Luận văn ứng dụng cntt trong kiểm tra đánh giá năm 2024

  • 1. ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN HẢI DŨNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN HẢI DŨNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN VĂN HIẾU Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 3. xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hải Dũng
  • 4. hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý – Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế, Quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Linh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trƣờng trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình, giúp đỡ, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Hiếu, đã tận tình hƣớng dẫn tôi nghiên cứu trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Dũng
  • 5. bìa ....................................................................................................... i Lời cam đoan ....................................................................................................... ii Lời cảm ơn ........................................................................................................... iii MỤC LỤC............................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.................................................................. 7 A. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................11 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................11 4. Giả thuyết khoa học...................................................................................................11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................11 6. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................11 7. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................12 8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................12 B. NỘI DUNG ..............................................................................................................13 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.................................................................................................................................13 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................13 1.2. Các khái niệm cơ bản.............................................................................................15 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng ...............................................15 1.2.2. Hoạt động dạy học .................................................................................... 18 1.2.3. Công nghệ thông tin............................................................................................19 1.3. Hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở ........................................................19 1.3.1. Hoạt động dạy ...................................................................................................19 1.3.2. Hoạt động học .....................................................................................................20
  • 6. hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học ............................................21 1.3.3. Bản chất của dạy học ..........................................................................................21 1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ......................................22 1.4.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học...................................................22 1.4.2. Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT đối với việc dạy học ....23 1.4.3. Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng........................................................24 1.4.4. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu .......................................................................24 1.4.5. Ứng dụng trong đánh giá ....................................................................................25 1.4.6. Ứng dụng trong học tập của học sinh .................................................................25 1.5. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học .........................26 1.5.1. Quản lý hoạt động dạy học .................................................................................26 1.5.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học........................................28 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trƣờng THCS .....................................................................31 1.6.1. Yếu tố khách quan...............................................................................................31 1.6.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................................32 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ..........................................................................................35 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và giáo dục huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ............................................................35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................35 2.1.2. Đặc điểm kinh tế .................................................................................................36 2.1.3. Văn hóa - xã hội..................................................................................................36 2.1.4. Khái quát về phát triển giáo dục huyện Vĩnh Linh.............................................36 2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu.........................................................................39 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị..........................................................40 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học................................................................................40
  • 7. năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong giảng dạy.................................................................................................................................41 2.3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, tự học của giáo viên ...............................................................................................................................42 2.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh...............44 2.3.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tại các trƣờng THCS.............45 2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị............................................................................................46 2.4.1. Thực trạng quản lý việc nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học................................................................................................46 2.4.2. Thực trạng công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...........................................................................................48 2.4.3. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên và học tập của học sinh...........................................................................51 2.4.4. Quản lý xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin tại các trƣờng THCS.............................................................................................................................55 2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học .........................................................................................................57 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................................59 2.5.1. Mặt mạnh ............................................................................................................59 2.5.2. Mặt yếu................................................................................................................59 2.5.3. Cơ hội .................................................................................................................60 2.5.4. Thách thức...........................................................................................................61 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ..........................................................................................63 3.1. Cơ sở xác lập các biện pháp...................................................................................63 3.1.1. Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học .........................................................................................................63
  • 8. hƣớng, chủ trƣơng của ngành, của địa phƣơng về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ....................................................................................64 3.2. Nguyên tắc xác lập các biện pháp..........................................................................65 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu......................................................................65 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.....................................................................65 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .....................................................................65 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................................65 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả......................................................................66 3.3. Các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học.................................................................................................................................66 3.3.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho đội ngũ giáo viên và học sinh...........................................................66 3.3.2. Biện pháp 2. Bồi dƣỡng kiến thức và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên và học sinh..................................................................68 3.3.3. Biện pháp 3. Tăng cƣờng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của giáo viên ................................................................................71 3.3.4. Biện pháp 4. Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của học sinh .............................................................................................................73 3.3.5. Biện pháp 5. Huy động nguồn vốn, đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT ............................................................................................................................74 3.3.6. Biện pháp 6. Hoàn thiện cơ chế về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học......................................................................................................76 3.3.7. Biện pháp 7. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ..........................................................................................................................78 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................................79 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...............................79 3.5.1. Khái quát về phƣơng pháp khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất .........................................................................................................79 3.5.2. Kết quả khảo nghiệm ..........................................................................................81 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................................86
  • 9. .....................................................................................................................86 2. Khuyến nghị..............................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................90 PHỤ LỤC
  • 10. CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CB-GV Cán bộ, giáo viên CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HS Học sinh NV Nhân viên QLGD Quản lý giáo dục QLHS Quản lý học sinh QLNN Quản lý nhà nƣớc SL Số lƣợng THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân
  • 11. BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG TRANG Bảng 2.1. Quy mô phát triển trƣờng, lớp, HS của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .........37 Bảng 2.2. Thống kê chất lƣợng giáo dục toàn diện qua các năm .................................38 Bảng 2.3. Phân loại đánh giá và số điểm trung bình thang đo 5 mức...........................39 Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, HS đối với việc ứng dụng CNTT............ 40 Bảng 2.5. Đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của GV.........41 Bảng 2.6. Đánh giá việc ứng dụng CNTT nghiên cứu, tự học của GV........................43 Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT của HS vào hoạt động học tập..................................................................................................................................44 Bảng 2.8. Đánh giá việc học môn tin học của HS ........................................................44 Bảng 2.9. Đánh giá về cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động dạy học .......... 45 Bảng 2.10. Đánh giá việc nâng cao nhận thức cho CB-GV, HS về ứng dụng CNTT ............................................................................................................................47 Bảng 2.11. Đánh giá sự cần thiết của việc bồi dƣỡng kiến thức tin học, tập huấn sử dụng các chƣơng trình, phần mềm ứng dụng cho GV, HS...........................................49 Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho GV...............................................................................................................49 Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của GV....................................................................................................................51 Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS .....................................................................................................................53 Bảng 2.15. Đánh giá quản lý xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT ...........................55 Bảng 2.16. Thực trạng nguồn kinh phí chủ yếu cho việc trang bị máy tính, các thiết bị CNTT của nhà trƣờng ..............................................................................................56 Bảng 2.17. Đánh giá thực trạng xây dựng môi trƣờng tích cực, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV .......................................................57 Bảng 3.1. Phân loại đánh giá và số điểm trung bình thang đo 3 mức...........................80 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ...........................................................................82
  • 12. quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ...........................................................................83 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp.........................................84
  • 13. Lý do chọn đề tài Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục và đào đạo luôn là một trong những vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội cũng nhƣ trong thực tiễn cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc ta từ trƣớc đến nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” [12]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI đã nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [2]. Nghị quyết số 26 /NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức quản lý, nội dung và chương trình đào tạo, phương thức dạy và học nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [10]. Đặc biệt là chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khẳng định: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, … tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [1]. Bộ giáo dục và đào đạo đã ban hành nhiều chỉ thị và hƣớng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục nhƣ: Chỉ thị số 3131/CT- BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên đã nêu: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu đội ngũ các cấp (trường, phòng, sở) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo” [3]. Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành giáo dục đã nêu: “Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại” [4].
  • 14. qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Linh đã rất quan tâm đến công tác đổi mới, cải tiến phƣơng pháp dạy học. Đặc biệt là sự đầu tƣ về nhân lực, vật chất, tài chính và nguồn lực thông tin cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học và trong công tác quản lý giáo dục. Toàn ngành đã có những bƣớc phát triển cả về quy mô và chất lƣợng. Đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản về công tác quản lý giáo dục; nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo ở địa phƣơng; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở địa phƣơng. Tuy nhiên, trƣớc xu thế hội nhập của quốc tế, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức thì giáo dục huyện Vĩnh Linh nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác quản lý giáo dục còn bộc lộ những yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý chƣa đồng bộ, còn hạn chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, nhất là quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Hiện nay, nhiều trƣờng THCS đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và xem công nghệ thông tin nhƣ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các trƣờng THCS phần lớn chỉ dừng lại ở mức chủ trƣơng hoặc thực hiện không thƣờng xuyên, chƣa sâu rộng, còn thiếu những biện pháp cụ thể, thiết thực, chƣa tạo động lực trong việc nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viên còn nhiều hạn chế, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chƣa đáp ứng đƣợc sự quan tâm, mong muốn của xã hội. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.
  • 15. nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng THCS trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 4. Giả thuyết khoa học Hiệu quả hoạt động quản lý dạy học sẽ đƣợc nâng cao và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
  • 16. nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng của các trƣờng THCS trong toàn huyện. - Phƣơng pháp điều tra: Dùng phiếu câu hỏi để thông qua đó thu thập thông tin, ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trƣờng THCS. - Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo QLGD, giáo viên, nhân viên trong toàn huyện. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trƣờng THCS. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Dùng phƣơng pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra. Sử dụng phần mềm Microsoft office Exel để xử lý kết quả điều tra. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn đƣợc cấu trúc gồm 3 phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung nghiên cứu: gồm 3 chƣơng Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS. Chƣơng 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chƣơng 3. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Phần 3: Kết luận và khuyến nghị -Tài liệu tham khảo -Phụ lục
  • 17. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Công nghệ thông tin truyền thông trở thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đầu tƣ CNTT và truyền thông đã đƣợc thực hiện rất sớm ở các nƣớc phát triển, từ những năm 1970 (Mỹ, Anh, Nhật Bản…), từ những năm 1980-1987 (Singapore, Hàn Quốc…). Xác định rõ vai trò của CNTT đối với sự phát triển của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ động đƣa việc ứng dụng CNTT vào thực tiễn với nhiều chủ trƣơng, chính sách và đã ra các văn bản, nghị quyết phù hợp với từng gian đoạn lịch sử của đất nƣớc. Ngay sau khi thống nhất đất nƣớc, Hội đồng Chính phủ đã hai lần ra các Nghị quyết (số 173-CP/1975 và số 245-CP/1976) về tăng cƣờng ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cƣờng quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nƣớc. Từ sự xác định đúng đắn vai trò của CNTT trong nền kinh tế tri thức, ngày 22/9/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nƣớc trong việc đƣa ngành CNTT&TT sánh ngang tầm khu vực và thế giới. Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin: “Đến năm 2020, Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh” [8].
  • 18. 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành trung ƣơng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: “Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo” [2]. Bộ GD & ĐT đã có những chỉ thị, hƣớng dẫn về tăng cƣờng giáo dục, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục. Ngày 25 tháng 8 năm 2015, Bộ GD & ĐT đã ban hành chỉ thị số 3131/CT- BGDĐT về nhiệm vụ trong tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên, chỉ thị đã nêu: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu đội ngũ các cấp (trường, phòng, sở) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo” [3]. Ngày 26 tháng 8 năm 2016 ban hành chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục, chỉ thị đã nêu: “Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại” [4]. CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một trong những nhân tố thúc đẩy đối với thành công trong công cuộc đổi mới của Việt Nam. Đảng và Nhà nƣớc ta coi CNTT là một trong những lĩnh vực ƣu tiên, đặt nền móng cho những đột phá về phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao nói riêng, công cuộc hiện đại hoá nói chung. Ngày nay CNTT ở nƣớc ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Công tác quản lý hoạt động dạy học, trong đó quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản lý, các cơ sở giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển CNTT thì việc quản lý ứng dụng CNTT đƣợc các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các nhà trƣờng đã đƣợc một số luận văn thạc sĩ, và một số công trình nghiên cứu khoa khọc đã đề cập đến nhƣ:
  • 19. Sỹ Đức (2005), “Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học”, Dự án phát triển giáo dục THCS II. Tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”, NXB Giáo dục. Tác giả Đặng Thị Thu Thủy (2012), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong trƣờng trung học cơ sở”, NXB Giáo dục. Tác giả Lê Thành Đạt (2012) “Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tại trường trung cấp y tế Bến Tre, tỉnh Bến Tre”, Luận văn thạc sĩ. Tác giả Đỗ Trung Quân (2012), “Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ. Tác giả Dƣơng Thị Ánh Linh (2013) “Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ. Các đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Các tác giả đã đƣa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở một phạm vi, một khía cạnh nào đó, chƣa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Vì thế bản thân tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này với mong muốn đề ra những biện pháp thiết thực, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là một khái niệm rất rộng và đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, có nhiều tác giả đƣa ra các khái niệm quản lý theo nhiều cách tiếp cận với các góc độ khác nhau.
  • 20. rằng “Quản lý là một hệ thống các quá trình có thể góp phần duy trì một hệ thống phức hợp bao gồm nguồn nhân lực và kĩ thuật trong sự vận hành hiệu quả. Các khía cạnh quan trọng nhất của quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, chi tiêu ngân sách, tổ chức, tuyển dụng, kiểm soát và giải quyết vấn đề”. Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của các cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Một khái niệm mang tính phổ quát đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quản lý đƣa ra: “Quản lý là sự tác động hợp quy luật, có ý thức, có tính hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức đề ra”. Từ những quan niệm về quản lý nhƣ trên, ta có thể hiểu quản lý là quá trình chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng quản lý một cách có tổ chức, có hƣớng đích, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài ngƣời, nhờ đó mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại đƣợc thừa kế, bổ sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên trong xã hội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi ngƣời. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ, cho nên quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hƣớng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” [21, tr15]. Tác giả Nguyễn Phúc Châu thì cho rằng khái niệm QLGD có hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô.
  • 21. vĩ mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục các cấp đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin) để hệ thống giáo dục vận hành đạt mục tiêu phát triển giáo dục [5, tr24]. - Cấp vi mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể ngƣời học và các lực lƣợng tham gia giáo dục khác trong và ngoài cơ sở giáo dục đó nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học nhằm làm cho cơ sở giáo dục vận hành luôn luôn ổn định và phát triển để đạt tới mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đó [5, tr24]. Nhƣ vậy QLGD là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng giáo dục và khách thể quản lý giáo dục về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Từ những khái niệm nêu trên ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt mục tiêu giáo dục đề ra. 1.2.1.3. Quản lý nhà trường Nhà trƣờng là một đơn vị cơ sở trong cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trƣờng là cơ quan giáo dục chuyên biệt, nơi chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo dục. Quản lí nhà trƣờng đƣợc các chủ thể quản lí các cấp thực hiện một cách khoa học với các kế hoạch hoạt động, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá để thực hiện các chức năng của nhà trƣờng trên cơ sở những đặc điểm giáo dục trong nhà trƣờng. Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trƣờng hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đƣa nhà trƣờng từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [15].
  • 22. thì lãnh đạo nhà trƣờng (Ban giám hiệu) gồm: Hiệu trƣởng và Phó Hiệu trƣởng là chủ thể quản lý đƣợc giao trách nhiệm trực tiếp quản lí. Nhƣ vậy, ta có thể hiểu: Quản lí nhà trƣờng là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thể quản lí nhà trƣờng đến khách thể quản lí nhà trƣờng nhằm đƣa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trƣờng đạt tới mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng đó. 1.2.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học là tập hợp những hoạt động của thầy và trò dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của thầy nhằm giúp trò phát triển đƣợc nhân cách và nhờ đó mà đạt tới mục đích dạy học. Dạy học gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó, dƣới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, ngƣời học tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập. Trong hoạt động dạy học, hoạt động của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hoạt động học của ngƣời học có vai trò chủ động, tích cực. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh có liên hệ tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì việc dạy học không diễn ra. Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa ngƣời dạy và ngƣời học nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của nhân cách ngƣời học” [5,tr.33]. Nhƣ vậy, chúng ta thấy: sự điều khiển tối ƣu hoá quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách. Dạy và học có những mục đích khác nhau, nếu học nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạy có mục đích điều khiển sự học tập. Hoạt động dạy và học đều có những nét chung mang thuộc tính bản chất và đều có các yếu tố cấu trúc của mọi hoạt động. Tuy nhiên, hai hoạt động đó lại có những điểm khác biệt về chủ thể, đối tƣợng, mục đích, phƣơng
  • 23. quả hoạt động. 1.2.3. Công nghệ thông tin Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đang không ngừng cải cách, đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với xu thế phát triển. Ngƣời học không chỉ đòi hỏi biết thêm nhiều tri thức, mà phải có năng lực tìm kiếm tri thức và tạo tri thức. Trong xã hội thông tin, những ngành công nghệ cao đang phát triển mạnh mẽ và CNTT là một trong những ngành quan trọng hàng đầu, giữ vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy các ngành công nghệ khác phát triển. Nghị quyết số 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam đã nêu: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội” [7]. Theo tác giả Đặng Hữu: “Công nghệ thông tin là hệ thống các tri thức và phƣơng pháp khoa học, các kỹ thuật, công cụ và phƣơng tiện hiện đại, các giải pháp công nghệ … đƣợc sử dụng để thu thập, lƣu trữ, xử lý, sản xuất, xuất bản, phát hành và truyền thông tin nhằm giúp con ngƣời nhận thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời” [16,tr.41]. Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Nhƣ vậy, CNTT là một hệ thống các phƣơng pháp khoa học, công nghệ, phƣơng tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lƣu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… của con ngƣời. 1.3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.3.1. Hoạt động dạy Dạy học là con đƣờng đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và
  • 24. các con đƣờng, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Mục đích của hoạt động dạy là thực hiện mục đích giáo dục tổng thể trong việc hình thành nhân cách ngƣời học phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và đƣợc cụ thể hóa thành các nhiệm vụ dạy học nhằm cải biến và hoàn thiện hoạt động nhận thức, kĩ năng thực hành của học sinh, hình thành và phát triển nhân cách ngƣời học thông qua chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên và tập thể sƣ phạm với đối tƣợng của hoạt động dạy là hoạt động của học sinh thông qua phƣơng pháp, hình thức tổ chức tác động sƣ phạm, tổ chức quản lý nhằm giúp học sinh tích cực, tự giác học tập và phát triển năng lực học sinh để đạt kết quả là chất lƣợng và trình độ mới của học sinh về sự phát triển nhân cách. Hoạt động dạy là hoạt động có mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện xác định và ngƣời dạy thực hiện theo nội dung chƣơng trình đào tạo đã định nhằm giúp ngƣời học đạt các mục tiêu theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo. Trong quá trình giảng dạy, các hoạt động của GV đƣợc phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của HS góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của HS. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Dạy là sự điều khiển tối ƣu hóa quá trình ngƣời học chiếm lĩnh nội dung học và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực, phẩm chất)” [24, tr.25]. Theo UNESCO hoạt động dạy học có bốn trụ cột: Học để biết, học để làm việc, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Điều đó có nghĩa là quá trình dạy học phải làm cho ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động tìm kiếm tri thức mới, biết hợp tác để cùng phát hiện, giải quyết những vấn đề khúc mắc do tri thức mới đem lại. 1.3.2. Hoạt động học Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dƣới sự điều khiển sƣ phạm của giáo viên” [24, tr34]. Để tồn tại và phát triển, cá nhân cần có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng sống. Muốn vậy, cá nhân đó phải chuyển hoá
  • 25. nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của riêng mình, tức là phải học. Học là quá trình tự điều khiển tối ƣu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó, hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực tự lực và sáng tạo dƣới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực, sáng tạo của học sinh để đạt đƣợc 3 mục đích: tri thức - kỹ năng - thái độ. Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của ngƣời học, thông qua đó, ngƣời học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan. Mục đích của hoạt động học là nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, giá trị văn hóa của loài ngƣời để lại, trên cơ sở đó mà hình thành năng lực sáng tạo trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội, biết chung sống với xã hội hiện tại và kết quả của hoạt động học là những khả năng mới của học sinh trong việc nhận thức, cải biến hiện thực, là sự phát triển của nhân cách học sinh phù hợp với nhu cầu xã hội. 1.3.3. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Sự tồn tại và phát triển của mặt này quy định sự tồn tại và phát triển của mặt kia. Hoạt động dạy đƣợc quy về hoạt động định hƣớng, giúp đỡ, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh và động viên các hoạt động học tập của học sinh. Sự định hƣớng của ngƣời dạy đƣợc thực hiện thông qua việc tạo ra môi trƣờng sƣ phạm, trong đó bao hàm các yếu tố cần có đối với sự phát triển của ngƣời học mà xã hội đặt ra và cách giải quyết chúng. Ngƣời học phải trực tiếp đối mặt với đối tƣợng học tập còn ngƣời dạy chỉ là tác nhân, giúp ngƣời học khắc phục những trở ngại khách quan và chủ quan nảy sinh trên con đƣờng chinh phục đối tƣợng. 1.3.4. Bản chất của dạy học Dạy học là một quá trình gồm hai hoạt động gắn bó với nhau không thể tách rời, đó là: “Dạy” và „Học”. Trong đó bản chất của “dạy” là hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn và định hƣớng hoạt động “học” theo mục tiêu dạy học. Bản chất của
  • 26. hoạt động chủ động của học sinh tìm kiếm kiến thức dƣới sự tổ chức, định hƣớng và giúp đỡ của giáo viên; tạo sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách nhằm đạt mục tiêu dạy học. Vì vậy, có thể nói, bản chất của dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dƣới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học. 1.4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.4.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học Theo chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 của Thủ tƣớng Chính phủ (2012) thì: “Phát triển các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi ngƣời, giúp ngƣời học hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc và nâng cao chất lƣợng cuộc sống” [11]. CNTT có tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phƣơng pháp dạy học, là phƣơng tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. CNTT có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Do đó, CNTT có vai trò khá quan trọng trong quá trình dạy học. Đối với hoạt động dạy học: Có vai trò hỗ trợ tích cực cho nội dung, phƣơng pháp và tổ chức quá trình học tập để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy. Đối với giáo viên: Góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, giúp giáo viên truyền thụ đƣợc nhiều kiến thức cho học sinh. Thông qua CNTT, ngƣời dạy truyền đạt và làm rõ hơn những kiến thức trọng tâm trong bài học, đồng thời thông qua máy tính và các phần mềm, công cụ tìm kiếm, thiết kế bài giảng thì những kiến thức truyền thụ cho học sinh đƣợc thể hiện bằng những hình ảnh, âm thanh, màu sắc… cùng với những ngân hàng dữ liệu đa dạng kết nối với nhau, giáo viên có thể biến những kiến thức trừu tƣợng trở nên đơn giản hơn, trực quan hơn, sinh động hơn. Thông qua CNTT, giáo viên thuận lợi trong quá trình lƣu trữ, trao đổi thông tin và cập nhật dữ liệu khi cần.
  • 27. sinh: CNTT là một trong những công cụ hữu hiệu để kích thích hứng thú ngƣời học, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, phát huy tính năng động, sáng tạo mà giáo viên định hƣớng cho học sinh. Chính sự hứng thú đó sẽ thúc đẩy học sinh tích cực, phát huy năng lực, sáng tạo của mình để nắm bắt và chiếm lĩnh tri thức mới. Với việc sử dụng CNTT học sinh có thể học mọi nơi, mọi lúc, học nhiều kiến thức, tra cứu thông tin nhanh và rộng lớn, đồng thời có khả năng trao đổi kiến thức với bạn bè, thầy cô giáo cũng nhƣ tự kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khách quan trình độ của bản thân. Giáo viên đóng vai trò là ngƣời cố vấn, giúp đỡ học sinh tự tìm kiếm để nghiên cứu, tự biến đổi thông tin thành tri thức, thành kĩ năng. Do đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. 1.4.2. Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT đối với việc dạy học Muốn sử dụng CNTT để phục vụ tốt công việc sáng tạo của mình, trƣớc hết ngƣời giáo viên cần nắm chắc kiến thức cơ bản về tin học, những kĩ năng khi sử dụng máy vi tính và thiết bị CNTT thông dụng nhất. - Kĩ năng sử dụng internet. - Kĩ năng tra cứu và xử lí thông tin. - Kĩ năng gửi và nhận thông tin qua internet. - Kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua internet. - Kĩ năng diễn đạt ý tƣởng bằng công cụ CNTT. Trình bày ý tƣởng của mình một cách rõ ràng và thuyết phục, không chỉ trình bày bằng lời mà còn trình bày diễn đạt ý tƣởng bằng CNTT. Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn: Phần mềm dạy học tạo ra môi trƣờng học tập mới giúp học sinh khám phá, giải quyết vấn đề, sáng tạo trong việc học, tiếp thu bài. Mặt khác giáo viên phải biết cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong môi trƣờng CNTT, có khả năng sử dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
  • 28. các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản phẩm phần mềm dạy học cá nhân: Trong môi trƣờng dạy học, đa dạng với các đối tƣợng học sinh khác nhau, giáo viên có thể tạo ra các phần mềm dạy học riêng mình để thích ứng với quá trình dạy học. Các phần mềm dạy học nhƣ phần mềm 3DproS, phần mềm vẽ bản đồ tƣ duy, phần mềm Crocodile Physics…. 1.4.3. Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng Xu thế dạy học nhờ sự trợ giúp của CNTT là một trong những biện pháp nhằm đổi mới phƣơng pháp dạy học và nâng cao chất lƣợng đào tạo, việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã phát triển, góp phần tạo ra nhiều hình thức đa dạng và phong phú, các bài giảng đƣợc xây dựng, thiết kế trên máy tính dựa vào một số phầm mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ dạy học một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể không sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại. Công nghệ thông tin và truyền thông mới đã cung cấp cho chúng ta những phƣơng tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web, các công cụ đa phƣơng tiện bao gồm âm thanh, hình ảnh, video minh họa… Để sử dụng các phƣơng tiện dạy học, GV cần làm chủ phƣơng tiện dạy học, trong đó projector, màn hình tivi là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay. 1.4.4. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu Với sự phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ nhƣ hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một thƣ viện khổng lồ, và luôn đƣợc cập nhật từng ngày, từng giờ về mọi lĩnh vực. Do đó, chúng ta cần phải khai thác hiệu quả các dữ liệu cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Để khai thác đƣợc các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay … Một trong các công cụ đƣợc sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm trên google. Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thƣờng, cần biết khai thác từ các nguồn thƣ viện tài nguyên trực tuyến.
  • 29. nguyên trực tuyến: là thƣ viện mà ở đó các bộ sƣu tập đƣợc lƣu trữ dƣới dạng số và có thể truy cập bằng máy tính. Nội dung số có thể đƣợc lƣu trữ cục bộ hoặc truy cập từ xa qua mạng internet. Trong đó thƣ viện số là một loại hệ thống truy hồi thông tin. Một số thƣ viện nổi tiếng hiện nay nhƣ: - Bách khoa toàn thƣ (www.wikipedia.org) - Bách khoa toàn thƣ mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/ - Thƣ viện tƣ liệu giáo dục: (http://tulieu.edu.vn) -Thƣviệngiáotrìnhđiệntử:(http://ebook.edu.net.vn) - Thƣ viện bài giảng điện tử: Là trang web cho phép mọi ngƣời chia sẻ bài giảng và giáo giáo án của mình, đồng thời chứa các bài giảng của một cá nhân, một trƣờng hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi ngƣời cùng sử dụng và đƣợc xem nhƣ là một kho tri thức của nhân loại, mọi ngƣời ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội nhƣ nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức đó. Chẳng hạn nhƣ thƣ viện bài giảng điện tử Violet: http://baigiang.violet.vn/ 1.4.5. Ứng dụng trong đánh giá Đánh giá là quá trình thu thập thông tin và đƣa ra việc xử lí thông tin kịp thời về trình độ, khả năng đạt đƣợc nhằm tạo ra những quyết định. Ngày nay, công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nói chung và đánh giá học sinh nói riêng nhờ những lợi thế của nó về tính toán, thống kê, lƣu trữ, tìm kiếm, sắp xếp, lọc dữ liệu… Nhờ công nghệ thông tin mà học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của mình để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Giáo viên, nhà trƣờng đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính. 1.4.6. Ứng dụng trong học tập của học sinh Trong nhà trƣờng, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, thực hiện sứ mệnh “trồng ngƣời”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập đƣợc môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lƣợng tri thức đƣợc tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi ngƣời
  • 30. xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọi nơi. CNTT đang trở thành phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc để thực hiện các mục tiêu trên. Ngoài ra, CNTT cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của học sinh dƣới nhiều hình thức: - Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet. - Tham gia các lớp học qua mạng. - Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm khác nhau. - Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn. - Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online)… 1.5. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.5.1 Quản lý hoạt động dạy học 1.5.1.1. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Quản lý hoạt động dạy học: là thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học của cấp học. Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trƣờng, là nhiệm vụ trọng tâm của ngƣời quản lý. Ngƣời quản lý phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học để ngày càng nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Yêu cầu của quản lý hoạt động dạy học của giáo viên là quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, nhƣng trƣớc hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của ngƣời dạy một cách đồng bộ, hài hòa, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học. Quy trình đó có tính tuần hoàn và đƣợc bắt đầu từ khâu soạn bài, tiếp đó là giảng bài và tạm thời kết thúc ở khâu đánh giá kết quả; cho nên, quản lý dạy học trƣớc hết là quản lý các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học của giáo viên. Hiệu trƣởng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên thông qua việc phân cấp quản lý cho Phó hiệu trƣởng và các tổ trƣởng chuyên môn hoặc nhóm trƣởng chuyên môn. Các tổ trƣởng chuyên môn hoặc nhóm trƣởng chuyên môn cùng với
  • 31. có nhiệm vụ kiểm tra bài soạn, hồ sơ giảng dạy của giáo viên, dự giờ thăm lớp định kì hoặc đột xuất. 1.5.1.2. Quản lý hoạt động học tập của học sinh Quản lý hoạt động học tập của học sinh là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý bằng các hoạt động cụ thể nhƣ: Thay đổi nhận thức về học tập, tổ chức quản lý hoạt động học, dạy cách học... nhằm tạo cho học sinh thành những con ngƣời phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu đặt ra. Do đó, công tác quản lý hoạt động học tập phải làm thay đổi nhận thức của học sinh về việc học. Ngay từ đầu năm học, cần tăng cƣờng giáo dục học sinh các hoạt động giáo dục, tạo động cơ học tập cho học sinh, giúp học sinh nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc học, trong đó, Hiệu trƣởng là ngƣời chỉ đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bao gồm: chất lƣợng học tập, tinh thần, thái độ, phƣơng pháp, thời gian. Quản lý nhiệm vụ học tập của học sinh: ý thức kỉ luật, sách vở, tài liệu, đồ dùng học tập... Quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hƣớng nghiệp, giáo dục sức khỏe, giới tính... Quản lý việc phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng. 1.5.1.3. Quản lý phương tiện kĩ thuật dạy học Phƣơng tiện dạy học là những thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp đƣợc dùng trong quá trình dạy học giúp tổ chức tốt quá trình dạy học và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời học. Việc quản lý các phƣơng tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: Quản lý việc mua sắm và trang bị: Xuất phát từ nội dung, chƣơng trình và kế hoạch giảng dạy đối với từng môn học, lớp học, bậc học và những danh mục phƣơng tiện kĩ thuật dạy học để có kế hoạch mua sắm; Cập nhật những nội dung, thông tin về phƣơng tiện kĩ thuật dạy học mới để có kế hoạch bổ sung theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
  • 32. sử dụng: Tập huấn cho tất cả cán bộ giáo viên trong trƣờng về tính năng và tác dụng của các phƣơng tiện kĩ thuật dạy học và cách thức sử dụng, đặc biệt là những phƣơng tiện kĩ thuật dạy học hiện đại; Giám sát chặt chẽ việc sử dụng phƣơng tiện kĩ thuật dạy học Quản lý việc bảo quản: Hƣớng dẫn thao tác sử dụng đúng quy trình, vận hành và thời gian sử dụng của mỗi loại phƣơng tiện kĩ thuật dạy học cho ngƣời sử dụng để tránh hỏng hóc, mất an toàn; Cất giữ đúng quy định của nhà sản xuất; Đề cao việc bảo dƣỡng các thiết bị phƣơng tiện kĩ thuật dạy học. 1.5.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 1.5.2.1. Các chức năng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT: Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trƣờng phổ thông đã phổ biến nhiều, tuy vậy việc ứng dụng còn mang tính tự phát, chƣa có kế hoạch tổng thể vì vậy hiệu quả chƣa cao, hiệu suất còn thấp. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng thì cán bộ quản lý cần phải xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tổng thể, lâu dài và kế hoạch cụ thể từng năm, nhằm đảm bảo tính đồng bộ hệ thống ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với điều kiện từng trƣờng. Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học: - Tuyên truyền, vận động, bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức CNTT cho cán bộ giáo viên và học sinh. - Phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phƣơng để tạo sự ủng hộ, phát huy các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT. - Chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch đề ra. Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học: Đánh giá theo từng hoạt động cụ thể, để có biện pháp điều chỉnh cho kế hoạch tiếp theo hợp lý hơn. 1.5.2.2. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học - Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh Lãnh đạo nhà trƣờng tuyên truyền các chủ trƣơng, văn bản, hƣớng dẫn để cán bộ giáo viên và học sinh thấy đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà
  • 33. dụng CNTT cũng nhƣ vai trò của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo nói chung và hoạt động dạy và học nói riêng. Có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhƣ thông qua các buổi hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, các buổi chào cờ, ngoại khóa …. để cán bộ giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn, sâu sắc trong việc nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. - Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ giáo viên và học sinh Để quản lý công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực CNTT, trƣớc hết, nhà trƣờng tìm hiểu, kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên và học sinh, từ đó có kế hoạch, đào tạo bồi dƣỡng. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các khóa học tập, bồi dƣỡng, tập huấn ứng dụng CNTT; Tập huấn, hƣớng dẫn cho học sinh sử dụng các phần mềm, các trang web học tập, tài liệu học mở, đồng thời có các chế độ ƣu tiên, khuyến khích, động viên khi thực hiện ứng dụng CNTT có hiệu quả. - Quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy Việc đƣa CNTT vào hoạt động giảng dạy ở trƣờng học phổ thông hiện nay là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Hiện nay, CNTT trở thành một bộ phận của học vấn phổ thông, cùng với việc dạy tin học, việc ứng dụng CNTT đã đƣợc đặc biệt quan tâm. Để quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy thì nhà trƣờng cần phải tổ chức tập huấn cho giáo viên các phần mềm phổ biến, khai thác thông tin trên internet, sử dụng thƣ viện học liệu mở, áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, thí nghiệm ảo… Tổ chức cho mọi thành viên trong nhà trƣờng đều phải sử dụng CNTT trong quá trình dạy học. Xây dựng kế hoạch và thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn phổ biến đến từng giáo viên, để giáo viên dựa vào đó thực hiện và nhận thức đƣợc công nghệ thông tin là phƣơng tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học, nên hiệu quả của nó phụ thuộc chủ yếu vào cách thức ứng dụng của giáo viên. Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trƣờng quản lý quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT của
  • 34. nhƣ công tác chỉ đạo thực hiện, trao đổi, rút kinh nghiệm, cải tiến ứng dụng CNTT cho phù hợp của tổ chuyên môn. - Quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập Nhà trƣờng tập trung hƣớng dẫn, định hƣớng cho học sinh biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào hoạt động học tập. Thông qua kế hoạch của giáo viên về việc xây dựng hoạt động học tập của học sinh, nhà trƣờng quản lý số tiết, số môn, thời gian thực hiện ứng dụng CNTT của học sinh, công tác tổ chức học tập của các lớp, nhóm học sinh ở tất cả các khối lớp. Tổ chức các hình thức học tập để học sinh tiếp cận với máy tính, nhƣ học nghề tin học, bồi dƣỡng thi giải toán qua mạng, thi tiếng Anh qua mạng, thi tin học trẻ không chuyên… Xây dựng hình thức dạy học theo dự án có ứng dụng CNTT. Khuyến khích, động viên học sinh tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, do đó yêu cầu đối với học sinh phải biết sử dụng máy vi tính làm công cụ trợ giúp học tập các môn học, bằng cách sử dụng phần mềm tự học có sẵn, tự học trên lớp hoặc ở nhà. - Quản lý công tác xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT Để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao thì cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT là điều kiện cần thiết mà nhà trƣờng cần phải quản lý công tác xây dựng, khai thác và sử dụng có hiệu quả, đồng thời nâng cao ý thức bảo quản, giữ gìn tốt trang thiết bị, hạ tầng CNTT. Do đó, để làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất thiết bị, hạ tầng CNTT, nhà trƣờng cần phải: + Khảo sát số lƣợng các trang thiết bị, hạ tầng CNTT và nhu cầu phát triển thêm để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển, bảo quản, giữ gìn. + Chỉ đạo công tác kiểm kê, đánh giá thực trạng các trang thiết bị, hạ tầng CNTT theo định kì để từ đó có kế hoạch xây dựng, bảo dƣỡng. + Có kế hoạch mua sắm, bổ sung, nâng cấp các thiết bị, hạ tầng CNTT phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
  • 35. bảo quản và kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT vào tiêu chí thi đua của nhà trƣờng. - Hoàn thiện cơ chế về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học Để quản lý hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng, cần phải hoàn thiện xây dựng cơ chế. Vì vậy, để hoàn thiện cơ chế về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học thì Hiệu trƣởng nhà trƣờng thông qua các khâu kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để có những tác động đến nhận thức, suy nghĩ và thực hiện của giáo viên, học sinh đúng mục đích, nội dung, phƣơng pháp đã quy định. - Quản lý các điều kiện hỗ trợ ứng dụng CNTT Xây dựng các điều kiện hỗ trợ ứng dụng CNTT là một trong những việc làm cần thiết của nhà trƣờng nhằm hỗ trợ vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh tích cực tham gia ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập nhƣ máy tính có kết nối mạng internet, thiết bị đa phƣơng tiện, các phần mềm quản lý, phần mềm dạy học, tài liệu, sách báo, các cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Hiệu trƣởng phải luôn theo dõi, động viên, khen thƣởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong công tác ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập. Xây dựng và phát triển công tác làm đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng CNTT để nâng cao tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. 1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THCS 1.6.1. Yếu tố khách quan - Chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách và định hƣớng về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các văn bản, chỉ thị của Chính phủ, của ngành giáo dục và đào tạo chính là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các cơ
  • 36. triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học Muốn tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học có hiệu quả thì trƣớc hết nhà quản lý phải nắm đƣợc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nƣớc và trong ngành giáo dục. - Điều kiện nhà trường Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đƣợc xem nhƣ một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, là yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Vì vậy, Hiệu trƣởng cần phải xây dựng kế hoạch và tranh thủ mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị CNTT đảm bảo yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học. - Môi trường gia đình, xã hội Môi trƣờng sƣ phạm nhà trƣờng ảnh hƣởng rất lớn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, đồng thời môi trƣờng gia đình, xã hội có những tác động tích cực đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Gia đình cũng là bộ máy sàng lọc, tiếp nhận, xử lí thông tin và xây dựng những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của con ngƣời. Do đó, môi trƣờng gia đình, xã hội cũng là yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quá trình quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. 1.6.2. Yếu tố chủ quan - Trình độ năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng và Nhà nƣớc về việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục ở trƣờng mình. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập ở trong nhà trƣờng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh. Do đó, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập có đạt kết quả cao hay không phụ thuộc một phần lớn vào trình độ năng lực, phẩm chất, khả năng tổ chức, triển khai trong nhà trƣờng của Hiệu trƣởng; cho nên nếu Hiệu trƣởng là ngƣời có phẩm chất tốt, năng lực, trình độ cao, có uy tín và tiên phong, gƣơng mẫu trong việc tự trau dồi vốn kiến thức tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT thì sẽ thuận lợi trong công tác quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
  • 37. năng lực, phẩm chất của giáo viên Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng phổ thông, ngƣời giáo viên cần có những kiến thức, kỹ năng CNTT để hỗ trợ cho mình trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy một cách thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời thái độ đúng đắn, sự nhiệt tình, lòng đam mê … ảnh hƣởng đến quá trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên. Nhƣ vậy, trình độ năng lực, phẩm chất của giáo viên sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. -Trình độ năng lực, phẩm chất của học sinh Trình độ năng lực ứng dụng CNTT và phẩm chất của học sinh có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh thích ứng với các thiết bị CNTT và phát triển, hoàn thiện nhân cách con ngƣời, có động cơ học tập đúng đắn, phát huy tính tự giác, năng động, sáng tạo và có ý thức trách nhiệm với hoạt động học tập của mình. Với khả năng biết ứng dụng CNTT để học tập sẽ nâng cao chất lƣợng học tập, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trƣởng. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Qua nghiên cứu lịch sử vấn đề và một số khái niệm cơ bản, một số đặc trƣng chủ yếu của quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trƣờng THCS cùng với cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc, bản thân có kết luận nhƣ sau: Mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc là đến năm 2020 nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những vấn đề quan tâm của ngành giáo dục là làm thế nào để CNTT thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Làm thế nào để nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao về CNTT để đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là một trong những lời giải của bài toán nâng cao chất lƣợng GD&ĐT. Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đặc biệt ở
  • 38. dụng CNTT trong công tác dạy và học trong ngành giáo dục là một bƣớc đi đúng hƣớng và cần thiết; bởi sự phát triển mạnh mẽ của toàn xã hội đã làm cho nền giáo dục cũng phát triển theo. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tƣợng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phƣơng pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả.
  • 39. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HOÁ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Linh là huyện năm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý 160 53' - 170 10' Vĩ độ Bắc, 1060 42' - 1070 07' Kinh độ Đông, cách thành phố Đông Hà, trung tâm tỉnh lỵ 30 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp các xã Kim Thủy, Sen Thủy và Ngƣ Thủy Nam thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phía tây giáp xã Hƣớng Lập thuộc huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị Phía Nam giáp các xã Linh Thƣợng, Vĩnh Trƣờng, Trung sơn, Trung Hải và Trung Giang thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp biển Đông, có đƣờng bờ biển dài trên 20 km. Huyện Vĩnh Linh có địa hình lòng máng dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Vùng trung và hạ lƣu sông Sa Lung thấp trũng nên nƣớc mặn vào sâu trong đất liền, là nơi tập trung các dòng chảy lớn khi mùa mƣa lũ nên ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Vùng núi cao phía Tây với độ chia cắt sâu, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở nên dân cƣ thƣa thớt. Vĩnh Linh có tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng với bề dày truyền thống văn hóa, các lễ hội truyền thống, lễ hội cách mạng, di tích lịch sử nhƣ: Địa đạo Vịnh Mốc, Khu di tích đôi bờ Hiền Lƣơng, Bến đò B Tùng Luật, ... Vĩnh Linh nằm trong cụm du lịch phía Bắc tỉnh Quảng Trị và tam giác du lịch biển Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ, vì thế tiềm năng du lịch của huyện là rất lớn.
  • 40. kinh tế Trong những năm qua, kinh tế của huyện có bƣớc phát triển khá; tiềm năng, thế mạnh đƣợc khai thác hiệu quả. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 30 triệu đồng / ngƣời / năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9,6% mỗi năm. Chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020: Giá trị sản xuất giai đoạn 2015- 2020 tăng bình quân 15-16% mỗi năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 60 triệu đồng/ngƣời/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng hàng năm đạt từ 10-12%. 2.1.3. Văn hóa - xã hội Hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng phát triển sâu rộng, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Mạng lƣới truyền thanh trên địa bàn huyện đến nay đƣợc mở rộng đến cụm dân cƣ của các xã, thị trấn. Trong những năm qua, ngành văn hoá thông tin đã tổ chức có hiệu quả việc tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của huyện vào các ngày lễ lớn trong năm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở” đã phát triển sâu rộng đến các nơi trên địa bàn huyện. Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đƣợc phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả thiết thực, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao. Y tế, khoa học công nghệ có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Công tác xóa đói giảm nghèo đƣợc đặc biệt qua tâm, các chính sách an sinh xã hội đƣợc triển khai đầy đủ và kịp thời. 2.1.4. Khái quát về phát triển giáo dục huyện Vĩnh Linh 2.1.4.1. Tình hình giáo dục huyện Vĩnh Linh trong những năm gần đây Hệ thống trƣờng, lớp ở các ngành học, cấp học của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ngày càng đƣợc củng cố và phát triển. Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên đã có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và đào tạo đƣợc quan tâm theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đến nay phòng GD&ĐT Vĩnh Linh đã có 39/65 trƣờng học đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn huyện thuộc phòng GD&ĐT Vĩnh Linh quản lý
  • 41. đông đảo 1548 ngƣời, đã không ngừng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo 100% đạt chuẩn về trình độ. Mạng lƣới trƣờng học đã đƣợc đa dạng hóa và phủ kín rộng khắp trên địa bàn, cụ thể: - Giáo dục tiểu học và mầm non: Hiện nay, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 25 trƣờng mầm non, 24 trƣờng tiểu học, 2 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở. Duy trì và phát triển mạng lƣới trƣờng lớp, đẩy mạnh công tác xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, trƣờng kiểu mẫu, kiểm định chất lƣợng giáo dục. - Giáo dục trung học cơ sở: Hiện tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 14 trƣờng trung học cơ sở, 02 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, với 4261 học sinh/130 lớp. Duy trì và phát triển mạng lƣới trƣờng lớp. Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt, đến cuối năm 2015 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. 2.1.4.2. Tình hình phát triển giáo dục ở các trường THCS - Quy mô phát triển: Hiện nay huyện Vĩnh Linh có 14 trƣờng THCS và 02 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở. Quy mô phát triển trƣờng lớp và HS các trƣờng THCS: Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường, lớp, HS của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Năm học Số trƣờng Số lƣợng học sinh, số lớp Số lớp Số lƣợng học sinh 2011-2012 19 145 4674 2012-2013 17 139 4399 2013-2014 17 140 4245 2014-2015 17 142 4403 2015-2016 16 130 4261 (Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục từ phòng GD&ĐT Vĩnh Linh) Qua bảng quy mô phát triển trƣờng, lớp, học sinh THCS trong thời gian 5 năm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho thấy; tốc độ phát triển của cấp
  • 42. mô và số lƣợng trƣờng ngày càng giảm, số lƣợng học sinh biến động không đều. - Chất lƣợng giáo dục đại trà Chất lƣợng giáo dục đại trà trong những năm gần đây tƣơng đối ổn định, từ báo cáo số liệu của phòng giáo dục Vĩnh Linh qua các năm cho thấy: Bảng 2.2 Thống kê chất lượng giáo dục toàn diện qua các năm Năm học Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2013-2014 69,24 25,45 4,71 0,60 18,10 42,32 38,03 1,47 0,08 2014-2015 72,87 22,91 3,92 0,20 18,64 43,58 34,40 3,31 0,07 2015-2016 78,76 18,21 2,85 0,19 21,84 43,44 32,14 2,52 0,06 Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trong 3 năm gần đây đạt tỉ lệ: 98 - 99%. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên toàn ngành khối THCS (tính đến tháng 05/2016) là 409 ngƣời. Tổng số CBQL và GV đã đƣợc biên chế là 406 ngƣời, ngoài biên chế 03 ngƣời. Trong đó nữ 203 ngƣời; Đảng viên: 122 ngƣời; QLNN: 8 ngƣời; có chứng chỉ tin học 383 ngƣời. (theo báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 của phòng GD&ĐT Vĩnh Linh ). -Trình độ chuyên môn đào tạo Nhìn chung chất lƣợng đội ngũ giáo viên bậc THCS huyện Vĩnh Linh tƣơng đối đồng đều, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn tƣơng đối cao. Tuy nhiên, cán bộ nhân viên có trình độ chƣa đạt chuẩn vẫn còn, chủ yếu là nhân viên thƣ viện, thiết bị, văn phòng. Cán bộ quản lý các trƣờng THCS gồm 32 ngƣời trong đó 100% là Đảng viên, đều có trình độ chuẩn trở lên. Tuy nhiên, sự sắp xếp cán bộ quản lý tại các trƣờng chƣa cân đối về giới tính. Hiện nay có 6/16 trƣờng có cán bộ quản lý là
  • 43. vì một số trƣờng địa hình phức tạp, khó khăn về giao thông nên phòng GD&ĐT không tham mƣu cho UBND huyện bổ nhiệm cán bộ nữ đến những trƣờng đó. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn ở các trƣờng THCS với tổng số phiếu là 228 phiếu (Phụ lục 1, 2, 3). Đối tƣợng khảo sát là CBQL (18 phiếu), giáo viên (90 phiếu) và học sinh (120 phiếu). Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn các cán bộ quản lý ở các trƣờng khác trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Sử dụng các số liệu, tƣ liệu do UBND huyện Vĩnh Linh và phòng GD&ĐT Vĩnh Linh cung cấp. Mỗi nội dung đƣợc hỏi trong các phiếu trƣng cầu ý kiến đƣợc định lƣợng theo thang đo 5 mức với số điểm trung bình nhƣ sau: Bảng 2.3 Phân loại đánh giá và số điểm trung bình thang đo 5 mức Định tính Định lƣợng Điểm trung bình Còn nhiều yếu kém 1 điểm 1.0 ≤ x < 1.5 Chƣa đạt yêu cầu 2 điểm 1.5 ≤ x < 2.5 Trung bình 3 điểm 2.5 ≤ x < 3.5 Khá 4 điểm 3.5 ≤ x < 4.5 Tốt 5 điểm 4.5 ≤ x ≤ 5.0 Áp dụng toán xác xuất thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục, công thức tính điểm trung bình của mỗi nội dung đƣợc xác định: x =  5 1 1 i ii nx N
  • 44. :là điểm đƣợc cho ứng với mỗi nội dung i. ni :là số ngƣời cho điểm ở nội dung tƣơng ứng. N: là tổng số ngƣời cho điểm mỗi nội dung. 2.3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Qua khảo sát thực tế tại các trƣờng thì hầu hết CBQL, GV, HS ở đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, HS đối với việc ứng dụng CNTT Đối tƣợng khảo sát Số phiếu Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết lắm Không cần thiết SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 18 12 66,67 6 33,33 0 0,00 0 0,00 Giáo viên 90 27 30,00 45 50,00 15 16,67 3 3,33 Học sinh 120 54 45,00 47 39,17 17 14,17 2 1,66 Với kết quả nhận thức ở mức độ rất cần thiết và cần thiết đạt 80% trở lên, cho thấy cán bộ, giáo viên, học sinh phần đông có nhận thức cao, tuy nhiên vẫn còn một số chƣa nhận thức đầy đủ nội dung, yêu cầu và tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong dạy học, trong đó mức độ không cần thiết lắm và không cần thiết của giáo viên 20% và của học sinh 15,83 %. Do đó, các nhà trƣờng cần phải làm tốt
  • 45. tƣởng để cho mọi ngƣời có nhận thức đúng về hiệu quả CNTT mang lại để chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao. 2.3.2. Thực trạng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong giảng dạy Sự phát triển nhanh chóng của CNTT đã làm thay đổi rất lớn cách dạy và cách học. Để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy đƣợc tốt, thì kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên. Qua khảo sát kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên thu đƣợc kết quả sau: Bảng 2.5. Đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của GV TT Nội dung Đối tƣợng Mức độ đạt đƣợc (%) x 1 2 3 4 5 1 Kỹ năng sử dụng máy tính CBQL 0,00 0,00 44,44 55,56 0,00 3,56 GV 3,33 2,22 33,33 50,00 11,11 3,63 2 Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT hỗ trợ dạy học (máy chiếu, máy in, máy ảnh, ...) CBQL 0,00 0,00 66,67 33,33 0,00 3,33 GV 0,00 3,33 48,89 45,56 22,22 3,47 3 Kiến thức cơ bản về tin học CBQL 0,00 16,67 38,89 38,89 5,56 3,33 GV 0,00 2,22 40,00 47,78 10,00 3,66 4 Sử dụng và khai thác các phần mềm phục vụ dạy học. CBQL 0,00 16,67 50,00 22,22 11,11 3,28 GV 4,44 10,00 51,11 31,11 3,33 3,19 5 Kỹ năng trao đổi thông tin trên internet CBQL 0,00 0,00 27,78 44,44 27,78 4,00 GV 0,00 3,33 45,56 35,56 15,56 3,63