toán kinh tế, độ an toàn của các công trình,…

Các khối thi vào ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì?

Mã ngành là 7510104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học
  • Khối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học – Vật lý – Sinh học
  • Khối A16: Toán học –  KHTN – Ngữ Văn
  • Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
  • Khối C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý
  • Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán học –  KHTN -Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là bao nhiêu?

Mức điểm chuẩn của ngành theo phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020 dao động trong khoảng 15 – 18 điểm. Tùy vào chỉ tiêu xét tuyển của từng trường và số lượng thí sinh nộp đơn vào trường đó mà sẽ có mức điểm khác nhau.

Các trường nào đào tạo lĩnh vực giao thông này?

Các trường đào tạo như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Công nghệ giao thông vận tải
  • Đại học Giao thông vận tải

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật giao thông? 

Để có thể theo học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, người học cần có những tố chất sau:

  • Học tốt các môn tự nhiên, thích tìm tòi khám phá
  • Có tư duy logic và trí thông minh, nhanh nhẹn
  • Thích làm việc liên quan đến kỹ thuật
  • Có sự đam mê, yêu thích kỹ thuật xây dựng giao thông.
  • Có khả năng chịu áp lực công việc
  • Có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc
  • Có kỹ năng làm việc nhóm

Điều quan trọng hơn hết để có thể thành công trong lĩnh vực này chính là sự đam mê, yêu nghề của bạn.

Học ngành này cần học giỏi những môn gì? 

Để học thành công trong lĩnh vực này bạn phải cần học giỏi môn Toán để có thể tính toán nhanh, tạo tính tư duy logic. Bên cạnh đó việc học tốt môn tiếng Anh lại là một điểm cộng lớn khi bạn theo học ngành này. Vốn tiếng Anh tốt giúp bạn tìm kiếm được thêm các kiến thức từ các sách báo, tạp chí nước ngoài hay tìm được công việc có vị trí tốt hơn.

Cơ hội việc làm của ngành công nghệ kỹ thuật giao thông như thế nào?

Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên theo học ngành này

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Những sinh viên của ngành có thể ứng tuyển vào các công ty và đơn vị như công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng… Cụ thể như sau:

  • Kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.
  • Kỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.
  • Cán bộ kỹ thuật phụ trách công các quản lý chất lượng và tiến độ tại các đơn vị thi công cầu đường.
  • Ngoài ra còn có thể biên chế vào cán bộ địa chính các cấp.

Mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?

Mức lương hấp dẫn cho các kỹ sư giao thông

Hiện tại, mức thu nhập của các kỹ sư công trình giao thông tương đối cạnh tranh. Tùy thuộc vào khả năng, từng yêu cầu cũng như khu vực làm việc, mức lương sẽ chênh lệch khác nhau. Mức lương trung bình của ngành khá cao so với mặt bằng chung trong khoảng 7 – 15 triệu.

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng  bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo và những thông tin khác. Chúc các bạn có lựa chọn ngành phù hợp với bản thân mình.

Video liên quan

Chủ Đề