Mã số đăng ký kinh doanh là gì năm 2024

Khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh sẽ gặp không ít các khó khăn và thắc mắc từ những vấn đề phát sinh trước và sau khi đăng ký kinh doanh. Trong đó, nhiều người vẫn chưa phân biệt được số đăng ký kinh doanh và mã số thuế có khác gì nhau hay không? Hãy cùng NewCA tìm hiểu để giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau.

Số đăng ký kinh doanh còn được gọi là “mã số doanh nghiệp”, hoặc mã số của hộ đăng ký kinh doanh. Theo quy định, các doanh nghiệp, tổ chức khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới được phép hoạt động.

Theo Điều 29 Luật doanh nghiệp quy định:

  • “Mã số doanh nghiệp có nghĩa là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác”

“Số đăng ký kinh doanh” có tác dụng thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính; thực hiện quyền, cũng như các nghĩa vụ khác trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Mã số thuế

Mã số thuế được định nghĩa là dãy số, chữ cái hoặc các ký tự do cơ quan quản lý thuế chứng nhận cho người nộp thuế, theo quy định của Luật quản lý thuế. Doanh nghiệp được cấp mã số thuế sẽ được chứng minh, xác định trong việc nộp thuế, bao gồm những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu được quản lý trên phạm vi toàn quốc.

Mã số thuế có tác dụng phân biệt được từng người nộp thuế, tạo thuận lợi cho quá trình quản lý và giám sát của các doanh nghiệp hoặc các hộ kinh doanh.

Mã số thuế

Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế có khác nhau hay không?

Theo quy định của điều 08 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời cũng chính là mã số thuế, và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, để thuận tiện nhà nước đã quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số duy nhất và không được phép sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi đã hoàn tất các quy trình đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trên giấy sẽ cung cấp một dãy số gọi là mã số doanh nghiệp, còn có thể gọi là mã số thuế.

Nhưng hiện nay vẫn còn một số các trường hợp các doanh nghiệp có số đăng ký kinh doanh và mã số thuế khác nhau. Nguyên nhân là vì trước khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời, không có quy định nào yêu cầu số đăng ký kinh doanh cũng chính là mã số thuế. Khi doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2015 sẽ có thể gặp tình trạng hai mã số không trùng khớp với nhau. Do đó, nếu đang mắc phải vấn đề này hãy đồng bộ số đăng ký kinh doanh và mã số thuế.

Vì vậy, pháp luật nước ta đã quy định mã số thuế cũng chính là số đăng ký kinh doanh [mã số doanh nghiệp] của các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, sau khi chủ thể kinh doanh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

Nguyên tắc cấp mã số thuế

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC về vấn đề cấp mã số doanh nghiệp. Việc mã số doanh nghiệp được cấp khi nó được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên hệ thống “Đăng ký thuế của Tổng Cục Thuế”, theo quy định của Luật Doanh và Luật Quản Lý thuế. Việc cấp mã số doanh nghiệp được xác lập khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia đối với quá trình đăng ký doanh nghiệp.

Ngày 18/4/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

– Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.

* Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh

  1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và nhập thông tin hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh vào hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được tiếp nhận vào hệ thống khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
  2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bằng bản giấy và tải lên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
  3. Các thông tin đăng ký hộ kinh doanh trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh được truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cơ quan thuế.

* Mã số hộ kinh doanh

  1. Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.
  2. Quy trình tạo mã số hộ kinh doanh.

Như vậy, từ ngày 01/7/2023, quy trình tạo mã số hộ kinh doanh và mã số thuế hộ kinh doanh được thực hiện tự động trên hệ thống của các cơ quan quản lý nhà nước nên hộ kinh doanh chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ duy nhất đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để hoàn tất cả thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế hộ kinh doanh.

Mã số đăng ký hộ kinh doanh là gì?

Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.

Đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ như trên, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh tại bộ phận một cửa Văn phòng đăng ký kinh doanh của Chi cục Thuế địa phương - nơi đặt trụ sở kinh doanh chính. Hoặc nộp online thông qua website Cổng thông tin quốc gia về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Mã số đăng ký là gì?

Số đăng ký là gì? Số đăng ký, đôi khi được gọi là Mã số thuế [TIN], là số do cơ quan thuế cấp tại quốc gia/khu vực của bạn để định danh tổ chức của bạn vì mục đích thuế.

Mã số đăng ký kinh doanh bao nhiêu số?

1.2 Mã số thuế doanh nghiệp có mấy chữ số? Thông thường, mã số thuế doanh nghiệp gồm có 10 chữ số. Tuy nhiên có những trường hợp mã số thuế công ty, doanh nghiệp có 13 chữ số – Đây là dãy mã số của các đơn vị phụ thuộc [chi nhánh công ty, văn phòng đại diện] của doanh nghiệp đó.

Chủ Đề