Luyện tập tả cảnh lớp 5 trang 14

Gợi ý trả lời câu hỏi bài luyện tập tả cảnh trang 14 SGK Tiếng việt lớp 5 tập 1 để các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con tự học tại nhà.

Mục lục nội dung

Đọc Tài Liệu giới thiệu đến các bạn những nội dung hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài luyện tập tả cảnh trang 14 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1.

Luyện tập tả cảnh lớp 5 trang 14

Mời đón xem...

Mục tiêu tài liệu hướng dẫn

Qua nội dung dưới đây các quý phụ huynh có thể tham khảo và hướng dẫn con ôn tập và tự học ở nhà:

  • Cùng cố kiến thức về bài văn tả cảnh.
  • Biết lập dàn ý bài văn tả cảnh theo yêu cầu.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện tập tả cảnh

Gợi ý trả lời câu hỏi trên sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 trang 14.

Câu 1 trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Câu hỏi

Đọc bài văn dưới đây và nêu nhận xét:

a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?

b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?

Buổi sớm trên cánh đồng

Từ làng, Thủy đi tắt ra cánh đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Theo LƯU QUANG VŨ

Trả lời

a) Tác giả tả những sự vật trong buổi sớm mùa thu:

Tả cánh đồng buổi sớm: đám mây, vòm trời, giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau thơm, những bẹ cải, những bó hoa huệ của người bán hàng, bây sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc.

b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan sau đây:

- Xúc giác: thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm bàn chân ướt lạnh.

- Thị giác: thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi, người gánh rau và những bó huệ trắng muốt, bầy sáo cánh đen mỏ vàng liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.

c) Trích đoạn thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (Các em tự chọn): 

Ví dụ:

- Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vời vợi.

- Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó huệ trắng muốt...

Câu 2 trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Câu hỏi

Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)

Gợi ý lập dàn ý bài văn tả cảnh

1. Mở bài

- Giới thiệu bao quát khung cảnh yên bình của con phố nhỏ mà em sinh sống.

2. Thân bài

- Tả từng bộ phận của cảnh vật:

+ Trên hè phố

+ Hàng cây bên đường phố

+ Khung cảnh hai bên hè phố.

- Âm thanh:

+ Tiếng xe cộ lưu thông.

+ Tiếng người

+ Tiếng chim chót trên hai hàng cây

- Không khí

3. Kết bài

- Em yêu vẻ mát trong, yên bình và thân thuộc nơi con phố nhỏ vào những buổi sớm mai.

Tham khảo một số bài văn mẫu

  • Tả con đường em đến trường vào buổi sáng
  • Tả cánh đồng buổi sáng sớm
  • Tả cảnh công viên vào buổi chiều
  • Tả cảnh vườn cây vào buổi trưa
  • Tả cảnh đường phố nơi em ở vào buổi chiều

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn bài Luyện tập tả cảnh lớp 5 trang 14 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Soạn bài Tập làm văn lớp 5 tuần 3: Luyện tập tả cảnh là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 32 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố vốn từ cho bài văn miêu tả môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Tập đọc lớp 5: Lòng dân (tiếp theo)

Luyện tập tả cảnh lớp 5 trang 31

Hướng dẫn giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 32, hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Mưa rào để từ đó các em học sinh nắm được cách lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh - tả cơn mưa rào.

1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bài đọc “Mưa rào” trang 31, 32 SGK Tiếng Việt 5

Mưa rào

Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng thổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…

Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa…

Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

Theo Tô Hoài

a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?

b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?

c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.

d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?

Trả lời

a) Những dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến:

Mây: Bay về, những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng đám nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió: thối giật mãi, mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc mưa:

Tiếng mưa :

- Lúc đầu: lẹt dẹt... lẹt dẹt... lách tách.

- Về sau: Mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm dộp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; giọt tranh đổ ồ ồ.

Hạt mưa:

Ban đầu là những giọt nước lăn xuống mái phên nứa, mấy giọt lách tách, rồi tuôn rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Khi mưa sầm sập, hạt mưa giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xóa.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

Trong trận mưa:

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

- Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

- Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.

- Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống, đổ xuống ao chuôm.

- Mưa xối được một lúc thì bỗng trong vòm tời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm của những cơn mưa đầu mùa.

Sau trận mưa:

- Trời rạng dần.

- Chim chào mào bay ra hót râm ran

- Phía đông một mảng trời trong vắt.

- Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d) Tác giả quan sát sau cơn mưa bằng những giác quan:

Bằng mắt (thị giác): thấy được những đám mây thay đổi trước cơn mưa, nhìn thấy mưa rơi, thấy những thay đổi của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh.

Bằng tai (thính giác): nghe thấy tiếng gió thổi, âm thanh của tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng hót cùa chim chào mào.

Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của nhuốm hơi nước.

Bằng mũi (khứu giác): biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận mưa đầu mùa.

Như vậy, ta thấy cùng một lúc tác giả Tô Hoài đã sử dụng nhiều giác quan khác nhau để quan sát cơn mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, quan sát rất tinh tế, cách dùng từ ngữ cũng rất chính xác và sinh động. Chính vì thế, bài văn tả cảnh Mưa rào của tác giả đã đem đến cho người nhiều điều thú vị.

Chuyên mục Tiếng Việt lớp 5 bao gồm các phần Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Cả năm học đầy đủ chi tiết.

2. Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa

Đề bài: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa:

Gợi ý:

- Các em học sinh quan sát một cơn mưa rào đầu mùa hè

- Ghi lại những chi tiết quan sát được từ lúc trước cơn mưa, trong cơn mưa và sau cơn mưa xem sự vật thay đổi như thế nào.

- Sắp xếp những chi tiết con vừa tìm được theo một trật tự hợp lí

- Viết thành bài văn

Dàn ý tả cơn mưa rào mùa hạ

1. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:

  • Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
  • Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.
  • Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.

2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.

- Lúc sắp mưa:

  • Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.
  • Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.
  • Cây cối ngả nghiêng theo gió.
  • Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối …

- Lúc bắt đầu mưa:

  • Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.
  • Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.
  • Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.
  • Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.
  • Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạt màn mây đen kịt.
  • Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.
  • Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.
  • Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
  • Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu.

- Lúc mưa tạnh:

  • Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.
  • Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.
  • Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang,
  • Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
  • Mọi người tiếp tục công việc của mình.

3. Kết bài:

  • Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.
  • Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.

Dàn ý Tả cơn mưa rào buổi trưa

1. Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.

2. Thân bài:

Diễn biến của cơn mưa:

  • Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
  • Gió thôi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
  • Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
  • Mưa xối xả, mưa như trút nước.
  • Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
  • Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
  • Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng
  • Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào.
  • Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng.

Sau cơn mưa:

  • Lá vàng rơi đầy sân.
  • Trời trong veo không một gợn mây.

3. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.

Dàn ý tả cơn mưa rào ở thành phố

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồn gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.

2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

*Lúc sắp mưa:

  • Mây đen bao phủ khắp bầu trời.
  • Gió mang hơi nước mát lạnh.

*Lúc bắt đầu mưa:

  • Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.
  • Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.
  • Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.
  • Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.
  • Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.
  • Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.
  • Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.
  • Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.

*Lúc mưa tạnh:

  • Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.
  • Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.
  • Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.
  • Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.
  • Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.
  • Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.
  • Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.

3. Kết bài:

  • Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.
  • Cơn mưa thật đáng yêu phải không các bạn?

Tham khảo: Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào chi tiết

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 5 tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Tập làm văn lớp 5 Tuần 3: Luyện tập tả cảnh bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi giúp các em học sinh nắm được cách Lập dàn ý cho các bài văn tả cảnh lớp 5 chi tiết, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Tất cả các tài liệu đều được tải miễn phí về sử dụng. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.