Luyện tập số phần tử của tập hợp

Một tập hợp có thể có một phần tử,  có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có tập hợp không có phần tử nào.

Ví dụ:

A = {10}

B = {a, b, c}

C = {0; 2; 4; 6; …; 20}

N* = {1; 2; 3; …}

Tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có 3 phần tử, tập hợp C có 11 phần tử, tập hợp N* có vô số phần tử.

Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. 

Tập hợp rỗng được kí hiệu là ∅

Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho x + 10 = 2 là tập hợp rỗng vì không có số tự nhiên nào thỏa mãn x + 10 = 2

Lời đầu tiên, HOC247 xin cảm ơn các em học sinh đã tin tưởng và đồng hành cùng website hoc247.vn trong suốt thời gian vừa qua.

Vì mong muốn tạo điều kiện cho các em học sinh trên cả nước có thể tham gia học tập Online hoàn toàn miễn phí nên HOC247 chuyển toàn bộ các khoá học thu phí trên webiste hoc247.vn sang App HOC247 học miễn phí trên nền tảng iOS và Android.

Các em hãy cài đặt ngay App HOC247 để học tập hoàn toàn miễn phí các khoá học và luyện tập thư viện đề thi trắc nghiệm THPT QG.

C. LUYỆN TẬP.

ĐỀ BÀI:

  • Luyện tập về tính chất chia hết của một tổng – Bồi dưỡng Toán 6
  • Các dạng toán về tính chất chia hết của một tổng – Bồi dưỡng Toán 6
  • Luyện tập về thứ tự thực hiện các phép tính – Bồi dưỡng Toán 6
  • Các dạng toán về thứ tự thực hiện các phép tính – Bồi dưỡng Toán 6
  • Luyện tập về chia hai lũy thừa cùng cơ số – Bồi dưỡng Toán 6

Bài 1.1.

Viết tập hợp các chữ cái trong từ “HÌNH HỌC”.

Bài 1.2.

a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý một trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có ít hơn 30 ngày.

Bài 1.3.

Viết tập hợp D các số tự nhiên tận cùng bằng 0, lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 50. 

Bài 1.4.

Cho E là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 13 và nhỏ hơn 21. Hãy viết tập hợp E theo hai cách.

Bài 1.5.

Viết tập hợp A các số lẻ lớn hơn 7 và nhỏ hơn hoặc bằng 17,   sau đó điền kí hiệu thích hợp vào

chỗ chấm :

7 … A ;        17 … A.

Bài 1.6.

Cho hai tập hợp : A = {m, n, p, q} ; B = {p, x , y, z}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông

q … A ; m … b ; p … Q

Bài 1.7.

Viết các tập hợp sau đây bằng cách liệt kê các phần tử của chúng :

  • Tập hợp A các số tự nhiên không lớn hơn 5.
  • Tập hợp B các số tự nhiên có hai chữ số không nhỏ hơn 90.
  • Tập hợp c các số chẵn lớn hơn 10 và nhỏ hơn hoặc bằng 20.

Bài 1.8.

Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của các tập hợp sau

đây :

A = 10; 2; 4; 6; 8} ;                          B = (1; 3; 5; 7; 9; 11} ;

C = {0; 5; 10; 15; 20; 25} ;              D = (1; 4; 7;10; 13;16; 19}.

Bài 1.9.

Viết tập các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng các chữ số bằng 6.

Bài 1.10

Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Các số 13 ; 25 ; 53 có

thuộc tập hợp ấy không ?

LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN, ĐÁP SỐ:

Bài 1.1.

{H, I , N, O, C).

Bài 1.2.

a) A = {tháng giêng , tháng hai, tháng ba},

b) B = {tháng hai}.

Bài 1.3.

D = {20 ; 30 ; 40 ; 50}.

Bài 1.4.

E = {14 ; 15 ; 16 ; 17 ; 18 ; 19 ; 20}      hoặc E = {x ∈ N | 13< x < 21}.

Bài 1.5.

A = (9 ; 11 ; 13 ; 15 ; 17}.   7 ∉ A; 17  ∈ A.

Bài 1.6.

q ∈ A; m ∉ B;p  ∈ A hoặc p  ∈ B .

Bài 1.7.

A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5}.

B = {90 ; 91 ; 92 ; 93 ; 94 ; 95      ; 96    ;   97  ; 98  ; 99}.

C = {12 ; 14 ; 16 ; 18 ; 20}.

Bài 1.8.

A là tập hợp các chữ số chẵn, hoặc tập  hợp các số chẵn có một

chữ số, hoặc tập hợp các số chẵn nhỏ hơn 10.

B là tập hợp các số lẻ không lớn hơn 11. C là tập hợp các số chia hết cho 5 không lớn hơn 25.

D là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 20 và chia cho 3 dư 1.

Bài 1.9.

Gọi số  có hai chữ số là      . Ta phải có a  ≥  1 và a b = 6. Do đó :

Luyện tập số phần tử của tập hợp

Vậy tập hợp phải tìm là : {15 ; 24 ; 33 ; 42 ; 51 ; 60}

 

Bài 1.10.

{23 ; 30 ; 31 ; 32 ; 33 ; 34 ; 35 ; 36 ; 37 ; 38 ; 39 ; 43}

Các số 13 ; 25 ; 53 không thuộc tập hợp này.