Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích HỌC247

Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoan trích văn xuôi rất đa dạng, có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật nói chung, có thể chỉ là một phương tiện của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.

CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH, TÁC PHẨM TRUYỆN [edit]

1. Kiểu bài nghị luận về nhân vật

  • Kiểu bài này có nội dung xoay quanh các biểu hiện về phẩm chất, lối sống, tư tưởng của nhân vật; trên cơ sở đó có những đánh giá về vai trò, ý nghĩa của nhân vật và các nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm, thành công trong xây dựng nhân vật của tác giả.
  • Kiểu bài về nhân vật được phân làm các dạng:

- Dạng 1: Phân tích về nhân vật

- Dạng 2: Cảm nhận/suy nghĩ về nhân vật trong tác phẩm

- Dạng 3: Cảm nhận nhân vật qua một chi tiết truyện

- Dạng 4:  Diễn biến tâm trạng nhân vật

Ví dụ:

   + Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

   + Diễn biến tâm trạng nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

   + Cảm nhận về ánh mắt người cha trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

2. Kiểu bài nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm truyện/đoạn trích

Nghị luận về giá trị nội dung thường xoay quanh hai giá trị cơ bản là giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. Học sinh cần bám vào các biểu hiện của giá trị nhân đạo [trân trọng đề cao, ngợi ca, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ bất hạnh của con người, lên án tố cáo các thế lực áp bức trong xã hội...] và các biểu hiện của giá trị hiện thực [tính chân thật, sâu sắc, mức độ điển hình trong miêu tả và phản ánh hiện thực cuộc sống...] để lập ý cho bài viết.

Ví dụ:

   + Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

   + Số phận người nông dân trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

3. Kiểu bài nghị luận về giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện/đoạn trích

Dạng này thường bàn về các đặc điểm thể loại văn xuôi và giá trị của chúng như: Cách xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi tiết nghệ thuật...

Ví dụ:

   + Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

   + Nghệ thuật tả người trong trích đoạn Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du.

CẤU TRÚC BÀI LÀM [edit]

1. Kiểu bài về nhân vật

Dạng 1. Phân tích nhân vật

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về nhân vật.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào, tình huống...]

  • Phân tích vẻ đẹp của nhân vật [ngoại hình, tính cách, phẩm chất, tâm hồn tình cảm...] qua tình huống, ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, suy nghĩ, thế giới nội tâm, mối quan hệ với những nhân vật khác...

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Độc đáo, đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật.

- Thông qua nhân vật, rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

- Đánh giá về vị trí, giá trị của nhân vật đối với tác phẩm.

C. Kết bài: Khẳng định giá trị và sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

Dạng 2. Cảm nhận/suy nghĩ về nhân vật trong tác phẩm

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về vấn đề nghị luận.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm [hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…]

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào, tình huống...]

  • Gọi tên vẻ đẹp của nhân vật ở từng phương diện

- Đưa ra các chi tiết, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật để phân tích

- Chú ý: phân tích đến đâu, cảm nhận đánh giá vẻ đẹp đến đó

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Độc đáo, đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Đánh giá về vẻ đẹp mà nhân vật đem lại [đại diện cho ai, vẻ đẹp nào trong xã hội, có sức khơi gợi và lan    tỏa như thế nào trong việc làm giàu cho tình cảm, thái độ sống của người đọc...]

- Những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật

- Thông qua nhân vật, rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

C. Kết bài: Khẳng định giá trị và sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

Dạng 3. Cảm nhận nhân vật qua một chi tiết truyện

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về nhân vật, gọi tên chi tiết truyện.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào,...]

  • Nêu tình huống dẫn đến chi tiết.

  • Phân tích chi tiết để thấy được vẻ đẹp nhân vật.

- Phân tích từ ngữ, câu chữ trong lời nói của nhân vật; cử chỉ, nét mặt, lời nói của nhân vật.

- Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, thái độ sống, tính cách của nhân vật.

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Nghệ thuật xây dựng chi tiết

- Giá trị của chi tiết trong việc khắc họa nhân vật

- Thông qua nhân vật, rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

- Đánh giá về vị trí, giá trị của nhân vật đối với tác phẩm.

- Tình cảm, thái độ của nhà văn

C. Kết bài: Khẳng định giá trị, sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

Dạng 4. Diễn biến tâm trạng nhân vật

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về nhân vật.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào, tình huống...]

  • Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật

- Mạch của diễn biến tâm trạng: đi từ đầu đến cuối

- Nguyên tắc: Nêu sự việc \[ \rightarrow \] Hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của nhân vật [lấy dẫn chứng tonrg truyện] \[ \rightarrow \] Tâm trạng, tình cảm, thái độ nào của nhân vật được thể hiện \[ \rightarrow \] Nhân vật hiện lên là người như thế nào?

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Nghệ thuật xây dựng tình huống

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:

  + Miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn nhân vật

  + Nhân vật đại diện cho ai, tầng lớp nào.

C. Kết bài: Khẳng định giá trị, sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

2. Kiểu bài nghị luận về giá trị nội dung/nghệ thuật của tác phẩm truyện/đoạn trích

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về vấn đề nghị luận.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm [hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…]

  • Giải thích vấn đề nghị luận

  • Phân tích các biểu hiện/phương diện của của vấn đề nghị luận được đề cập đến trong tác phẩm.

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghị luận đối với tác phẩm

- Tình cảm, thái độ của nhà văn

C. Kết bài: Khẳng định giá trị và sức sống của vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.


Page 2

LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VE TÁC PHẨM TRUYỆN [HOẶC ĐOẠN TRÍCH] HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Dàn bài chi tiết: Mở bài + Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của đất Nam Bộ, ông đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ. + Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã làm rung động người đọc bởi tình cha con sâu nặng và đầy thương cảm trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Thân bài: Tình cảm của ông Sáu đối với con + Hoàn cảnh xa cách: vì cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, ông Sáu đã phải xa gia đình và đứa con chưa đầy một tuổi suốt tám năm trời với biết bao thương nhớ, mong chờ ngày gặp gỡ. + Sự hụt hẫng ngày trở về: — Ông nôn nóng được gặp con với biết bao sự háo hức: nhảy thót lên khi xuồng chưa cập bến, hai cánh tay giơ ra, miệng lặp bặp gọi con. - Đứa con mặt tái đi, khóc thét, bỏ chạy không nhận ra cha. Những ngày sau đó ông tìm mọi cách để cho con nhận ra mình nhưng vô hiệu. Vết thẹo trên mặt ông đã khiến cho bé Thu không chịu nhận cha. + Niềm vui ngày ra đi: Ngày ra đi, ông không còn hi vọng con nhận ra mình, nhưng đó lại là lúc bé Thu nhào tới ôm hôn ba và khóc thảm thiết, vì bé đã được bà ngoại giải thích nguyên do của vết thẹo trên mặt ba. + Tình cha qua chiếc lược: — Tìm khúc ngà và làm lược cho con tỉ mỉ như một người thợ bạc. - Trước lúc hi sinh, dùng hết sức lực nhờ người bạn trao chiếc lược cho con gái. Tình cảm, thái độ của bé Thu đối với cha + Lúc cha mới về: giật mình ngơ ngác, sợ hãi không nhận ra cha mình vì vết thẹo trên mặt cha. Tìm mọi cách từ chối, khiến cho cha phải giận dữ, rồi còn bỏ về nhà ngoại khi bị ba đánh vì cứng đầu... + Lúc cha ra đi: gọi ba thảm thiết, hai tay ôm chặt cổ ba, hôn ba cùng khắp cả vết thẹo trên má một cách hết sức cảm động. + Tiểu kết: Thu là một cô bé có tính cách cứng cỏi, dứt khoát, đồng thời cũng rất hồn nhiên ngây thơ, có tình cảm mãnh liệt, sâu sắc. Nghệ thuật tác phẩm + Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc, đặc biệt là tâm lí trẻ thơ. + Tình huông truyện cảm động làm nổi bật tính cách nhân vật. + Ngôn ngữ kể chuyện giàu chất trữ tình gắn với khẩu ngữ rất Nam Bộ. Kết luận + Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. + Câu chuyện đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về một tình cha con đầy xúc động.

Video liên quan

Chủ Đề