Main của máy tính là gì

Main hay còn gọi là Bo Mạch Chủ là một bản mạch điện tử có kích thước lớn đặt ở vị trí trung tâm trong thùng máy tính. Là bản mạch để lắp các phần cứng của máy tính như RAM, CPU, Card đồ họa, các cổng ngoại vị để kết nối với chuột, bàn phím, âm thanh… Cung cấp điện và kết nối chúng với nhau.

Cấu Tạo Của Main máy tính có những gì?

Main máy tính bao gồm nhiều cổng kết nối với nhiệm vụ để kết nối các các linh kiện trong máy tính với nhau thành thể thống nhất để máy tính có thể vận hành.

 

Mainboard cấu tạo cơ bản từ các phần như Chipset, Socket, khe cắm PCI, khe PCI express, Bios, hệ thống Bus, khe Ram, các cổng kết nối các thiết bị ngoại vi, cổng kết nối mạng.

Chipset

Chipset trong main có vai trò rất quan trọng. Chipset được nâng cấp và thay đổi qua các thời kì phát triển. Nó giữ nhiệm vụ kết nối một nhóm các phần cứng xử lý tốc độ cao với CPU, cũng như là các thiết bị ngoại vi muốn kết nối với CPU phải qua Chipset. Chuẩn Chipset quyết định đến khả năng tương thích của phần cứng, khả năng nâng cấp và ép xung của máy tính.

Socket

Socket hay còn gọi là đế cắm CPU, chuẩn Socket quyết định đến CPU nào có thể lắp được trên Main, đòi hỏi bạn phải thực sự hiểu biết để có lựa chọn phù hợp. Một số loại socket phổ biến: Socket 771, Socket AM2, Socket AM2+, Socket 441, Socket 1366, Socket AM3, Socket 1156, Socket G34, C32, Socket 1248, Socket 1567, Socket 1155

Khe cắm PCI express

Khe cắm PCI express có chức năng kết nối với các phần cứng cần làm việc với tốc độ cao giao tiếp với CPU nhanh hơn như Card đồ họa[VGA], Card Mạng. Tốc độ kết nối của khe cắm nhanh hay chậm là do số lane trên mỗi khe cắm. Các chuẩn để xác định tốc độ kết nối PCIe hiện nay từ x1, x2, x4, x8, x16, x32. Khe PCIe x 16 thường để cắm Card đồ họa.

Khe Ram

Khe Ram Có chức năng kết nối Ram với bo mạch chủ giúp Ram giao tiếp trực tiếp với CPU với tốc độ cao, mỗi Main có thông số Bus khác nhau, khi chon Ram phù hợp với Main bạn cần lưu ý thông số này để có hiệu năng cao nhất.

 

Bios

Bios là thiết bị vào ra cơ sở rất quan trọng với mainboard, Nó chứa các thông số làm việc của hệ thống. Bios có thể được hàn gián trực tiếp hoặc có thể có để cắm để tách rời với mainboard.

Hệ thống bus

Hệ thống bus chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU trên mỗi main khác nhau. Thường thì mainboard có tần số bus cao sẽ hỗ trợ các phần cứng chạy ở bus thấp hơn.

Khe PCI mở rộng

Khe PCI mở rộng là các khe cắm trên main kết nối các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, audio, usb… các thiết bị ngoại vi muốn kết nối với CPU thường phải thông qua chipset.

Có những chuẩn mainboard nào?, một số loại mainboard thông dụng hiện nay.

Mainboard được phát triển qua nhiều giai đoạn, ngày càng hiện đại hơn để có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu công nghệ của thời đại.

Một số chuẩn về thiết kế và kích thước của Mainboard hiện nay.

Với sự phát triển của thời đại 4.0 trên thị trường có rất nhiều loại Main với thiết kế và kích thước khác nhau, đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau. Có thể điểm qua một số chuẩn mainboard hiện tại như sau:

Main BTX với kích thước 305 x 272mm.

Main microBTX với kích thước 264 x 267 mm.

Main pico BTX có kích thước 203 x 267 mm.

Main mini ATX có kích thước 284 x 208 mm

Main microATX: 244 x 220 mm.

Main flexATX: 229 x 191 mm.

Main Mini-ITX: 170 x 170 mm.

Và thông dụng nhất là chuẩn main ATX có kích thước 305 x 244 mm.

 

Một số nhà sản xuất mainboard nổi tiếng hiện nay.

Dối với thị trường việt nam thì mainboard của các hãng  GIGABYTE, MSI hay ASUS, Asrock, Foxcom, colorful…

Các hãng GIGABYTE, Colorful, ASUS, MSI có thế mạnh về máy tính dành cho các Game thủ.

Còn lại Asrock, Foxcom thì có thế mạnh về máy tính văn phòng.

Các đời mainboard phát triển qua các thời kỳ.

Hầu hết các hãng sản xuất main nổi tiếng đã được kể đến ở trên đều đã sản xuất ra các dòng main và đời main giống nhau theo các quy chuẩn.

Dòng G

Dòng G là một trong những  dòng mainboard cổ điển của lịch sử phát triển máy tính. Ngày nay vẫn còn tồn tại ở số ít các máy tính đời cũ.

Dòng B

Là dòng main thuộc phân khúc tầm trung, theo thông tin được biết thì dòng này nằm trong phân khúc những dòng bán chạy nhất. Nó được trang bị tương đối đầy đủ tính năng và công nghệ.

Dòng H

Thuộc phân khúc phổ thông với thiết kế và giá cả vô cùng phù hợp.

 Dòng Z

Là dòng mainboard thuộc phân khúc cao cấp của các hãng, maiboard Z này có hỗ trợ ép xung đi kèm với những CPU cao cấp có khả năng ép xung giúp máy tính đạt hiệu năng cao hơn bình thường.

Dòng X

Hầu hết ở các thiết bị điện tử ở điện thoại cũng như trên máy tính dòng X thể hiện đẳng cấp vượt trội, nó cũng là dòng mainboard đặc biệt của các hãng sản xuất. Thường có chuẩn socket đặc biệt hơn so với dòng main thông thường. Và nó thường đi với những CPU cực phẩm.

Mainboard được phân loại theo socket

Ngoài phân biệt main máy tính theo các chuẩn, các dòng trên, mainboard còn phân biệt dựa theo số lượng chân socket.

 

Một số loại main được phân loại theo chân socket như sau: mainboard socket 775, main G31, Main G41, main socket 1155, main H61, main H81, main B75, main Z77, main Z97…

Đến đây có thể bạn đã hiểu qua về main máy tính là gì?, khi build một Case máy tính bạn sẽ phải chọn Main, CPU, RAM, Card đồ họa sao cho tối ưu nhất. Hãy đến HQcomputer chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp giúp bạn. Chúc bạn lựa chọn được sản phẩm tốt nhất, ưng ý nhất cho mình.

Chủ Đề