Luyện tập khí công dưỡng sinh

Khí công dưỡng sinh giúp tăng cường sức khỏe, nhưng việc tập sai nguyên tắc sẽ phá vỡ trật tự vốn có của cơ thể, gây rối loạn về nội tạng và sinh lực.

Võ sư, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn Thăng Long võ đạo Việt Nam, Trưởng khoa Giải phẫu tế bào, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, chia sẻ về cách tập khí công dưỡng sinh hiệu quả.

Giúp cân bằng âm dương

Môn khí công dưỡng sinh mang đặc thù Á Đông. Đó là sự phối hợp giữa luyện thân, luyện hơi thở và luyện các trạng thái tâm thức. Cơ thể con người chia làm hai phần, phần dương khí ở phía trên còn phía dưới là âm khí. Do tuổi tác, do lão hóa âm dương không kết nối sinh ra các bệnh phía trên (như stress, xuất huyết não, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, nghẽn phổi) và các bệnh phía dưới (như rối loạn chuyển hóa, đái đường, sỏi thận, u nang buồng trứng, u xơ buồng trứng).

Luyện tập khí công là để giúp cân bằng âm dương bằng cách đưa năng lượng của cơ thể về trung tâm, từ đó làm năng lượng lan tỏa đều.

 

Luyện tập khí công dưỡng sinh

Một buổi tập của Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời phường Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).


Để đạt hiệu quả cao

Khí công đòi hỏi được luyện tập đều đặn, thường xuyên. Vì vậy, những ai nóng vội đều không đạt hiệu quả. Võ sư Thắng khuyên mọi người luyện tập hằng ngày vào bốn giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Tuy nhiên, vì điều kiện của cuộc sống không có nhiều thời gian nên buổi sáng nên tập vào giờ Mão (5h - 7h), buổi chiều giờ Dậu (17h - 19h). Khoảng thời gian đó là lúc sinh lực của con người và vũ trụ thông hòa. Thời lượng tốt nhất cho một lần tập là một tiếng đồng hồ.

Luyện khí công dưỡng sinh không yêu cầu khắt khe về không gian tập, chỉ cần có một khoảng trống thoáng khí. Những ngày thời tiết thay đổi bất thường, giông tố, biến động, mưa to gió lớn là lúc năng lượng đất trời không tốt, nên dừng tập luyện. Trước khi tập, nên ăn nhẹ là tốt nhất, hoặc để bụng đói chứ tuyệt đối không được ăn no.

Người tập lưu ý nguyên tắc lấy động để hồi tĩnh, lấy tĩnh để phục động. Nên tập động công vào buổi sáng bởi qua một đêm, cơ thể đang ở trạng thái tĩnh cần khởi động để thích nghi với hoạt động trong ngày. Còn sau một ngày làm việc vất vả, buổi chiều nên tập tĩnh công luyện khí bên trong và buổi tối thì nên ngồi thiền.

 

Khí công dưỡng sinh là sự phối hợp giữa điều thân để cơ thể giãn mở hết các khớp giúp khí huyết lưu thông. Điều tức là thông qua điều hơi thở cho năng lượng bên trong lan tỏa đều tới lục phủ ngũ tạng. Điều tâm làm tâm của mình an lạc. Kết hợp ba yếu tố trên, cơ thể mới được thư giãn ở mức độ cao. Vì vậy, việc tập động tác, sai thở sẽ bẻ gẫy cân đối của cơ thể.

Một số địa chỉ hướng dẫn tập khí công dưỡng sinh: Tổ đường môn phái Thăng Long Võ Đạo, do Chưởng môn phái Nguyễn Văn Thắng phụ trách (179 Hồng Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội); CLB Chùa Bồ Đề - Gia Lâm (HLV Đặng Văn Hà); CLB Công viên Tuổi Trẻ (HLV Nguyễn Thị Việt Thoa); CLB Quảng trường Ngân Hàng TƯ, sau tượng đài Lý Thái Tổ (HLV Phạm Thị Ngọc Lý); CLB chùa Phù Đổng (HLV Lâm Phạm Phước Hùng); CLB chùa Phù Dực, làng Phù Đổng thuộc huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

 

Việc luyện tập khí công đã mang đến cho con ngƣời một năng lực phi thường (năng lực khác thường so với người không luyện tập khí công). Năng lực phi thường này – tùy thuộc vào người luyện tập và phương pháp tập luyện.



Lợi ích từ việc luyện khí công 


Thể hiện năng lực phi thường rõ hơn cả thuộc về lãnh vực Động khí công. Những nhà luyện tập phương pháp Động khí công có thể để một xe hủ-lô cán ngang người (như nhà khí công Đại lực sĩ Hà Châu – Việt Nam); hoặc như hiện nay, những nhà động khí công có thể để mũi giáo sắc nhọn – một đầu đâm vào yết hầu, một đầu dựa vào chân tường – và họ đẩy người đi tới khiến cây giáo cong vòng mà cổ họng của họ chẳng hề xây sát gì!


Với Tĩnh khí công, không “ồn ã” như vậy. Những nhà luyện tập phương pháp Tĩnh khí công có thể đạt đến những công  năng  phi thường khác, chẳng hạn như: họ có thể tự chữa cho mình khỏi những căn  bệnh    mà với nền y học hiện nay – vẫn còn đang phải bó tay (một số công năng phi thường dị biệt khác rất khó đề cập ở đây).


Chính năng lực hết sức phi thường từ việc luyện tập khí công mang lại – đã khiến Khí công nói chung – mang một sắc thái như là “huyền bí” đặc biệt hấp dẫn. Và, có lẽ cũng từ đó – đã khiến các phương pháp khí công – nhiều như… “nấm mọc mùa mưa”.


Luyện tập khí công dưỡng sinh
Khí công sư Hoàng Vũ Thăng.

Các phương pháp khí công – nhiều như… “nấm mọc mùa mưa” – đã trở thành vấn nạn xã hội. Trong đó rất nhiều phương pháp được trích dịch từ những tài liệu không đáng tin cậy – cùng với khả năng hiểu biết về ngoại ngữ, hiểu biết về khí công của người biên dịch rất mực hạn chế – đã khiến người luyện tập không những không đạt kết quả như mong muốn – mà còn có thể gặp phải vấn nạn: “Tẩu hỏa nhập ma”. Đặc biệt, nhiều phương pháp chẳng có chút gì là khí công cũng tự cho rằng đó là “Khí công đặc hiệu”! Đây là những việc làm khiến nhiều người mất niềm tin về một phương pháp – vốn mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.


Trải qua hơn mười năm tiếp cận với phương pháp Tĩnh khí công. Ở đây, xin giới thiệu phương pháp Tĩnh khí công Việt Nam của Khí công sư Hoàng Vũ Thăng.


Có lẽ, ông Hoàng Vũ Thăng đã dành trọn cả một đời của mình – để chữa bệnh cho người – thông qua việc chuyên luyện phương pháp Tĩnh khí công đặc dụng của mình.


Khi đề cập toàn bộ và đầy đủ phương pháp Tĩnh khí công Việt Nam của Khí công sư Hoàng Vũ Thăng – e rằng người mới tiếp cận – sẽ rất khó trong luyện tập. Mặt khác, yêu cầu đặt ra ở đây chỉ là: giúp người luyện tập tự chữa bệnh – vì vậy, ở đây, cũng chỉ giới thiệu một phần: “Thực pháp” – bằng một phác đồ tổng quát – giúp người luyện tập tự chữa mọi bệnh tật cho mình.


Xin khẳng định: đây là phương pháp đã được trải qua thực nghiệm và đã thực chứng về hiệu quả: bệnh giảm dần và dứt khỏi bệnh là điều hiển nhiên – không thể chối bàn.


Luyện khí công để chữa bệnh và dưỡng sinh như thế nào?


Trước khi thực hành phương pháp này – cần phải hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của khái niệm bệnh.


Bỏ ra trường hợp các cơ quan bị thoái hóa do tuổi già, thì, Bệnh xảy ra bởi các nhân tố ngoại lai: như vi khuẩn, vi trùng, vi rút… và bởi các nhân tố nội sinh: Buồn, chán, lo lắng … hoặc do bẩm sinh (di truyền…) Hiểu về bệnh như vậy là không sai – tuy nhiên, đó chưa phải là bản chất của nó. Sự thật là: Bệnh của người nào là do nghiệp quả của người đó mà ra.


Ở đây sẽ có một quan điểm có vẻ hơi khác thường song đó lại là sự chân thật: Gốc của bệnh là do sự lỗi, sự hư hỏng từ cấu trúc tâm linh của mỗi người. Sự lỗi, sự hư hỏng cấu trúc tâm linh của mỗi người là do sự tạo tác nghiệp (từ nhiều đời, nhiều kiếp) mà ra . Và, từ sự lỗi, sự hư hỏng của cấu trúc tâm linh mà khiến thể bệnh phát sinh.


Như vậy, muốn chữa được bệnh – phải chữa từ gốc. Có nghĩa : phải chấm dứt sự tạo tác nghiệp xấu (duyên xấu) và phải tăng cường tạo tác nghiệp tốt (thiện, duyên tốt). Tại sao?


Vì tất cả đều được chuyển hóa vào tâm linh người và tạo ra một cấu trúc tâm linh – mà, theo đó: một người sẽ được khỏe mạnh hay bị đau yếu. Cho nên, ngay cả là nhân tố là ngoại lai: vi trùng, vi khuẩn, vi rút… cũng chỉ tác động với một số người  – không bao giờ dành cho tất cả mọi người.


Một khi đã tạo tác nghiệp tốt (thiện, duyên tốt), chẳng hạn như thực hiện 5 điều cụ thể: 


- 1. Không sát sanh

- 2. Không trộm cắp

- 3. Không nói dối, không nói hai lời… nói chung là không gây nghiệp xấu từ khẩu nghiệp

- 4. Không tà dâm

- 5. Không uống rượu – ngoài ra luôn ý thức cần phải cố gắng: ly dục, ly bất thiện pháp, ly tham, ly sân, đoạn ái – được chừng nào hay chừng ấy – thì, việc ngăn ngừa, chữa được bệnh là điều có nhiều thuận lợi và dễ dàng.


Cho nên: trước một nghiệp quả nhất định – chữa được bệnh đến đâu, như thế nào – gặp thầy gặp thuốc ra sao – hoàn toàn là do tự mỗi người. Riêng với thầy thuốc, một người thầy thuốc chân chính sẽ nhận thức ra một cách đúng đắn và sâu sắc là: Phước chủ, may thầy (do phước báo của người bệnh mà thầy thuốc may mắn chữa được bệnh – khiến tiếng lành đồn xa…).


Ở đây xin nói rõ thêm: nền khoa học y khoa tiến bộ không ngừng, với sự can thiệp của phẫu thuật y học – đã khiến thay đổi được cấu trúc phần thể – từ đó thay đổi được cấu trúc tâm linh phần thể. Những ai chỉ nhờ vào sự can thiệp của phẫu thuật mà hết bệnh (chỉ chịu tốn kém) – thì đã là phước đức lắm lắm. Tuy nhiên, bệnh tật của con người vốn dĩ không chỉ dừng lại như vậy – có những bệnh, sự can thiệp của phẫu thuật – không thể hết tật, bệnh – tất cả như thể chờ đợi một “phép mầu” – “phép mầu” này – trước khi lay động được năng lực tâm linh nào đó hóa độ – thì … chỉ có thể trông cậy vào … chính năng lực tâm linh của bản thân mình.


Nguyên tắc luyện khí công


1. Nguyên lý về “Thống” (Bệnh ở đây đề cập đến thể bệnh):

Y học Đông phương (y học Cổ truyền) và Tĩnh khí công có quan niệm về bệnh (thể bệnh) như sau:

- “Bất thông thì thống” ; “Thông thì bất thống”

- Hoặc cách nói khác: “Bất thống là do thông”.


Với Tĩnh khí công: “Bất thông” là do khí tụ (khí tụ do ngoại lai là: vi trùng, vi rút, vi khuẩn – hoặc do nội sinh: lo sợ, buồn, giận … hoặc do di truyền). Khí tụ lâu ngày thành kết. Sự kết (cứng) lâu ngày thành bệnh mãn tính – và có thể gây ung thư. Khí tụ và khí kết này tổng quát gọi là hư khí.


Dùng tĩnh khí công chữa bệnh là áp dụng nguyên lý: Điều chuyển khí sao cho phá vỡ sự tụ khí và kết khí . Một khi không còn sự tụ khí và kết khí nữa – có nghĩa là khí huyết đã lưu thông tốt – thì hết bệnh.


2. Nguyên lý “Ý – khí – lực”.

Như trên đã trình bày, để phá vỡ sự tụ khí hay kết khí đòi hỏi phải điều chuyển được một luồng khí – sao cho khí lực của luồng khí này đủ mạnh – từ đó mới có thể phá vỡ sự tụ khí hay kết khí.


Với những người mới luyện tập khí lực tạo ra thường yếu ớt – do vậy phải mất rất nhiều công sức, mất rất nhiều ngày – mới có thể phá vỡ sự tụ khí. Để phá vỡ sự kết khí còn gian nan hơn. Cho nên, để tập luyện thành công phương pháp Tĩnh khí công, điều tiên quyết đó phải là sự kiên trì. Không có sự kiên trì thì không thể tiếp cận được phương pháp huyền diệu này.


Tĩnh khí công thực hiện nguyên lý ý – khí - lực như sau: dụng ý – điều chuyển khí – tạo lực. Như vậy, ý – là điều đầu tiên cũng là điều then chốt của mắt xích: ý – khí – lực. Sự tập trung cao độ là điều kiện để rút ngắn thời gian luyện tập và cũng dễ gặt hái những thành quả tốt đẹp về mục đích mong muốn. Những ai thiếu tập trung, việc tập luyện trở thành nặng nề, ì ạch…


Sự cảm nhận về luồng khí tạo ra, thoạt tiên, đó chỉ là mơ hồ sau sự cảm nhận sẽ rõ dần. Một số ngƣời rất chậm nhận ra luồng khí này, tỏ ra hoang mang rồi nghi ngại và bỏ nửa chừng (thực tế cho hay: cho dù chưa cảm nhận được khí – song, quá trình thu khí, điều chuyển khí, xả bỏ hư khí bệnh tật vẫn cứ xảy ra). Như vậy, không xác lập được niềm tin thì cũng không thể đạt được kết quả mong muốn cuối cùng.


Tài liệu này đƣợc biên soạn một cách kỹ lưỡng và chắt lọc. Mọi câu, mọi ý được suy xét, cân nhắc cẩn trọng – vì vậy nhất thiết cần đọc chậm, đọc kỹ, hiểu đúng. Một khi đã hiểu đúng, hiểu đủ – và thực hành đủ, đúng, thƣờng xuyên hàng ngày – thì kết qủa tốt đẹp như mong muốn là điều hiển nhiên, không nghi ngờ.


Một phần thưởng hết sức có ý nghĩa đối với những ai quyết tâm, nỗ lực đến cùng: họ đã có được một phương pháp tuyệt diệu trong tay.