Mồ hôi trộm ở trẻ so sinh là gì năm 2024

Bổ sung canxi có phải cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả? Mẹ tham khảo ngay bài viết sau để biết

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bé cưng đang bị thiếu hụt canxi. Cũng vì lý do này, khi thấy bé bị đổ mồ hôi, nhiều mẹ có xu hướng tăng cường canxi cho con mà không biết liệu cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh này có thực sự hiệu quả không. Hãy cùng Huggies® tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách trị mồ hôi trộm cho bé mẹ nhé!

Đổ mồ hôi trộm là từ dân gian được dùng để chỉ những trường hợp bé ra nhiều mồ hôi ở vùng lưng, bàn tay, bàn chân, gáy, nách, trong khi những vùng cơ thể khác đều không đổ mồ hôi. Thậm chí, bé vẫn có thể đổ mồ hôi trong thời tiết lạnh. Có nhiều nguyên nhân làm bé đổ mồ hôi trộm và không phải tất cả những trường hợp đổ mồi hôi trộm đều nguy hiểm. Chỉ những trường hợp đổ mồ hôi trộm do bệnh lý, mẹ mới nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm

  • Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm sinh lý: So với người lớn, sự trao đổi chất của trẻ nhỏ thường diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, bé có xu hướng đổ nhiều mồ hôi hơn. Ngoài ra, cũng do hệ điều chỉnh thân nhiệt của bé hoạt động kém hơn nên bé cũng rất dễ đổ mồ hôi nếu môi trường xung quanh thay đổi nhiệt độ. Những trường hợp đổ mồ hôi sinh lý thường chỉ xuất hiện ở đầu, cổ trong khoảng 30 phút trước khi đi ngủ và sẽ biến mất sau khoảng 60 phút. Đổ mồ hôi trộm bệnh lý: Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm nhiều kèm những dấu hiệu như tóc rụng hình vành khăn, quấy khóc, trẻ hay vặn mình khi ngủ, ọc sữa… có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ thiếu can-xi trong thời gian dài có thể gây còi xương, thóp chậm liền, đầu bẹp... Với những trường hợp đổ mồ hôi trộm khác, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị kịp thời mẹ nhé

Cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là vấn đề đang được nhiều phụ huynh quan tâm. Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm đa số là hiện tượng bình thường. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách chữa đổ mồ hồi trộm ở trẻ là rất cần thiết. Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu sẽ mách cho mẹ biết các cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Mồ hôi trộm là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, chúng ta cần tìm hiểu mồ hôi trộm là gì.

Mồ hôi trộm là tình trạng đổ mồ hôi nhiều lúc ngủ, nhiều nhất là vào đêm. Do đó, dân gian hay gọi tên là “mồ hôi trộm”.

Có hai loại mồ hôi trộm:

  • Mồ hôi trộm sinh lý: thường do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh nên kích thích cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở vùng đầu mặt. Chúng thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: có rất nhiều bệnh lý ở trẻ có thể gây tình trạng đổ mồ hôi trộm. Ví dụ như trẻ mắc bệnh còi xương, thiếu vitamin D, bệnh tim bẩm sinh…

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm thường ra nhiều mồ hôi nhất ở vùng lưng, vùng trán, vùng nách, lòng bàn tay, bàn chân.

Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc chứng đổ mồ hôi trộm là:

  • Trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm.
  • Ngủ không yên giấc.
  • Hay giật mình thức giấc nửa đêm.

Ngoài ra khi trẻ có nguyên nhân bệnh lý thì tình trạng đổ mồ hôi trộm thường đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý đó. Chẳng hạn:

  • Trẻ thiếu vitamin sẽ đi kèm dấu hiệu còi xương, rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể có ho, đau ngực, khó thở, thường đổ mồ hôi liên tục.
  • Trẻ thiếu canxi có thể có xương đầu to, chân vòng kiềng, ngực nhô mình gà…
    Thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm

Cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đổ mồ hôi của bé. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng bé đổ mồ hôi trộm là gì.

Bổ sung vitamin D

Nếu nguyên nhân đổ mồ hôi trộm của trẻ là thiếu vitamin D, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng. Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D hiệu quả và dồi dào nhất. Cha mẹ nên cho bé tắm nắng khoảng từ 8 – 9 giờ với thời gian từ 10 đến 30 phút. Lưu ý không để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Uống viên uống bổ sung vitamin D. Cách này cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
    Cho trẻ tắm nắng là cách bổ sung vitamin D hiệu quả nhất

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Nên cho trẻ ăn các loại rau, quả có tính mát như: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng vì chúng khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn, Ví dụ như: dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển, các trái cây như mít, sầu riêng, xoài…

Giữ cơ thể trẻ luôn thoải mái, mát mẻ

Phụ huynh nên để trẻ chơi đùa trong không gian rộng thoáng, trong bóng râm. Thiết kế phòng ngủ của trẻ cũng nên thông thoáng, không bí bách. Lau mồ hôi và tắm rửa cho bé sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời bổ sung đầy đủ nước cho trẻ để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.

Giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ thoáng mát là cách hạn chế đổ mồ hôi trộm

Cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh từ thiên nhiên

Có thể chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh bằng một số cách từ thiên nhiên như sau:

Chữa đổ mồ hôi trộm bằng đinh lăng

Sử dụng gối làm bằng lá đinh lăng là cách chữa đổ mồ hôi trộm theo phương pháp thẩm thấu. Cách làm là trộn lá đinh lăng chung với bông gòn để làm gối cho bé. Sau một thời gian, sử dụng các tinh chất từ trong lá đinh lăng sẽ ngấm dần vào cơ thể. Trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên phơi ruột gối để tránh ẩm mốc.

Sử dụng dâu tằm để trị ra mồ hôi trộm

Đây là một cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Theo Đông y, đây là phương pháp kết hợp được chức năng an thần của lá dâu với sự bổ dưỡng cũng như tính hàn của hến biển để trị mồ hôi trộm ở trẻ.

Chữa đổ mồ hôi trộm bằng lá lốt

Lá lốt có đặc tính lọc và đào thải độc tố rất tốt. Do đó, dùng lá lốt để chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh được áp dụng nhiều. Có thể sử dụng lá lốt theo rất nhiều cách để điều trị bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ.

  • Nấu với muối để uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Chế biến các món ăn mỗi ngày cho trẻ.

Chữa mồ hôi trộm bằng rau má

Rau má được biết đến là loại rau có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Chính vì thế việc sử dụng rau má để chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Có rất nhiều cách chế biến loại rau này:

  • Nấu nước uống hoặc xay thành sinh tố.
  • Nấu canh.

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã “bỏ túi” cho mình những cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Khi áp dụng nhưng phương pháp trên mà không thấy hiệu quả, kèm theo đó là bé có các dấu hiệu bất thường khác, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có xử trí kịp thời.

Chủ Đề